6.2.4. Bài tập hoá học.

3 308 0
6.2.4. Bài tập hoá học.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6.2.4. Bài tập hoá học. 6.2.4.1. Tác dụng trí. dục và đức dục của bài tập hoá học. 6.2.4.1.1. Tác dụng trí dục. + Bài tập hoá học có tác dụng làm học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm đã học. + Bài tập hoá học mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. + Bài tập hoá học có tác dụng cũng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên, và hệ thống hoá các kiến thức đã học. + Bài tập hóa học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về hoá học. + Bài tập hoá học tạo điều kiện để tư duy phát triển.Khi giải một bài tập, học sinh buộc phải suy lí, quy nạp, diển dịch và loại suy 6.2.4.1.2. Tác dụng tư tưởng. Bài tập hoá học có tác dụng giáo dục tư tuởng cho học sinh vì giải bài tập là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi xử trí các vấn đề xảy ra.Mặt khác rèn luyên cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích bộ môn. 6.2.4.2. Phân loại bài tập hóa hoc. Trên cơ sỡ nội dung thì bài tập hoá học có thể được chia thành bốn loại: - Bài tập định lượng(bài toán hoá học) - Bài tập lí thuyết, - Bài tập thực nghiệm, bài tập có nội dung thí nghiệm. - Bài tập tổng hợp, loại bài tập này có nội dung chứa cả 2 hoặc 3 loại trên. 6.2.4.2.1. Bài tập định lượng (bài toán hoá học). *Tính chất: Gồm có 2 tính chất: - Tính chất toán học (cần dùng các phép tính về số học về đại số học, các kĩ năng toán học để giải). - Tính chất hoá học (cần dùng đến các kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học mới giải được. *Các loại: - Tính phân tử lượng, phân tử gam, nguyên tử gam… - Từ công thức hoá học tính thành phần của hợp chất đó. - Tính phân tử lượng theo tỉ khối hay ngược lại, tính thể tích của một khối lượng khí trong điều kiện tiêu chuẩn hay ngược lại tính khối lượng khi biết thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn. - Tính toán dựa vào phương trình hoá học. - Tính nồng độ dung dịch pha chế hoặc cách pha chế dung dịch. - Lập công thức phân tử và công thức đơn giản của các chất. *Phương pháp giải một số bài tập định lượng. Việc giải một bài toán hoá học đòi hỏi phải kết hợp linh hoạt kiến thức hoá học với các phương pháp lập luận toán học số học và đại số học.Những bài toán như vậy có tác dụng rèn luyện khả năng rất cần thiết, khả năng tổng hợp, khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của môn này vào môn kia. - Giải bằng cách lập luận số học. - Giải bằng cách lập luận đại số. - Giải bằng phương trình vô định. 6.2.4.2.2. Bài tập lí thuyết. Các bài tập về lí thuyết hóa học thường được dùng dưới dạng câu hỏi nhằm mục đích làm chính xác hoá các khái niệm, cũng cố và hệ thống các kiến thức và tập vận dụng các kiến thức vào thực tiển, tập sử dụng các bảng. Câu hỏi lí thuyết thường được dùng trong các trường hợp sau: - Để chuẩn bị nghiên cứu một vấn đề gì mới. - Để chuẩn bị khái quát và hình thành quy luật.Các bài tập so sánh tính chất của đơn chất, các hợp chất… - Để cũng cố các khái niệm, chính xác các khái niệm… - Bài tập lí thuyết để rèn luyên các kĩ năng kĩ xảo, sử dụng ngôn ngữ hoá học,sử dụng các bảng của hoá học, phân loại các chất trong hoá học. - Bài tập lí thuyết rèn luyên học sinh vận dụng lí thuyết vào đời sống - sản xuất và chiến đấu… *Bài tập lí thuyết dựa vào bảng tính tan. Bảng tính tan cho ta 3 loại số liệu mà ta luôn sử dụng được trong hoá học: - Hoá trị của các kim loại, gốc axit quan trọng, - Kim loại được xép theo dãy hoạt động hoá học từ mạnh đến yếu - Tính chất tan nhiều, ít hay không tan của một số muối quan trọng, ngoài ra tính tan của các hyđroxit, tính tan và tính bền của các axit cơ bản. Chúng ta nên sứ dụng bảng này một cách triệt để để dạy học sinh sử dụng: - Trước hết dạy học sinh dùng được 3 loại số liệu đã nêu ở trên. - Cho học sinh dùng bảng, tập lập các công thức hóa học của các chất. - Dung bảng để xét xem một phản ứng trao đổi có thực hiện hoàn toàn không. - Tìm cách nhận biết các chất. - Tìm cách tách một chất ra khỏi hổn hợp. - Tìm cách để điều chế một chất nào đó. 6.2.4.2.3. Bài tập thực nghiệm. Khi tìm hiểu về các loại bài tập ở trong sách giáo khoa hiện nay thì nhận thấy loại bài tập thực nghiệm được sử dụng rất ít.Mặt khác trong thực tiển giảng dạy loại bài tập này cũng chưa được sử dụng phổ biến hoặc chưa thường xuyên. * Tác dụng và tính chất của bài tập thực nghiệm. +Tác dụng: Bài tập thực nghiệm không những có tác dụng cũng cố lí thuyết mà còn có tác dung lớn trong việc rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo thực hành,có ý nghĩa to lớn trong việc gắn kết lí thuyết với thực hành. +Tính chất: Có 2 tính chất: - Tính chất lí thuyết: Muốn giải bài tập này thì cần phải nắm vững lí thuyết, vận dụng lí thuyết để vạch ra phương án giải quyết. - Tính chất thực hành: Vận dụng kĩ năng kĩ xảo thực hành để giải quyết các phương án đã vạch ra. *Các loại bài tập thực nghiệm. +Nội dung của bài tập thực nghiệm: - Quan sát thí nghiệm - Điều chế một chất - Làm thí nghiệm để thể hiện tính chất đặc biệt của một chất. - Làm thí nghiệm thể hiện quy luật của hoá học. - Nhận biết chất hoặc phân loại các chất. +Các hình thức bài tập thực nghiệm: - Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ hoá chất đơn giản có thể cho toàn thể học sinh, hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện. - Bài tập thực nghiệm dùng các dụng cụ hoá học phức tạp hơn… - Bài tập chỉ được giải bằng lí thuyết và một phần bằng thí nghiệm. - Bài tập bằng hình vẽ. Nội dung của loại bài tập này phong phú, kết hợp rộng rãi nội dung của các loại bài tập trên.Giải bài tập tổng hợp học sinh cần biết tổng hợp các kĩ năng vận dụng lí thuyết, kĩ năng thực hành, kĩ năng tính toán có nhiều bài tập đòi hỏi kết hợp các kiến thức và kĩ năng về toán lí hoá.

Ngày đăng: 31/10/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan