SỞ GD - ĐT GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 11 Thời gian làm bài:45 phút; Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Mã đềthi 134 I./ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Thời gian làm bài trắc nghiệm là 25 phút) Câu 1: Có 80 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là e = 1,5V và điện trở trong là r = 0,25Ω mắc hỗn hợp đối xứng thành 5 dãy, mỗi dãy có 16 nguồn. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. 24V; 0,8Ω. B. 24V; 1,2Ω. C. 30V; 1,2Ω. D. 30V; 1,6Ω. Câu 2: Một bộ nguồn gồm có 20 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là e = 2V và điện trở trong là r = 0,1Ω mắc hỗn hợp đối xứng thành m dãy song song, mỗi dãy có n nguồn mắc nối tiếp. Mạch ngoài của bộ nguồn là điện trở R = 2Ω.Ta phải mắc nguồn điện như thế nào để cường độ dòng điện qua R có giá trị cực đại. A. m = 20 dãy, n = 1 nguồn. B. m = 1 dãy, n = 20 nguồn. C. m = 4 dãy, n = 5 nguồn. D. Một đáp án khác. Câu 3: Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào? A. Lực kê. B. Vôn kế. C. Nhệt kế. D. Ampe kế. Câu 4: Một Bếp điện có ghi (1100W – 220V). Điện trở của bếp có giá trị nào sau đây? A. 44Ω. B. 40Ω. C. 24Ω. D. 14Ω. Câu 5: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Lực kê. B. Công tơ điện. C. Nhệt kế. D. Ampe kế. Câu 6: Có 12 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là e = 1,5V và điện trở trong là r = 3Ω mắc hỗn hợp đối xứng thành m dãy song song, mỗi dãy có n nguồn mắc nối tiếp. Mạch ngoài của bộ nguồn là điện trở R = 4Ω.Ta phải mắc nguồn điện như thế nào để công suất mạch ngoài có giá trị cực đại. A. m = 3 dãy, n = 4 nguồn. B. m = 6 dãy, n = 2 nguồn. C. m = 4 dãy, n = 3 nguồn. D. m = 2 dãy, n = 6 nguồn. Câu 7: Một ấm điện gồm hai dây điện trở R 1 và R 2 . Khi chỉ dùng dây điện trở R 1 trong 20 phút nước sôi, nếu chỉ dùng R 2 thỉ phải mất 30 phút nước mới sôi . Nếu dùng cả dây điện trở R 1 và R 2 mắc song song với nhau thì thời gian đun nước sôi là A. 25 phút. B. 12 phút. C. 50 phút. D. Một đáp án khác. Câu 8: Một tụ điện có điện dung 20µF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Điện tích của tụ sẽ là bao nhiêu? A. 6.10 2 C. B. 8.10 -2 C C. 8.10 -4 C. D. 8.10 2 C Câu 9: Điều kiện để có dòng điện là : A. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thàn một mạch điện kín. B. chỉ cần có nguồn điện. C. chỉ cần có hiệu điện thế. D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn . Câu 10: Sau khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng A. hóa năng B. nhiệt năng C. năng lượng điện trường trong tụ điện D. cơ năng Câu 11: Điện tích q đặt vào trong điện trường, dưới tác dụng của lực điện trường điện tích sẽ A. di chuyển cùng chiều E nếu q< 0. B. di chuyển ngược chiều E nếu q> 0. C. di chuyển cùng chiều E nếu q > 0 D. chuyển động theo chiều bất kỳ. Câu 12: Một electron di chuyển được một đoạn đường 2 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1500V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây? A. 24.10 -19 (J). B. - 48.10 -19 (J) C. 48.10 -19 (J). D. 48.10 -16 (J). Yêu cầu học sinh phải ghi Mã đề vào giấy làm bài tự luận Trang 1/2 - Mã đềthi 134 Câu 13: Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi A. không mắc cầu chì cho một mạch kín. B. nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. C. dung pin hay ắc quy để mắc một mạch điện kín. D. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện. Câu 14: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là U MN = - 40V. Chọn câu chắc chắn ĐÚNG. A. Điện thế ở điểm M cao hơn điện thế ở N 40V. B. Điện thế ở M là 40V. C. Điện thế ở M có giá tri dương, ở N có giá trị âm. D. Điện thế ở điểm N cao hơn điện thế ở M 40V. Câu 15: Chọn câu ĐÚNG. Pin điện hóa có A. hai cực đều là hai cực cách điện. B. hai cực là hai vật dẫn cùng chất. C. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.D. hai cực là hai vật dẫn cóbản chất khác chất. Câu 16: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Lực kê. B. Công tơ điện. C. Nhệt kế. D. Ampe kế. Câu 17: Một tụ điện có điện dung C = 2µF. Nếu đặt vào hai đầu bản tụ một hiệu điện thế 4V thì năng lượng điện trường bên trong tụ điện là A. 16μJ. B. 4J. C. 4mJ. D. 8 J. Câu 18: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Oát (W). B. Culông (C). C. Jun (J). D. Niutơn (N). Câu 19: Có hai điện tích điểm q 1 và q 2 , chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q 1 < 0 và q 2 < 0. B. q 1 > 0 và q 2 > 0. C. q 1 .q 2 > 0. D. q 1 .q 2 < 0. Câu 20: Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào? A. I = qt B. I = q 2 /t C. I = q 2 t D. I = q/t II./ TỰ LUẬN: (5 điểm) Bài 1: Cho một điện tích điểm Q 1 = +4.10 -8 (C) đặt tại điểm A trong không khí. a/ Tính lực tĩnh điện do Q 1 tác dụng lên Q 2 = -8.10 -8 (C) đặt tại điểm B cách A một đoạn AB = 4cm. b/ Tính cường độ điện trường tổng hợp do Q 1 và Q 2 gây ra tại O là trung điểm của AB. Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ Biết : E 1 = E 2 = 3V, E 3 = 2V và r 1 = r 2 = 1,5Ω, r 3 = 1Ω Đèn Đ ghi (4V- 4W), R 1 = 2Ω a/ Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. b/ Khi R 2 = 4 (Ω). Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và hãy cho biết Đèn Đ sáng như thế nào? c/ Tìm R 2 bằng bao nhiêu để công suất tiêu của mạch ngoài đạt giá trị cực đại. ----------- HẾT ---------- Yêu cầu học sinh phải ghi Mã đề vào giấy làm bài tự luận Trang 2/2 - Mã đềthi 134 ⊗ R 1 R 2 Đ E 1, r 1 E 2, r 2 E 1, r 1 . SỞ GD - ĐT GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 11 Thời gian làm bài :45 phút; Họ, tên thí sinh: . danh: . Mã đề thi 134 I./ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Thời gian làm bài trắc nghiệm là 25 phút) Câu 1: Có 80 nguồn điện giống nhau,