I lat cat dia hinh II ren luyen ki nang ve lat cat III ren luyen ki nang doc lat cat
BÀI BÁO CÁO GVHD: PGS.TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Nhóm 3 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA HÌNH A. MỞ ĐẦU Bề mặt Trái đất bao gồm nhiều dạng địa hình, chúng phân bố không đồng nhất, không tập trung mà phân bố rất phức tạp, có sự đan xen vào nhau. Sự phức tạp này được thể hiện ở chỗ: Có nơi thì lồi lõm, gồ ghề, nơi thì là thung lũng, bồn địa sâu . Chính vì vậy, để thể hiện được bề mặt Trái Đất của một châu lục, khu vực hay một quốc gia một cách trực quan nhất người ta thường sử dụng lát cắt bên cạnh để bổ sung cho các bản đồ tự nhiên một cách rõ nhất. I. Lát cắt địa hình 1.1. Khái niệm - Lát cắt địa hình là một cách thức để khôi phục lại địa hình thực tế trong tự nhiên dựa vào các đường bình độ và thang màu sắc, giúp cho ta hình dung được một cách cụ thể địa hình của một khu vực, theo một hướng nhất định nào đó. 1.2. Ý nghĩa của Lát cắt địa hình trong dạy học * Lát cắt địa hình là công cụ phản ánh một kiểu, dạng địa hình nào đó hết sức cụ thể, qua đó hiểu rõ hơn bản chất của các dạng địa hình được thể hiện. Lát cắt địa hình có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công tác dạy học. B. NỘI DUNG Là phương tiện trực quan rất cần thiết, bổ sung cho bản đồ tự nhiên, giúp cho học sinh hình thành khái niệm cụ thể, chính xác về địa hình các khu vực được nghiên cứu. Trong SGK địa lí và trong các bản đồ giáo khoa tự nhiên ( châu lục, quốc gia, khu vực, .) thường có kèm theo một hoặc nhiều lát cắt địa hình theo những hướng có ý nghĩa bổ sung làm nổi bật những nét quan trọng nhất của địa hình lãnh thổ đó. Ví dụ: II. Cách vẽ lát cắt địa hình Muốn vẽ lát cắt địa hình, trước hết phải chọn hướng, vị trí lát cắt sao cho nó có thể nêu được đặc điểm đặc trưng của địa hình một khu vực cần tìm hiểu. Có thể cắt ngang, dọc, chéo, có thể dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến , .rồi kẻ đường cắt trên bản đồ. 1. Chọn đường lát cắt - Dùng bút chì vạch trên bản đồ theo hướng, vị trí cắt, ta có đường cắt ( nếu cắt theo chiều trùng kinh, vĩ tuyến thì không phải làm bước này) gặp các đường bình độ trên bản đồ ở nhiều địa điểm. - Dùng thước kẻ ( hoặc giấy trắng) áp sát đường cắt, đánh dấu các điểm đầu, cuối và tất cả các điểm cắt các đường bình độ gặp đường cắt đó, ghi lại độ cao của các đường bình độ tương ứng mỗi điểm cắt nhau ( vào ngay dưới chấm đánh dấu), ghi lại trên giấy vẽ đúng như trên nếu không thay đổi tỉ lệ chiều ngang ( cũng có thể thay đổi tỉ lệ, trường hợp này ta tính theo tỉ lệ mới rồi vẽ). 2. Chọn tỉ lệ - Cần phải chọn tỉ lệ cả chiều cao và chiều ngang. Khi cả chiều cao và chiều ngang cùng theo một tỉ lệ thì gọi là tỉ lệ đồng nhất. - Để thể hiện địa hình cao thấp được rõ hơn, người ta thường tăng tỉ lệ chiều cao lên nhiều lần so với chiều ngang. - Tỉ lệ chiều ngang thì để nguyên như tỉ lệ trong bản đồ hoặc nhân lên tùy theo khổ giấy mình vẽ 3. Tiến hành vẽ - Đặt áp rìa băng giấy đã chỉnh lấy theo tỉ lệ trên vào đường kẻ AB trên bản vẽ các điểm chấm đã ghi trên rìa băng giấy. Từ các điểm đánh dấu trên trục ngang, ta dựng những đường vuông góc (dùng nét đứt) rồi đối chiếu với trục chiều cao ta có những điểm đại diện độ cao bề mặt địa hình suốt dọc theo lát cắt. Nối các điểm đó ta được đường biểu diễn độ cao của địa hình dọc theo lát cắt. Toàn bộ hình vẽ trên là lát cắt địa hình. Chú ý: Lát cắt địa hình, trên trục độ cao có ghi số liệu tương ứng, cả lát cắt có ghi rõ tỉ lệ thu nhỏ theo cả hai chiều. Tỉ lệ dùng sao cho phù hợp với khổ giấy, làm nổi bật độ cao thấp của địa hình, không làm quá sai lệch so với thực tế. III. Quy trình tiến hành • Bước 1: Chọn đường cắt • Bước 2: Đánh dấu những điểm quan trọng nổi bật về độ cao trên đường cắt. • Bước 3: Chọn tỉ lệ trục đứng và trục ngang • Bước 4: Tiến hành vẽ • Bước 5: Hoàn thiện lát cắt