1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những giải pháp nhằm đẩy nhanh Tiến độ giải ngân ODA giai đoạn 2001-2005

17 212 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 26,42 KB

Nội dung

những giải pháp nhằm đẩy nhanh Tiến độ giải ngân ODA giai đoạn 2001-2005 I-dự báo xu hớng thu hút và giải ngân oda ở Việt nam giai đoạn 2001-2005 1-Mục tiêu của Chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001- 2010 và của Kế hoạch 5 năm 2001-2005 Mục tiêu tổng quát của Chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001- 2010 là không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Chiến lợc trong 10 năm tới là chiến lợc hớng tới sự phát triển nhanh và bền vững để đảm bảo không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân theo hớng: -Về lĩnh vực kinh tế: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bớc đa đất nớc ra khỏi tình trạng nớc nghèo và chậm phát triển. Từng bớc xây dựng nền tảng để trở thành nớc công nghiệp. -Về lĩnh vực ngoài kinh tế: Không ngừng nâng cao chất lợng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, xây dựng thể chế kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Tăng cờng nguồn lực con ngời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế. Kế hoạch 5 năm tới (2001-2005) là bớc quan trọng thực hiện chiến lợc phát triển kinh tế -xã hội 10 năm, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cờng hiệu quả và sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả. Khai thác tối đa tiềm lực trong nớc, đồng thời tranh thủ nhiều hơn các nguồn lực bên nngoài, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho phát triển. Kết hợp thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ chiến lợc: Phát triển ổn định hiệu quả cao; Xây dựng về cơ bản cơ chế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Tạo thế và lực để chuẩn bị hội nhập thắng lợi. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm tới (2001-2005) là: Tăng trởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt chất lợng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng một bớc quan trọng thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa. Tạo chuyển biến mạnh về phát huy nhân tố con ngời, giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ. Giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói và giảm mạnh số hộ nghèo, ổn định và cải thiện vững chắc đời sống của nhân dân. Tiếp tục tăng cờng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo các tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Những mục tiêu tổng quát này đợc cụ thể hoá trong kế hoạch 5 năm nh sau: -Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trởng bình quân hàng năm tối thiểu 7%, tích cực tạo điều kiện thực hiện mức tăng trởng cao hơn và có bớc chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo. -Phát triển mạnh kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nớc giữ vai trò chủ đạo, xây dựng một bớc quan trọng thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lợng công nghệ trong sản phẩm. -Tăng nhanh vốn đầu t phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn thiện một bớc cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu t thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. -Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trờng đã có và mở rộng thêm thị trờng mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phơng và đa phơng. -Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính- tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hiện triệt để tiết kiệm. Tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu t phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô. Phát triển thị tr- ờng vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. -Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ. Tập trung vào: nâng cao chất lợng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý, triển khai thực hiện chơng trình phổ cập trung học cơ sở, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuẩn bị các bớc đi cần thiết để tiếp cận dần nền kinh tế tri thức. -Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lơng; xoá đói, giảm nghèo; chống tệ nạn xã hội. ổn định vững chắc và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. -Đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao nhiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nớc. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở phờng, xã và các đơn vị cơ sở. -Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự kỷ cơng trong các hoạt động kinh tế- xã hội. 2-Chủ trơng của Nhà nớc Việt Nam đối với việc thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA. Trong khuôn khổ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, nguồn vốn ODA vận động và đi vào thực hiện có vai trò quan trọng. Chủ trơng của Việt Nam tiếp tục tranh thủ thu hút nguồn tài trợ phát triển chính thức song phơng và đa phơng. Đặc biệt phải nâng cao tốc độ giải ngân nguồn vốn này. Nguồn vốn ODA tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, đồng thời dành một phần tín dụng đầu t cho các ngành nông, lâm, ng nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. u tiên dành viện trợ không hoàn lại cho những vùng chậm phát triển. Các dự án sử dụng vốn vay phải có phơng án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không đợc gây thêm gánh nặng nợ nần không trả đợc. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả bằng cách tăng cờng khả năng giải ngân kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí tiêu cực. Thực hiện chủ trơng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA nói trên, những phơng hớng u tiên sử dụng nguồn lực này là: -Phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó lấy chơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo bao gồm cả công tác định canh định c và hỗ trợ đồng bào dân tộc gặp khó khăn làm trọng tâm với các mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống 7% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm 3 vạn hộ nghèo. -Các dự án ODA hớng vào nội dung hỗ trợ phát triển toàn diện nông thôn, giao thông, thủy lợi, cung cấp nớc sinh hoạt, trồng và bảo vệ rừng, điện khí hoá, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng các cảng cá với hệ thống thông tin liên lạc và phơng tiện đánh bắt đủ đảm bảo an toàn cho ng dân, cải tạo và xây dựng mới trờng học, bệnh viện. Phát triển tín dụng nông thôn dới nhiều hình thức khác nhau sẽ đợc coi trọng nhằm tạo vốn cho ngời nông dân phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. -OAD hỗ trợ các chơng trình quốc gia dân sinh xã hội, trong đó: +Chơng trình dân số và kế hoạch hoá gia đình làm giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,6%, nhịp độ tăng dân số năm 2005 dới 1,6%. +Chơng trình thanh toán bệnh xã hội với mục tiêu năm 2005 thanh toán triệt để bệnh phong trong cả nớc, thanh toán các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà, khống chế viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thơng hàn. +Chơng trình nớc sạch và vệ sinh nông thôn với mục tiêu năm 2005 đảm bảo 95% dân số đợc dùng nớc sạch, 85% dân số có hố xí hợp vệ sinh, giúp nông dân tái tạo phân bón hữu cơ và xử lý chất thải. +Chơng trình giải quyết việc làm với mục tiêu hàng năm giải quyết việc làm cho 1,3 đến 1,35 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố xuống 3%, nâng quỹ sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. -Cải tạo, nâng cấp và tăng cờng trang thiết bị cho các bệnh viện tỉnh, thành phố. Tăng cờng năng lực cho hệ thống y tế xã, huyện, xây dựng một số xí nghiệp dợc, tăng cờng năng lực kiểm soát sử dụng thuốc. -Phát triển giáo dục và đào tạo, vừa tăng cờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác dạy và học, vừa nâng cao trình độ giáo viên các cấp. Chú trọng và hoàn thiện, phát triển mạng lới các trờng dạy nghề. Trong khi cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học trong nớc đang trong quá trình chuẩn bị, phải dành một phần ODA để gửi sinh viên ra nớc ngoài học tập. -Tiếp tục phát triển hệ thống cấp nớc ở một số thành phố, thi xã hiện cha có dự án. Phát triển hệ thống thoát nớc, xử lý rác thải ở một số thành phố, thị xã đông dân, môi trờng đang bị ô nhiễm nặng. -sử dụng hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA, kết hợp với các nguồn vốn khác nh đầu t trực tiếp nớc ngoài, vốn đầu t trong nớc để tiếp tục phát triển các nguồn điện, hệ thống đờng dây tải điện và các trạm biến thế phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trong tơng lai. Hỗ trợ phát triển giao thông vận tải, giành nguồn ODA thích đáng phát triển các đờng nhánh, đờng xơng cá nối với các đờng quốc lộ, đảm bảo giao thông thông suốt đến các vùng dân c, nhất là vùng sâu, vùng xa. -Sử dụng ODA hợp lý kết hợp với các nguồn vốn khác (đầu t trực tiếp nớc ngoài, vốn đầu t trong nớc) để cải tạo, nâng cấp và xây mới một số cảng biển, sân bay phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. -Đối với thông tin liên lạc, u tiên sử dụng ODA để phát triển viễn thông nông thôn. -Dành một phần ODA vào việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (đờng, hệ thống cấp, thoát nớc; thông tin liên lạc; nhà ở dân c .) xung quanh các khu công nghiệp, nhất là các tỉnh có nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Sử dụng ODA để thực hiện nghiên cứu cơ bản (tổng quan, quy hoạch, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi), chuyển giao công nghệ, phát triển thể chế, tăng cờng năng lực của các cơ quan nghiên cứu và quản lý. -Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho các công trình công nghiệp nhằm tạo nguồn vốn thực hiện các biện pháp cải cách doanh nghiệp, đầu t theo chiều sâu, tăng cờng và đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việt Nam chủ trơng trong quá trình phát triển, nguồn lực trong nớc có ý nghĩa quyết định, nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng và nguồn vốn ODA đến đợc tay ngời dân và cộng đồng mới thực sự trở thành chất xúc tác cho quá trình phát triển nhanh và bền vững. 3-Yêu cầu đặt ra đối với việc thu hút và giải ngân ODA của Việt Nam thời gian tới. Trong những năm qua, về cơ bản chúng ta đã tạo đợc những điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách kinh tế. 5 năm tới sẽ bắt đầu thời kỳ cải cách kinh tế chiến lợc 10 năm (2000-2010) với những yêu cầu thực hiện toàn diện hơn, sâu và mạnh hơn, Đi vào những vấn đề mới khó khăn và phức tạp hơn so với giai đoạn trớc. Thêm vào đónhững đòi hỏi về vốn và công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, chúng ta cần khoảng 9 tỷ USD vốn ODA để cân đối cho đầu t phát triển. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là trong 5 năm 2001-2005 phải thu hút đợc 13 tỷ USD và đa vào giải ngân 10 tỷ USD. Trong 5 năm tới, nhu cầu về vốn ODA là rất lớn. Tuy nhiên, lợng vốn ODA thu hút có thể sẽ tăng không đáng kể. Vì vậy, cần thực hiện triệt để các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA để tránh tình trạng lãng phí vốn trong khi nền kinh tế trong nớc đang thiếu vốn cho phát triển. Khi nền kinh tế tăng trởng, một số vấn đề xã hội nh đói nghèo, bệnh tật, mù chữ . đợc đẩy lùi thì nguồn vốn ODA không hoàn lại chắc chắn sẽ giảm đi, lợng ODA vốn vay sẽ tăng lên. ODA vốn vay là món nợ của chính phủ. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng là yêu cầu cấp bách nhất, kết quả mới là thớc đo đánh giá việc sử dụng ODA có hiệu quả hay không. Vì lý do đó, hơn bao giờ hết, việc sử dụng ODA cần có quy hoạch tổng thể, hợp lý, khảo sát nhu cầu vốn của từng ngành thật chính xác, dự án phải mang tính thiết thực, tránh để tình trạng công trình đã hoàn thành nhng không đợc đa vào sử dụng hoặc sử dụng với công suất thấp. ODA không hoàn lại cần tập trung cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ hội và thách thức của nớc ta trong việc thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA thời gian tới là rõ ràng. Cơ hội rất thuận lợi nhng thách thức cũng rất lớn. Chúng ta phải tăng cờng các biện pháp thúc đẩy giải ngân và sử dụng ODA để mang lại hiệu quả kinh tế chứ không phải để thế hệ con cháu còng lng trả nợ. 4-Dự báo khả năng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 2001-2005 Tuy đã đạt đợc những thành tựu lớn về kinh tế xã hội trong những năm qua, Việt Nam hiện vẫn là một trong những nớc nghèo của khu vực và thế giới. Đây là lợi thế của Việt Nam đối với việc thu hút nguồn vốn này, vì đối tợng cung cấp ODA của các nhà tài trợ là các nớc nghèo, có mức thu nhập thấp. Thời gian qua, Việt Nam đã có những thành công lớn trong chính sách đối ngoại, vai trò của nớc ta trên trờng quốc tế ngày càng đợc nâng cao. Một trong những thành công đó là chúng ta đã thu hút đợc sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế, thể hiện ở sự gia tăng về quy mô tài trợ và số lợng các nhà tài trợ đến với Việt Nam. Điều này có ảnh hởng tích cực đến khả năng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA. Trong giai đoạn tới, chắc chắn quan hệ của Việt Nam với các nhà tài trợ song phơng và đa phơng sẽ tiếp tục đợc cải thiện. Dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam có thể vận động các nhà tài trợ cung cấp khoảng 16 tỷ USD, khối lợng ODA cam kết sẽ tăng đều và ổn định hơn. Với bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện ODA trong những năm qua, chắc chắn chung ta sẽ cải thiện đợc tỷ lệ giải ngân. Nếu tỷ lệ giải ngân đạt 45% thì chúng ta sẽ có 7,5 tỷ USD vốn ODA cho giai đoạn 2001-2005, trung bình mỗi năm có 1,5 tỷ USD. Cơ cấu ODA trong thời gian tới sẽ thay đổi, viện trợ không hoàn lại sẽ giảm, tập trung chủ yếu vào hình thức ODA vốn vay. Dự kiến những năm tới, nguồn vốn này sẽ chiếm trên 85% tổng vốn ODA. Khối lợng vốn ODA này cũng u tiên cho lĩnh vực năng lợng và giao thông vận tải. ODA không hoàn lại sẽ tập trung vào các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa để phát triển nông nghiệp nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Xét từ nhiều phơng diện và trên cơ sở xem xét thực trạng giải ngân ODA ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể nhận xét rằng triển vọng giải ngân ODA trong thời gian tới sẽ có bớc cải thiện vì nó xuất phát từ lợi ích của bản thân quốc gia và chúng ta đang có những biện pháp từng bớc tháo gỡ những vớng mắc liên quan đến vấn đề này. II-Những biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân ở Việt Nam Giai đoạn 2001-2005 Xung quanh vấn đề về tốc độ giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ODA có nhiều ý kiến khá trái ngợc nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia WB thì tốc độ giải ngân vốn ODA nh vậy là chậm, do đó chơng trình viện trợ của WB dành cho Việt Nam từ 500 triệu USD năm 1996 xuống còn 431 triệu USD năm 1999. Có thể thấy chơng trình viện trợ của WB đang có xu hớng thu hẹp lại. Trong năm 2000, WB dự báo tình hình giải ngân sẽ không có nhiều cải thiện so với những năm qua. Trái ngợc với quan điểm của WB, đại diện của Ngân hàng hợp tác và đầu t Nhật Bản lại tỏ ra lạc quan về tốc độ giải ngân ODA và dự tính rằng trong năm 2000, mức giải ngân các khoản cam kết của Nhật Bản cho Việt Nam sẽ đạt 700 triệu USD, gấp ba lần năm 1999. Tuy nhiên xét từ khía cạnh ngời sử dụng vốn ODA, cụ thể là trong các chơng trình, dự án ở Việt Nam thì phải thừa nhận rằng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA trong những năm qua là rất chậm. Sự chậm trễ này không chỉ do phía Việt Nam gây ra mà còn ở cả phía các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA của 45 nhà tài trợ khác nhau, trong khi môi trờng pháp lý của nớc ta cha đồng bộ, năng lực cán bộ còn hạn chế mà phải tiếp nhận 45 quy định khác nhau về quy trình thủ tục giải ngân, tỷ lệ vốn đối ứng . của các nhà tài trợ thì việc chậm trễ tốc độ giải ngân tại một số dự án là không thể tránh khỏi. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong những năm tới cần phải tiến hành những giải pháp mang tính toàn diện sau: 1-Đồng bộ hoá khung pháp lý của Việt Nam cho việc thực hiện ODA Sự thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ trong nội dung của một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình thực hiện các dự án và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này. Những quy định trong việc đấu thầu, xét thầu đang gây ra những trở ngại không nhỏ cho qúa trình thực hiện dự án. Về vấn đề đồng bộ khung pháp lý liên quan đến nguồn vốn ODA còn phải kể đến Nghị định 22/CP về đền bù, giải phóng mặt bằng. Đây là văn bản có 7 nội dung cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là một trong những khâu phức tạp trong quá trình triển khai các dự án ODA ở các lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, Nghị định 22 quy định đền bù cha đợc cụ thể, cha thống nhất với các văn bản về thu tiền sử dụng đất dẫn đến các cách hiểu khác nhau giữa các dự án. Thêm vào đó công tác quản lý đất đai giữa các địa phơng cha đồng bộ khiến chính quyền địa phơng lúng túng trong việc lập đền bù, gây khó khăn cho việc triển khai giải phóng mặt bằng của các dự án. Thực tế đòi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu t, Bộ Tài chính cùng các ban ngành chức năng cần có những cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nhà tài trợ và thông qua Hội nghị những nhà tài trợ cho Việt Nam hàng năm để xúc tiến qúa trình làm hài hoà thủ tục liên quan đến ODA ở cả hai phía. Sự hài hoà trong các thủ tục của cả hai phía có thể khắc phục sự chậm chễ trong tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA một cách tích cực. Các nhà tài trợ chỉ nên thống nhất với Chính phủ về các quy định có tính chung nhất, các chi tiết cụ thể nên giao quyền cho các địa phơng thống nhất để phù hợp với các đặc thù của họ, hạn chế đợc những vớng mắc trong quá trình triển khai dự án sau này. Việc bổ sung, sửa đổi khung pháp lý cần sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án tại các địa phơng, các tỉnh có dự án khi đa ra những vớng mắc trong quá trình triển khai dự án để các cơ quan chức năng nh Bộ Kế hoạch và Đầu t, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nớc, các ngân hàng thơng mại phục vụ công tác giải ngân . có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy một cách đồng bộ, toàn diện. 2-Về chính sách thuế Theo đánh giá của các dự án sử dụng vốn ODA, vớng mắc lớn nhất trong khâu giải ngân ODA là thủ tục của phía Việt Nam, trong đó thủ tục hải quan, đặc biệt là chính sách thuế đang đợc xem là khâu cần phải chấn chỉnh ngay để thúc đẩy đợc tốc độ giải ngân ODA trong thời gian tới. trên thực tế, chỉ trừ những dự án ODA ở dạng viện trợ không hoàn lại mới đợc miễn thuế hàng hóa ( bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), còn các dự án vay lại từ phía Chính phủ thì tiền thuế cho các hàng hoá thuộc dự án đều đợc giải ngân từ nguồn vốn đối ứng, lấy từ ngân sách Nhà nớc. Do đó, việc đánh thuế hàng hoá các dự án sử dụng vốn ODA thực chất là "lấy từ túi này bỏ sang túi kia" của Nhà nớc. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho rằng việc đánh thuế là nguyên tắc của một nền kinh tế hoàn hảo, vì thế cha thể xếp các dự án ODA là một ngoại lệ. Do đó một giải pháp cần làm tr- ớc mắt là áp dụng hình thức ghi thu- ghi chi trong việc đánh thuế hàng hoá nhập khẩu phục vụ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, tiến tới đề nghị Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu, VAT đối với các hàng hoá nhập khẩu của dự án. 3-Rút ngắn thời gian phê duyệt và thẩm định dự án -Hiện nay, quy định về trình tự và thủ tục xét duyệt dự án của phía Việt Nam và phía nớc ngoài còn rờm rà, phải qua nhiều bớc, nhiều cấp xét duyệt nên giai đoạn chuẩn bị dự án thờng kéo dài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua chậm. Hơn nữa, thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nớc còn chậm đổi mới, thiếu triệt để nên còn tình trạng chậm trễ ở mỗi khâu, đặc biệt là các khâu: thẩm định và phê duyệt nghiên cứu khả thi, phê duyệt để triển khai các hạng mục sử dụng vốn d sau đấu thầu. Do vậy, đòi hỏi phải đổi mới công tác thẩm định và phê duyệt dự án sao cho rút ngắn đợc thời gian mà vẫn đảm bảo đợc chất lợng của việc thẩm định, góp phần thúc đẩy giải ngân. Cần tinh giảm thủ tục hành chính, có sự phân cấp thẩm định rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Có những quy định [...]... tốt nghiệp " của mình với mong muốn sẽ góp phần vào việc đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhng do sự hiểu biết và năng lực còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của những ai quan tâm đến vấn đề giải ngân nguồn vốn ODA ... đối ứng và tiến trình giải ngân không cố định một cách cứng nhắc mà tuỳ thuộc vào công tác đàm phán giữa hai bên Chuẩn bị tốt vốn đối ứng là một khâu quan trọng trong tiến trình thúc đẩy tốc độ giải ngân Các nhà tài trợ bao giờ cũng đòi hỏi một khoản vốn đối ứng của phía Việt Nam nhằm bảo đảm tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA mà họ cung cấp Điều này gây khó khăn cho việc giải ngân, nhng... tục rút vốn nhằm cải tiến thủ tục rút vốn theo hớng giảm phiền hà trong quá trình này Quy định về việc mở một tài khoản riêng phục vụ công tác lập đề cơng và xây dựng báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi cho dự án, vì hiện nay nguồn kinh phí này hầu nh không đợc cấp, ảnh hởng rất nhiều đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA 8-Phát triển nguồn nhân lực cho các dự án ODA, xây dựng quy chuẩn, tiến tới chuyên... nên một số khối lợng đã hoàn thành không đợc giải ngân gây khó khăn cho nhà thầu Ban hành chế độ, chính sách đặc thù riêng về thủ tục và trình tự giải ngân để đặc biệt đối xử với một số dự án gặp nhiều khó khăn song vẫn phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch Hiện nay, các quy định về thủ tục và trình tự giải ngân vẫn mang tính chung chung, cha lờng trớc đợc những khó khăn của chủ đầu t và Ban quản lý... phải có trình độ đại học trở lên và thông thạo ngoại ngữ để có thể hoàn thành nhanh chóng, chính xác các công việc của dự án Song song với quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định mang tính pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, việc xây dựng, chuẩn hoá các Ban QLDA sử dụng vốn ODA cũng cần phải đợc coi trọng Để hoạt động hiệu quả, các Ban QLDA cần phải đợc trang bị những trang thiết... vốn phục vụ đầu t phát triển Qua việc thực hiện dự án, nhiều cán bộ Việt Nam đợc nâng cao trình độ và trởng thành trông thấy Bên cạnh những thành công, mức giải ngân thấp trong những năm qua luôn là một thách thức lớn và cha đợc giải quyết tốt Muốn sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn, chúng ta cần tập trung giải quyết tồn tại này Đợc sự tận tình giúp đỡ của giáo viên hớng dẫn Vũ Cơng, cán bộ hớng dẫn... bảo thời gian thẩm định nhằm đẩy nhanh tiến độ trình duyệt và thực hiện phơng án đền bù cũng nh trách nhiệm cụ thể của từng thành viên hội đồng 6-Chuẩn bị tốt vốn đối ứng Vốn đối ứng là một phần tài chính quan trọng và nhiều khi là điều kiện cung cấp vốn ODA của các nhà tài trợ Vốn đối ứng có thể hiểu là phần đóng góp tài chính của phía Việt Nam trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA Nhìn chung, các nhà... phơng tiện thông tin liên lạc cần thiết Đối với những dự án có quy mô lớn, số lợng các dự án đơn vị nhiều thì cần duy trì một Ban QLDA trung ơng có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của các dự án thành viên Ngoài ra Ban QLDA trung ơng phải chịu trách nhiệm trớc các cơ quan quản lý vốn ODA của Chính phủ về tiến độ triển khai thực hiện dự án cũng nh những trách nhiệm liên đới khác kết luận Qua hơn... Về phía địa phơng, cần thành lập Quỹ phát triển và có kế hoạch chi tiết hàng năm về cấp và quản lý tốt nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA đã đợc phân cấp quản lý trực tiếp 7-Thủ tục giải ngân cho các dự án Tiếp tục cải thiện thủ tục và trình tự giải ngân cho các dự án ODA đã quy định trong Nghị định 87/CP sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế là trong vòng 56 ngày Hiện nay trình tự và thủ tục thanh toán... của một số thành viên trong hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng nh chủ tịch hội đồng, chủ dự án, đại diện của những ngời bị thu hồi đất -Có quy định cụ thể về nội dung thẩm định cũng nh trách nhiệm của hội đồng thẩm định cấp tỉnh trong việc đảm bảo thời gian thẩm định nhằm đẩy nhanh tiến độ trình duyệt và thực hiện phơng án đền bù cũng nh trách nhiệm cụ thể của từng thành viên hội đồng -Có quy định . những giải pháp nhằm đẩy nhanh Tiến độ giải ngân ODA giai đoạn 2001-2005 I-dự báo xu hớng thu hút và giải ngân oda ở Việt nam giai đoạn 2001-2005. đang có những biện pháp từng bớc tháo gỡ những vớng mắc liên quan đến vấn đề này. II -Những biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân ở Việt Nam Giai đoạn 2001-2005

Ngày đăng: 04/11/2013, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w