Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam• Những nội dung cơ bản của mô kinh tế thị trường định hướng XHCN - Về định hướng XHCN: Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục đích phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, phát triển LLSX hiện đại gắn liền với việc xây dựng QHSX tiên tiến. Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp
Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam • Những nội dung cơ bản của mô kinh tế thị trường định hướng XHCN - Về định hướng XHCN: Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục đích phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, phát triển LLSX hiện đại gắn liền với việc xây dựng QHSX tiên tiến. Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp - Về những biện pháp xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. - Về chế độ phân phối: Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng tài năng, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng trong hoàn cảnh thu nhập kinh tế còn thấp. - Về thị trường: Hình thành và phát triển hệ thống thị trường ở Việt Nam như thị trường hàng hóa - dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường đất đai; thị trường lao động; thị trường khoa học và công nghệ . Để thúc đẩy sự hình thành, phát triển hệ thống thị trường thì phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế; bảo đảm hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường của từng loại thị trường, phù hợp với bước đi, lộ trình chuyển đổi thể chế kinh tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tính pháp lý cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trường phải được bảo đảm; sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường phải được nâng cao; kích cầu để nâng cao sức mua của thị trường trong nước, nhất là sức mua của thị trường nông thôn. - Vấn đề chủ thể và chủ đạo trong kinh tế thị trường định hướng XHCN: Thực hiện chế độ công hữu về TLSX (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) trên cơ sở đa dạng hóa các quan hệ sở hữu. Chế độ công hữu không có nghĩa là công hữu tất cả TLSX, mà chỉ công hữu các TLSX chủ yếu là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền kinh doanh các TLSX và các tài sản khác trong kinh tế nhà nước. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Song, việc phát triển kinh tế tư nhân được coi như một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. - Về phân bổ các nguồn vốn: Chuyển dịch cơ chế phân bổ các nguồn vốn vay Nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, triệt để xoá bao cấp trong kinh doanh; hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh -Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội: Hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội; thực hiện công bằng xã hội, coi đó là nội dung rất quan trọng của định hướng XHCN; bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới, nhằm tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, thực hiện sự bình đẳng và điều tiết các quan hệ xã hội; khuyến khích người dân làm giàu một cách hợp pháp; giữ vững môi trường chính trị - xã hội ổn định, an ninh trật tự tốt. - Về hội nhập kinh tế quốc tế: Coi vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là đường lối chiến lược để phát triển kinh tế, đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; củng cố các thị trường truyền thống; ra sức khai thác, phát triển thị trường mới, thúc đẩy kinh tế phát triển. Việt Nam sẵn sàng đón đối tác, làm bạn với các nước để hợp tác và cùng nhau phát triển lâu dài. - Về vai trò của Đảng và Nhà nước trong kinh tế thị trường: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Đây là vấn đề mang tính bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, Nhà nước quản lý bằng luật pháp, chính sách, bằng các công cụ quản lý vĩ mô. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước sẽ hạn chế tính tự phát TBCN, bảo đảm định hướng XHCN cho sự phát triển kinh tế thị trường, thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa chính trị và kinh tế thị trường, giữa kế hoạch và thị trường, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. - Có thể thấy rằng, mô hình kinh tế tổng quát trên là một hệ thống thống nhất giữa QHSX với LLSX, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó, vị trí, chức năng và các mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là một “thiết chế xã hội” với thị trường và với tư cách là “một thực thể kinh tế lớn” trong nền kinh tế đã được xác định rõ ràng, làm cho các công cụ, chính sách của Nhà nước tác động và điều tiết nền kinh tế thị trường trở nên hiệu quả hơn, có khả năng dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng định hướng XHCN. Đây là một trong những nhận thức mới của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. • Một số đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Đó là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và bền vững, LLSX được phát triển trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới cùng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. - Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế dựa trên nguyên tắc quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời được dẫn dắt, định hướng bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH nhằm thực hiện thành công mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. - Mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế những bất bình đẳng trong thu nhập, bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. - Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế mở và mang tính quốc tế hoá, khu vực hoá. Phát triển triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phải góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế. Ý nghĩa của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn • Ý nghĩa của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Sự lựa chọn mô hình phát triển "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" là sự khẳng định quyết tâm khắc phục triệt để hệ thống kế hoạch hoá tập trung (đồng nghĩa với nền kinh tế phi thị trường và lạc hậu), để xây dựng hệ thống kinh tế thị trường phát triển (kinh tế thị trường định hướng XHCN). Nói rõ hơn, đây không phải là nền kinh tế thị trường bất kỳ hoặc dập khuôn theo kinh tế thị trường TBCN (đã và đang bị phủ định). Đây là hệ thống kinh tế thị trường văn minh, đảm bảo định hướng cao về mặt xã hội, tuân theo nguyên tắc xã hội hoá - XHCN. - Đây là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu và văn minh nhân loại, nhằm phát huy những thế mạnh của kinh tế thị trường, chủ động hướng kinh tế thị trường phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân, sự phồn vinh và hạnh phúc toàn xã hội. - Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là thấm nhuần sự kết hợp giữa tính tất yếu thời đại với nhu cầu phát triển của dân tộc với các giá trị truyền thống dân chủ, nhân văn. Đó là sự vận dụng sáng tạo quy luật chung vào những hoàn cảnh cụ thể của đất nước. - Khẳng định quyết tâm và vai trò sáng tạo rất cao của kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp luật là ĐCS, Nhà nước pháp quyền XHCN, nhằm tạo lập thể chế kinh tế thị trường văn minh, theo định hướng XHCN. Việc nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan cũng như vai trò lãnh đạo của chủ thể và kiến trúc thượng tầng chính trị – pháp lý XHCN là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Mọi sự vô hiệu hoá vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường sẽ chỉ dẫn tới sự hỗn loạn và bất ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội. • Những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn - Trong mỗi giai đoạn lịch sử thường nảy sinh những vấn đề lý luận vừa cơ bản, vừa cấp bách đòi hỏi Đảng phải giải quyết. Hiện nay, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là phải làm thế nào để phát triển nhanh và đồng bộ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngoài ra, ở nước ta CNXH và kinh tế thị trường còn đang trong quá trình hình thành. Khi nói kết hợp CNXH và kinh tế thị trường thì không phải là kết hợp hai cái đã có sẵn mà là kết hợp chúng trong quá trình đang hình thành. Chính vì thế, hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn đang nảy sinh đòi hỏi phải nghiên cứu và sự trả lời nghiêm túc như: + Vấn đề đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; + Vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay; + Vấn đề hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và tôn tạo môi trường .; + Vấn đề là làm thế nào kết hợp được kinh tế thị trường với CNXH để thực sự có được nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; + Mâu thuẫn giữa sự phát triển hài hòa, bền vững với mức độ tăng trưởng kinh tế? + Vấn đề “QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX" cần làm rõ (ở mô hình CNXH Đại hội X đưa ra, vấn đề này vẫn còn chưa rõ ràng)? + Vấn đề phát triển bền vững, bình đẳng với thế giới trong hội nhập kinh tế quốc tế, mà vẫn giữ được độc lập chủ quyền, vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vẫn giữ được định hướng XHCN của đất nước; + Vấn đề mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? + Vấn đề khắc phục hiệu quả nguy cơ thoái hoá, biến chất của cán bộ và đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; + Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị đúng mức và đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN để không làm cản trở đổi mới kinh tế; …. - Trả lời những vấn đề nói trên không hề đơn giản. Trong khi trên thế giới kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển từ lâu và hiện nay đang có nhiều mô hình kinh tế thị trường khác nhau, còn chúng ta chỉ mới bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một mô hình không có sẵn, mà phải sáng tạo một mô hình hoàn toàn mới. Cái khó còn do những thói quen, nếp tư duy cũ hình thành trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp đôi khi vẫn níu kéo, cản trở. . Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam • Những nội dung cơ bản của mô kinh tế thị trường định hướng XHCN - Về định hướng XHCN: Kinh. và kinh tế thị trường, giữa kế hoạch và thị trường, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. - Có thể thấy rằng, mô hình kinh tế tổng quát