GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

9 314 0
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LẤP VÒ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Đôi nét về huyện Lấp Vò: Lấp vò là một huyện phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa Sông Tiền Sông Hậu rất thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh lân cận về cả đường sông lẫn đường bộ. Dân số khoảng 219.464 người, trong đó hơn 78% sống bằng nghề nông được phân bố trên 12 xã 1 thị trấn. Là một huyện nông nghiệp, diện tích gieo trồng 34.483 ha, có khả năng sản xuất được nhiều lương thực, cây ăn quả các loại, nông sản phục vụ cho tiêu dùng xuất khẩu. Tuy cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ sản xuất còn hạn chế nhưng nền kinh tế Lấp Vò những năm gần đây phát triển không ngừng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu phát triển sản xuất ngày một nâng cao, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định. 3.1.2 Sự ra đời của NHNo & PTNT huyện LấpVò: Xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đã ra đời với tên gọi ngân hàng nông nghiệp huyện Thạnh Hưng – là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Thành lập theo quyết định 400/CP ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ). Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đặt tại trung tâm thị trấn Lấp Vò, dọc theo Quốc lộ 80 là địa điểm giao thông thuận lợi để người dân đến giao dịch. Trong thời gian qua ngân hàng vừa là người bạn, vừa là người đồng hành thân thiết của bà con nông dân. Qua nhiều năm hoạt động tại địa phương, ngân hàng luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời tháo gở những khó khăn, vướng mắc về nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, làm giảm đáng kể việc cho vay nặng lãi. Bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, góp phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở huyện nhà. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế địa phương. Với lực lượng cán bộ nhân viên gồm 32 người: - Ban Giám Đốc gồm 2 người. - Phòng Tín dụng 10 người. - Phòng Kế toán – ngân quỹ 11 ngưòi. - Phòng tổ chức hành chánh 2 người. Giám đốc Phòng Tín dụng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phó Giám đốc Phòng Tổ chức hành chánh Phòng GD Tân Mỹ - Phòng giao dịch Tân Mỹ 7 người Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG * Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược phát triển kinh doanh xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị. Là người đại diện cho ngân hàng trong mọi giao dịch với ngân hàng cấp trên cũng như các quan hệ đối ngoại. Có thể nói, Giám đốc là người quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị. * Phó giám đốc: - Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo ủy quyền của Giám đốc) báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. - Bàn bạc tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ kế hoạch kinh doanh của ngân hàng - Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra. * Phòng tổ chức hành chánh: Thực hiện quản lý đầy đủ lực lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị, có trách nhiệm bảo quản tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài, tiếp nhận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban Giám Đốc. Thực hiện chức năng hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo hộ các quỹ lương khác. Hỗ trợ cùng Giám Đốc tuyển chọn nhân viên chỉ đạo tổ chức công tác hành chính quản trị, tổ chức thi đua, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ. * Phòng Tín dụng: - Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình Ban Giám Đốc ký các hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. * Phòng Kế toán – Ngân quỹ: - Bộ phận Kế toán: + Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh các dịch vụ thanh toán tài khoản khác. + Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước quyết toán các tiền lương đối với cán bộ ngân hàng. + Trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong quá trình công tác. - Bộ phận ngân quỹ: + Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày, kiểm tra lượng tiền mặt ngân phiếu trong kho hàng ngày + Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động sử dụng vốn. 3.3 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ - Cho vay các thành phần kinh tế - Huy động vốn cung cấp các dịch vụ: + Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu + Thực hiện mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân. + Mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ + Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007 Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung tỉnh Đồng Tháp nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh từ những ngân hàng trong ngoài địa bàn ngày càng gay gắt. Song với định hướng chiến lược của Ban Giám Đốc, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan góp phần tích cực vào thành quả chung của toàn hệ thống sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nhà. Cụ thể, được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm của ngân hàng dưới đây: Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 32.294 31.229 43.448 -1.065 - 3,29 12.219 39,13 Chi phí 23.419 25.192 35.505 1.773 7,57 10.313 40,94 Lợi nhuận 8.875 6.037 7.943 -2.838 - 31,98 1.906 31,57 (Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005 đến 2007) Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự thay đổi trong kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm 2005 đến 2007: Hình 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1 Doanh thu: Năm 2005 doanh thu của ngân hàng là 32.294 triệu đồng, năm 2006 là 32.119 triệu đồng, giảm 1.065 triệu đồng tương ứng giảm 3,29%. Nguyên nhân là do nông dân bị thất mùa, dịch bệnh cúm gia cầm lở mồm long móng trên đàn gia súc làm thiệt hại đến năng suất của các hộ chăn nuôi, đặc biệt là vụ kiện bán giá phá giá cá da trơn của Mỹ làm ảnh hưởng đến giá cả trong nước, người nuôi không bán được cá thậm chí gần như phá sản. Tình hình trên đã tác động xấu đến công tác thu nợ, thu lãi làm cho doanh thu của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò nói riêng các ngân hàng trên cùng địa bàn nói chung giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm của UBND huyện đến việc khắc phục hậu quả của dịch bệnh, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, có những chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, doanh thu của ngân hàng năm 2007 đã có bước khởi sắc. Cụ thể, doanh thu năm 2007 là 43.448 triệu đồng, tăng 12.219 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 39,13%. 3.4.2 Chi phí: Năm 2005 chi phí của ngân hàng là 23.419 triệu đồng, năm 2006 là 25.192 triệu đồng tăng 1.773 triệu đồng, tương ứng tăng 7,57%. Chi phí tăng một phần là do tổng dư nợ cho vay tăng, mặt khác là do tình hình thiên tai, dịch bệnh nên hộ vay không trả được nợ, nợ quá hạn tăng, trích quỹ dự phòng rủi ro tăng, chi phí xử lý nợ quá hạn cũng góp phần làm tăng chi phí. Năm 2007 chi phí là 35.505 triệu đồng, tăng 10.313 triệu đồng, tương ứng tăng 40,94%. Để đảm bảo một môi trường làm việc hiệu quả, ngân hàng đã mua sắm thêm một số trang thiết bị, sữa chữa tài sản cố định, mở rộng mặt bằng một số chi phí khác. 3.4.3 Lợi nhuận chưa phân phối: Năm 2005 lợi nhuận đạt 8.875 triệu đồng, năm 2006 đạt 6.037 triệu đồng giảm 2.838 triệu đồng tương ứng giảm 31,98%. Sở dĩ lợi nhuận giảm là do chi phí tăng nhiều hơn phần tăng doanh thu. Năm 2007 lợi nhuận đạt 7.943 triệu đồng tăng 1.906 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 31,57%. Nguyên nhân là do phần doanh thu tăng nhanh vì ngân hàng chú trọng công tác thu lãi nợ quá hạn những năm trước. Với mức tăng này cho thấy hoạt động của ngân hàng đã khôi phục sau thời gian sụt giảm do điều kiện khách quan. 3.5 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ 3.5.1 Những thuận lợi: - Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương tăng trưởng ổn định, nhất được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND Huyện, các ngành chức năng, đặc biệt trong chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm,… - Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao đến người nông dân ứng dụng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hoá. Từ đó vốn ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực trên được sử dụng có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân vay vốn, đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. - Các thủ tục hành chánh đã được đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu, thuận lợi nhanh chóng hơn trong giao dịch với ngân hàng. - Có vị trí chiến lược, ngay trung tâm Huyện rất thuận lợi trong giao dịch. - Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ càng trưởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn. Thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình tạo sự an tâm cho khách hàng khi đến giao dịch. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng là một thuận lợi của ngân hàng. - Bên cạnh đó ngân hàng hoạt động trên địa bàn tương đối lâu, có lượng khách hàng truyền thống tương đối nhiều ổn định, nên mức độ tin cậy sự hiểu biết giữa khách hàng ngân hàng cao. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chiếm thị phần lớn trong các dịch vụ ngân hàng. - Ngoài nguồn vốn phân phối, điều hòa của ngân hàng cấp trên, tại chi nhánh còn có nguồn tiền huy động từ các cá nhân các thành phần kinh tế khác trong ngoài Huyện, từ đó giúp ngân hàng kịp thời cung cấp nguồn vốn cho nhu cầu xã hội, đảm bảo sản xuất góp phần phát triển nền kinh tế địa phương. 3.5.2 Những khó khăn: Những thuận lợi trên đã góp phần đáng kể trong hoạt động của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả đứng vững trên thị trường nhiều năm qua. Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng mà Ban lãnh đạo ngân hàng đang rất quan tâm. - Trước hết là vấn đề vĩ mô của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật ra đời sửa đổi thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc gây không ít khó khăn trong hoạt động của ngân hàng. - Thị trường nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh nên không kích thích được đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển, kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. - Việc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càng quyết liệt, có nhiều ngân hàng thương mại khác đang hoạt động trên địa bàn làm chi phối nguồn vốn huy động, thâm nhập thị phần đầu tư tín dụng, đã ảnh hưởng đến công tác huy động tiền gửi dân cư, khó khăn trong công tác tín dụng, cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT Lấp Vò. Bên cạnh đó, các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa phong phú, đa dạng cũng là một vấn đề hạn chế. - Cơ sở vật chất quá chật hẹp, chưa có điều kiện tách rời phòng huy động vốn riêng. Do đó, việc giao dịch với khách hàng gửi tiền khách hàng vay tiền cùng lúc gây trở ngại trong việc giữ bí mật cho khách hàng. - Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng cán bộ nhân viên trong ngân hàng nói chung, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn xã, làm hạn chế hiệu quả tín dụng. - Trình độ dân trí không cao nên gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số hộ hạn chế trong tính toán, làm ăn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ. - Địa bàn hoạt động quản lý của Ngân hàng lớn nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh món vay nhiều. Quản lý hết món vay là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định phát sinh cao, lợi nhuận hoạt động giảm. - Đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Chưa có máy ATM nên rất khó vận động khách hàng mở thẻ. 3.6 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PNTNT HUYỆN LẤP VÒ 3.6.1 Phương hướng: - Đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn trong các thành phần kinh tế, xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục để tạo được nguồn cho vay ổn định. - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhất là vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ có số dư ổn định, lãi suất thấp. - Chi nhánh phấn đấu tăng nguồn vốn huy động tương ứng để đảm bảo tăng trưởng dư nợ ổn định, chủ động trong kinh doanh, tăng chênh lệch đầu vào đầu ra. - Tăng thu dịch vụ, triển khai các dịch vụ mới thu hút khách hàng. - Công tác tăng tưởng tín dụng trên tinh thần nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng thật tốt, tăng sự tín nhiệm nhằm thu hút được nhiều khách hàng từ các ngân hàng thương mại khác, tìm kiếm các dự án khả thi để đầu tư, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế. 3.6.2 Mục tiêu năm 2008: - Vốn huy động: tăng trưởng đạt 202.000 triệu đồng, tăng 34,11%; trong đó tiền gửi dân cư 149.000 triệu đồng, chiếm 73,76% trên tổng nguồn vốn huy động. - Dư nợ tín dụng: đạt 350.000 triệu đồng, tăng trưởng 12,44%; trong đó dư nợ trung hạn là 35.000 triệu đồng, chiếm 10% trên tổng dư nợ; nợ xấu chỉ chiếm 1,50% trên tổng dư nợ. - Về phương diện tài chính: quỹ thu nhập đạt 10.000 triệu đồng, tăng trưởng 25,90%. - Vận động mở 1.000 thẻ ATM, làm cơ sở để NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp cấp máy sử dụng thẻ trong thời gian sớm nhất. . Xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đã ra đời với tên gọi ngân hàng nông nghiệp. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LẤP VÒ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Đôi nét về huyện Lấp Vò: Lấp

Ngày đăng: 02/11/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan