Sau đó khi nghe tin Huấn Cao sắp bị đưa đi hành hình, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại đến gặp Huấn Cao để bày tỏ sợ nguyện của mình và rất may Huấn Cao đã không bỏ phí một tấm lòng tố[r]
Trang 1Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù lớp 11
Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù - Mẫu 1
Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao, ông là một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt Huấn Cao là một nhà nho tài hoa nhất là tài viết chữ
Trước khi ông bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quan ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao Vì thế, trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi với ông rất tốt, còn trịnh trọng hầu hạ như kẻ dưới nhưng Huấn Cao không hề màng tới Khi viên quản ngục có được tin ngày xử tử Huấn Cao, ông
và thầy thơ quyết hoàn thành tâm nguyện là xin chữ của Huấn Cao Trước thái
độ chân thành và tình yêu với cái đẹp, Huấn Cao vô cùng cảm mến những tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ
Một chuyện trước đây chưa hề có đã diễn ra vào buổi tối trước ngày Huấn Cao
bị xử tử, tại nhà lao tỉnh Sơn đó là cảnh ba con người chụm đầu, một người là
tử tù đang mang trong mình đầy xiềng xích, nhưng lại đang vẽ ra, phóng ra từng nét chữ trên tấm lụa trắng, bên cạnh là hai cái đầu đang dõi theo, run rẩy, khúm núm chờ đợi của viên quản ngục và thầy thơ
Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục và thầy thơ nên tìm một nơi thôn dã để giữ gìn tấm lòng thanh cao, yêu cái đẹp Vì tình yêu đó không phù hợp với cuộc sống nơi tù ngục, một nơi đầy hỗn loạn và rối ren Viên quản ngục vô cùng cảm động vì lời khuyên đó, ông đã cúi đầu lạy tạ Huấn Cao với sự biết ơn
và trân trọng
Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù - Mẫu 2
Truyện ngắn "Chữ người tử tù" được rút trong tập "Vang bóng một thời" 1940 của nhà văn Nguyễn Tuân Truyện được xây dựng theo hai tuyến nhân vật
Trang 2chính diện và phản diện nhưng lại có mối quan hệ rất đặc biệt từ đó để làm bật nội dung Truyện ngắn này được tóm lược như sau:
Phần 1: Từ đầu cho đến "Xem sao rồi sẽ liệu": Tác giả nói về tâm trạng của viên quản ngục khi nghe tin có một đoàn tử tù sáu người sắp được dẫn đến nhà
tù do viên quản ngục quản lí Trong đám tử tù này có một người rất nổi tiếng
đó là Huấn Cao không những có tài viết chữ đẹp mà còn là một người văn võ đều tài cả, viên quản ngục đã trằn trọc suốt đêm không ngủ vì hai lẽ, một mặt muốn biệt đãi Huấn Cao vì nể trọng, một mặt sợ thầy thơ lại tố giác với cấp trên
Phần 2: Tiếp theo cho đến "Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng tốt trong thiên hạ": Diễn tả tâm trạng và thái độ của Huấn Cao và viên quản ngục Khi đoàn tử tù vừa đến nhà tù thì Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi, không chỉ biệt đãi cơm rượu đàng hoàng mà còn đích thân viên quản ngục đến phòng giam của Huấn Cao để bày tỏ tấm lòng của mình Sau đó khi nghe tin Huấn Cao sắp bị đưa đi hành hình, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại đến gặp Huấn Cao để bày tỏ sợ nguyện của mình và rất may Huấn Cao đã không bỏ phí một tấm lòng tốt trong thiên hạ và quyết định cho chữ viên quản ngục
Phần 3: Phần còn lại: Là cảnh Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo viên quản ngục Dưới một bó đuốc sáng rực Huấn Cao ngồi ung dung trước tấm lụa bạch
để cho chữ, còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm run run và cúi đầu bái lĩnh trước lời khuyên bảo của Huấn Cao Nội dung của tác phẩm thực
sự bùng nổ ở phần cuối của tác phẩm này
Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù - Mẫu 3
Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án
tử hình Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên
Trang 3quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông
đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"