Đè kiểm tra i tiết hóa 8

2 1.1K 9
Đè kiểm tra i tiết hóa 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

t o t o t o t o LỚP 8 Tiết 46 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu : - Hệ thống hóa các kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng làm toán, giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, biêt thế nào là sự oxi hóa châm, sự cháy, ứng dụng của oxi trong đời sống - Đánh giá mức độ học tập của học sinh, qua đó nắm được tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu. II. Nội dung : A. Phần trấc nghiệm : (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1 : Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là do : A. khí oxi dễ tan trong nước B. khí oxi ít tan trong nước C. khí oxi không tác dụng với nước D.Cả B và C Câu 2 : Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu gây ra, người ta làm cách nào sau đây ? A. Dùng nước để hạ nhiệt độ của đám cháy B. Dùng nước để cách ly chất cháy với môi trường C. Trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách ly chất cháy với môi trường. D. Cả B và C Câu 3 : Cho hiện tượng đúng ở thí nghiệm đốt bột lưu huỳnh : A. Trong không khí, lưu huỳnh cháy nhanh hơn trong oxi. B. Trong oxi, lưu huỳnh cháy nhanh hơn trong không khí. C. Lưu huỳnh cháy trong không khí và trong oxi là như nhau. D. Lưu huỳnh không cháy trong oxi cũng như trong không khí. Câu 4 : Không khí sạch là không khí : A. Có nhiều khí oxi B. Có ít khí cacbonic và các khí khác C. Không có khói, bụi, các chất rắn hàm lượng <1% D. Có nhiều khí nitơ. Câu 5 : Quá trình săt bị gỉ trong không khí gọi là : A. Sự oxi hóa chậm trong oxi B. Sự oxi hóa chậm trong không khí C. Sự cháy trong không khí D. Sự oxi hóa có phát sáng và tỏa nhiệt Câu 6 : Những chất nào dưới đây có thể dùng để điều chế khí oxi trong công nghiệp ? A. MgO, NaNO 3 B. H 2 O, không khí C. KMnO 4 , KClO 3 D. KMnO 4 , H 2 O B. Phần tự luận : (7 điểm) Câu 1 : (1 điểm) Nêu ứng dụng của khí oxi ? Có khi nào oxi gây ra phiền phức cho con người không ? Câu 2 : (3 điểm) Từ các chất KClO 3 , P, Mg, Al, S. a. Viết các phương trình phản ứng điều chế các oxit tương ứng với các đơn chất phi kim và kim loại trên b. Phân loại và đọc tên các oxit tạo thành c. Cho biết loại của các phản ứng đó. Câu 3 : (3,0 điểm) Đốt cháy 16,8 gam bột sắt trong bình chứa 28 lít không khí (ở đktc) tạo ra Fe 3 O 4 . a) Tính thể tích khí còn lại trong bình sau phản ứng (ở đktc) ? b) Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng ? Giả sử không khí trong bình gồm 20% khí oxi và còn lại là khí nitơ. Cho Fe = 56; O = 16) Đáp án : A. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 : D Câu 2 : C Câu 3 : B Câu 4 : C Câu 5 : B Câu 6 : B B. Phần tự luận : Câu 1 : Ứng dụng của khí oxi trong hai lĩnh vực chính là : Sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu. (0,5đ) Oxi cũng có thể gây phiền phức cho con người như các đám cháy trong không khí giàu oxi không thể dập tắt nhanh được, sự oxi hóa chậm kim loại phá hủy các đồ dùng, vật dụng,… (0,5đ) Câu 2 : (3 điểm) a. Viết đúng mỗi phương trình phản ứng được 0,25đ 2KClO 3 → 2KCl + 3O 2 (1) 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 (2) t o 2Mg + O 2 → 2MgO (3) 4Al + 3O 2 → 2Al 2 O 3 (4) S + O 2 → SO 2 (5) b. (1d) Công thức oxit Phân loại Đọc tên P 2 O 5 Oxit axit Đi photpho pentaoxit MgO Oxit bazơ Magie oxit Al 2 O 3 Oxit bazơ Nhôm oxit SO 2 Oxit axit Lưu huỳnh đioxit c. (0,75đ) Phản ứng phân hủy (1) Phản ứng hóa hợp (2), (3),(4), (5) Câu 3 : (3 điểm) a. Phương trình hóa học : 3Fe + 2O 2 → Fe 3 O 4 (0,5đ) Thể tích oxi : 28 x 20 : 100 = 5,6 (lít) (0,25đ) Số mol của oxi : n = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol)(0,25đ) Số mol của sắt : 16,8 : 56 = 0,3 (mol)(0,25đ) Lập tỉ lệ : 125,0 2 25,0 2 1,0 3 3,0 3 2 ==<== O Fe n n (0,25đ) Vậy oxi dư, sắt hết. Số mol oxi phản ứng = 3 2 số mol sắt = 3 2 x 0,3 = 0,2 mol(0,25đ) Số mol oxi dư = 0,25 – 0,2 = 0,05 (mol)(0,25đ) Thể tích oxi dư : 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít)(0,25đ) Thể tích khí nitơ : 28 – 5,6 = 22,4 (lít)(0,25đ) Thể tích khí còn lại trong bình : 1,12 + 22,4 = 23,52 (lít)(0,25đ) b. Số mol của Fe 3 O 4 = 0,3 : 3 = 0,1 (mol)(0,25đ) Khối lượng Fe 3 O 4 thu được : 0,1 x 232 = 23,2 (gam)(0,25đ) . t o t o LỚP 8 Tiết 46 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu : - Hệ thống hóa các kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng làm toán, gi i thích được các hiện tượng xảy. thức oxit Phân lo i Đọc tên P 2 O 5 Oxit axit i photpho pentaoxit MgO Oxit bazơ Magie oxit Al 2 O 3 Oxit bazơ Nhôm oxit SO 2 Oxit axit Lưu huỳnh đioxit c.

Ngày đăng: 31/10/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan