Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
48,91 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNCỦAVIỆCTỔCHỨCCÔNGTÁCKẾTOÁNTSCĐHHTRONGDOANHNGHIỆP 1.1. TSCĐHHTRONGDOANHNGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔCHỨC HẠCH TOÁN TSCĐHH: 1.1.1. TSCĐHH và đặc điểm TSCĐHH: 1.1.1.1. Khái niệm TSCĐHH Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC, điều 3: Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một sốchức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được. TSCĐ trongdoanhnghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. Theo chuẩn mực kếtoán VN số 03-TSCĐHH quy định: TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanhnghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH 1.1.1.2 Đặc điểm củaTSCĐHH Theo chuản mực kếtoán VN số 03-TSCĐHH : Các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn như sau: a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sản xuất tài sản đó; b/ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. c/ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; d/ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành; Tiêu chuẩn giá trị TSCĐ luôn thay đổi tuỳ thuộc yêu cầu quản lýcủa mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định; tiêu chuẩn thời gian hầu như không thay đổi. TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi về giá trị, theo quyết định 206/QĐ ngày 12/12/2003-BTC quy định phải có 2 điều kiện sau: - Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên TSCĐHH cũng là TSCĐ, do đó ngoài việc phải đảm bảo đầy đủ 4 tiêu chuẩn nói trên, TSCĐHH mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái ban đầu - TSCĐHH bị hao mòn dần và đối với TSCĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị của chúng dịch chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanhcủadoanh nghiệp. Những TS dùng cho hoạt động khác như :hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của chúng bị tiêu hao dần dần trong quá trinh sử dụng. 1.1.2. Yêu cầu quản lý TSCĐHH. TSCĐHH thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số TS và đóng vai trò quan trọngtrongviệc thể hiện tình hình tài chính củadoanh nghiệp, vì vậy, việc xác định 1 TS có được ghi nhận là TSCĐHH hay là một chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủaDoanh nghiệp. Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì thế theo QĐ206-BTC, quản lý TSCĐ phải theo một số nguyên tắccơ bản sau: -Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ cótrongdoanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác. -Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trongsổ theo dõi TSCĐ ở phòng kếtoán & đơn vị sử dụng. -TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, sổ khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổkế toán. -Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanhnghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. 1.1.3 Nhiệm vụ củakếtoán TSCĐHH. Để đáp ứng các yêu cầu quản lýTSCĐHHtrongdoanh nghiệp, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ: - Tổchức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanhnghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư và bảo quản TSCĐ. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanhtrong kỳ của đơn vị có liên quan. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. - Tham gia các côngtác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết.Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị phụ thuộc trong các doanhnghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH. Mở các sổkế toán, thẻ khi cần thiết & hạch toánTSCĐHH đúng chế độ quy định. 1.2 MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐHH. 1.2.1 Phân loại: 1.2.1.1 Sự cần thiết phải phân loại TSCĐHH. Phân loại TSCĐHH là việc sắp xếp các TSCĐHHtrongdoanhnghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐHHcó cùng tính chất, đặc điểm theo một tiêu thức nhất định. TSCĐHHtrong các doanhnghiệp là 1 bộ phận tài sản chủ yếu , phong phú về chủng loại và nguồn hình thành.Việc quản lý từng đối tượng TSCĐHH là cần thiết, đồng thời phải quản lý các nhóm, các loại có cùng tính chất và đặc điểm. Việc phân loại nhằm mục đích quản lýcó hiệu quả TSCĐHH, mỗi nhóm có nhiều loại khác nhau do đó việc phân loại chi tiết TSCĐHH là một tất yếu khách quan. Phân loại chính xác giúp cho việc cung cấp thông tin để lập kế hoạch sản xuất, sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐHH tạo điều kiện phát huy hết tác dụng củaTSCĐHHtrong quá trình sản xuất, đồng thời là cơsở tính toán phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn. Vì vậy việc phân loại TSCĐHH là hết sức cần thiết. 1.2.1.2 Các cách phân loại TSCĐHH 1.2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật. Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật mà toàn bộ TSCĐHHcủadoanhnghiệp được chia thành các nhóm tài sản chi tiết cụ thể sau: - Nhà cửa vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, của hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, cầu cống, đường xa. - Máy móc thiết bị:gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh. - Phương tiện vận tải truyền dẫn : ôtô , máy kéo, tàu thuyền ca nô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi oxy, khí nén, hệ thống dây dẫn điện, hệ thống truyền thanh. - Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm trong các doanhnghiệp nông nghiệp - TSCĐHH khác: bao gồm các tài sản chưa được xếp vào các loại trên. Cách phân loại này giúp cho người quản lýcó một cách nhìn tổng quát về cơ cấu đầu tư TSCĐHH .Đây là một căn cứ quan trọng, để đưa ra các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. Cách phân loại này còn giúp doanhnghiệpcó biện pháp quản lý tài sản, cụ thể đối với TSCĐHH phải quản lý về hiện vật, về giá trị, mức khấu hao TSCĐHH thường được xác định căn cứ vào tính chất kỹ thuật, tính chất vật lý và điều kiện sử dụng tài sản. 1.2.1.2.2.Phân loại TSCĐHH căn cứ vào quyền sở hữu: Cách phân loại này căn cứ vào quyền sở hữu để sắp xếp TSCĐHH thành TSCĐHH tự có và TSCĐHH thuê ngoài. -TSCĐHH tự có là những tài sản thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp. Đây là những TSCĐHH được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn NSNN cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, …và những TSCĐHH được biếu tặng. -TSCĐHH thuê ngoài là những TSCĐHH không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, doanhnghiệp đi thuê ngoài để sử dụng trong một thời gian nhất định. Riêng đối với TSCĐHH đi thuê, căn cứ vào tính chất củanghiệp vụ thuê tài sản(mức độ chuyển giao rủi ro, lợi ích) thì tiếp tục được phân loại thành:TSCĐHH thuê tài chính và TSCĐHH thuê hoạt động.Cần lưu ý là tính chất củanghiệp vụ thuê tài sản được thể hiện thông qua những điều khoản của hợp đồng, dựa trên tính chất kinh tế của các điều khoản hợp đồng chứ không hoàn toàn dựa vào hình thức pháp lýcủa hợp đồng đó: + TSCĐHH thuê tài chính: Là các TSCĐHH đi thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản , cho bên đi thuê.Đặc điểm TSCĐHH thuê tài chính là doanhnghiệpcó quyển sử dụng, kiểm soát lâu dài, doanhnghiệp đi thê nhận được hầu hết lợi ích và rủi ro gắn liền với việc sử dụng tài sản.Do vậy, nó cần được quản lý như những TSCĐHHcủadoanh nghiệp.Về phương diện kếtoánTSCĐHH thuê tài chính được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính củadoanh nghiệp. + TSCĐHH thuê hoạt động: là những TSCĐHH đi thuê mà không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Cách phân loại theo quyền sở hữu có ý nghĩa rất lớn đối với côngtác quản lý tài sản.Đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải có biện pháp quản lý riêng, doanhnghiệpcótoàn quyền sử dụng, định đoạt với tài sản.Đối với tài sản không thuộc quyền s hữu của đơn vị thì đơn vị phải dựa trên hợp đồng thuê, phối hợp với bên cho thuê tài sản để thực hiện sử dụng quản lý tài sản. Cách phân loại này còn là cơsở cho côngtác hạch kếtoánTSCĐHH ở đơn vị, tính toán và phản ánh hao mòn, khấu hao và chi phí thuê tài sản. 1.2.1.2.3.Phân loại TSCĐHH theo công dụng kinh tế. Căn cứ vào công dụng kinh tế TSCĐHH được chia thành hai loại sau: -TSCĐHH đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là TSCĐHH đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa đơn vị. Những tài sản này buộc phải trích khấu hao tính vào sản xuất kinh doanh. -TSCĐHH dùng ngoài sản xuất kinh doanh như: phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng…Đó là những TSCĐHH do doanhnghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi sự nghiệp (như các công trình phúc lợi), các TSCĐHH sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng củadoanh nghiệp, các tài sản doanhnghiệp giữ(cất) hộ hay bảo quản hộ…. Cách phân loại này giúp cho doanhnghiệp thấy được cơ cấu TSCĐHHcủa mình theo công dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lýTSCĐHH theo công dụng sao cho có hiệu quả nhất. 1.2.1.2.4.Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng. Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia TSCĐHHcủadoanhnghiệp thành các loại sau: -TSCĐHH đang sử dụng: đó là những TSCĐHHcủadoanhnghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động phúc lơi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòng củadoanh nghiệp. -TSCĐHH chưa cần dùng: là những TSCĐHH cần thiết cho hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác củadoanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. -TSCĐHH không cần dùng chờ thanh lý: là những TSCĐHH không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanhcủadoanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả TSCĐHHtrongdoanhnghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp hiệu quả hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng. Mỗi cách phân loại trên đây cho phép các đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐHHcủadoanhnghiệp theo các tiêu thức khác nhau.Điều này giúp cho nhà quản lý xem xét sự biến động củaTSCĐHH hiện cótrongdoanhnghiệp từ đó nhận thức rõ thực trạng TSCĐHH hiện cócủadoanhnghiệp và có thông tin chính xác để trả lời cho câu hỏi : kết cấu TSCĐHHcủadoanhnghiệpcó hợp lý không? Phương hướng đầu tư trọng điểm đầu tư quản lýTSCĐHHcủadoanhnghiệp là gì? khả năng thu hút vốn đầu tư? .Vì vậy, việc phân loại là một việc làm cần thiết giúp cho các doanhnghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu sao cho có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định củadoanhnghiệp (kết cấu TSCĐHH là tỷ trọng giữa nguyên giá của một TSCĐHH nào đó so với tổng nguyên giá TSCĐHHcủadoanhnghiệp tại một thời điểm nhất định). 1.2.2.Đánh giá TSCĐHH. Một trong những vấn đề cơ bản củacôngtáckếtoánTSCĐHH là khi doanhnghiệp chi ra một khoản chi phí thì khoản chi phí đó có được ghi nhận là tài sản hay không và nếu được thì giá trị tài sản hình thành là bao nhiêu. Phải đánh giá đúng giá trị củaTSCĐHH tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn.Điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐHH để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Đánh giá TSCĐHH là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của nó ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung. Căn cứ vào đặc điểm vận động về mặt giá trị thường có các cách đánh giá sau, ứng với quá trình hình thành và sử dụng TSCĐHH: - Xác định giá trị ban đầu củaTSCĐHH - Xác định giá trị trong quá trình sử dụng TSCĐHH 1.2.2.1.Xác định giá trị ban đầu của TSCĐHH. Giá trị ban đẩu của TSCĐ ghi trongsổkếtoán còn gọi là nguyên giá TSCĐ. TSCĐHHcủadoanhnghiệp bao gồm nhiều loại, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.Với mỗi nguồn hình thành, các yếu tố cấu thành cũng như đặc điểm cấu thành nguyên giá củaTSCĐHH không giống nhau. Theo CMKTVN số 03- TSCĐHH và TT89/002- hướng dẫn thi hành CM03; tuỳ theo từng loại TSCĐHH, nguyên giá của chúng được xác định với nội dung cụ thể như sau. 1.2.2.1.1.TS CĐ HH mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. 1.2.2.1.2.TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toáncông trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). 1.2.2.1.3.TS CĐHH mua trả chậm : Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực “Chi phí đi vay”. 1.2.2.1.4.TS CĐHH tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanhnghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. 1.2.2.1.5. TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lýcủa TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lýcủa tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. 1.2.2.1.6. TS CĐHH được cấp, được điều chuyển đến… Nguyên giá TSCĐHH được cấp được điều chuyển đến… là giá trị còn lại trên sổkếtoáncủaTSCĐHH ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên giao nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí vận chuyển bốc dỡ… Riêng nguyên giá TSCĐHH điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trongdoanhnghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơcủa bộ TSCĐ đó.Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổkếtoán và bộ hồ sơcủa TSCĐ đó để phản ánh vào sổkế toán. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ. 1.2.2.1.7.TS CĐHH nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa được tài trợ, biếu tặng… Nguyên giá TSCĐHH được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ… 1.2.2.2.Đánh giá TSCĐHHtrong quá trình nắm giữ, sử dụng. 1.2.2.2.1.Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu. Theo CMKTVN số 03-TSCĐHH, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐHH được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thoả mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ. Cách đánh giá này giúp cho doanhnghiệp thấy được số vốn đầu tư vào TSCĐHH thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao phải trích.Tuy nhiên do sự biến động của giá cả nên có thể dẫn đến sự khác nhau về giá trị ban đầu của cùng một loại TSCĐHH ở các thời kỳ khác nhau. 1.2.2.2.2.Giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại củaTSCĐHH là phần giá trị củaTSCĐHH chưa chuyển dịch vào giá trịc của sản phẩm sản xuất ra.Giá trị còn lại củaTSCĐHH được tính như sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kếTrong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị hao mòn luỹ kế ngày càng tăng lên và giá trị còn lại được phản ánh trên sổkếtoán và trên báo cáo tài chính ngày càng giảm đi.Điều đó phản ánh rõ giá trị củaTSCĐHH chyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra.Kế toán theo dõi, ghi chép giá trị còn lại nhằm cung cấp số liệu xác định phần vốn đầu tư còn lại ở TSCĐ cần phải được thu hồi. Đồng thời thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại củaTSCĐHHcó thể đánh giá hiện trạng tài sản của đơn vị cũ hay mới để cócơsở đề ra các quyết định đầu tư bổ sung, sửa chữa, đổi mới TSCĐHH… 1.2.2.2.3.Đánh giá lại TSCĐHHTSCĐHH là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng lâu dài.Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ ban đầu và giá trị còn lại củaTSCĐHH trên tài liệu kếtoán không phù hợp với giá trị thị trường của nó.Điều đó làm giảm chất lượng của thông tin kế toán.Để khắc phục vấn đề này doanhnghiệp phải đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại TSCĐHH.Để đưa ra quyết định chính xác, doanhnghiệp phải theo dõi giá trị còn lại trên cả phương diện sổ sách lẫn thực tế. Đánh giá lại TSCĐHH phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước và chỉ đánh giá lại trong các trường hợp sau: - Nhà nước có quyết định đánh giá lại TSCĐHH - Cổ phần hoá doanhnghiệp - Chia, tách, giải thể doanhnghiệp - Góp vốn liên doanh. Giá trị còn lại củaTSCĐHH sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức sau: Nguyên giá đánh giá lại Giá trị còn lại của Giá trị còn lại củacủaTSCĐHHTSCĐHH sau khi = TSCĐHH được đánh X đánh giá lại giá lại Nguyên giá cũ củaTSCĐHH 1.3.TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐHHTRONGDOANH NGHIỆP. 1.3.1.Chứng từ sử dụng. Kếtoán TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng cũng như bất kỳ một nhiệm vụ kế toán, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng phải dựa trên cơsở những chứng từ gốc để ghi sổkế toán, lập báo cáo kế toán.Vì vậy, để vừa đảm bảo tính khoa học hợp lý, vừa đảm bảo tính có căn cứ hợp lý, các chứng từ kếtoán phải hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. Đồng thời các chứng từ giúp các nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát các biến động của tài sản. Để hạch toán TSCĐHH, kếtoán cần sử dụng các loại chứng từ kếtoán chủ yếu sau: - Chứng từ mang tính quyết định của giám đốc doanhnghiệp : Như lệnh điều động tài sản, quyết định thanh lý, nhượng bán… - Biên bản giao nhận TSCĐHH (mẫu số 01-TSCĐ) - Thẻ TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ) [...]... tiết TSCĐHH gồm lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐHH ở doanh nghiệp; tổ chứckếtoán chi tiết TSCĐHH ở phòng kếtoán & tổ chứckếtoán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐHHKếtoán chi tiết TSCĐHH phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm hao mòn TSCĐHH trên phạm vi toàndoanhnghiệp và theo từng nơi bảo quản, sử dụng Kếtoán chi tiết phải theo dõi tới từng đối tượng ghi TSCĐHH... dụng, công suất, số hiệu… * Tổ chứckếtoán chi tiết TSCĐHH tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo dõi TSCĐHH tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng * Tổ chứckếtoán chi tiết TSCĐHH tại bộ phận kế toán: Tại bộ phận kếtoáncủadoanhnghiệp , kếtoán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “sổ TSCĐ” toàn doanh. .. doanhnghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm hao mòn TSCĐHH 1.3.3 .Tổ chức hạch toánkếtoán tổng hợp TSCĐHH 1.3.3.1.Tài khoản sử dụng -TK 211 – TSCĐHH: phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐHH thuộc quyền sở hữu củadoanhnghiệp theo nguyên giá - TK 214 : Hao mòn TSCĐHH, phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn củatoàn bộ TSCĐHH 1.3.3.2 .Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH 1.3.3.2.1.Tăng TSCĐHH... lại củaTSCĐHH tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanhCó TK 338(7) – Doanh thu chưa thực hiện (só chênh lệch giữa giá đánh lại lớn hơn giá trị còn lại củaTSCĐHH sẽ được hoàn lại tương ứng với lợi ích củadoanhnghiệptrong liên doanh) b Định kỳ căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích củaTSCĐHH mà cơsở kinh doanh đồng kiểm soát phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong. .. một sốchức năng nhất định Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐHH Mỗi đối tượng ghi phải cósố hiệu riêng Việc đánh số là do doanhnghiệp quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể củadoanhnghiệp đó nhưng đảm bảo tính thuận tiện trongviệc nhận biết TSCĐHH theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp 1.3.2.2.Nội dung kếtoán chi tiết TSCĐHHKếtoán chi... phí thanh lí nhượng bán (3)Kết chuyển chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐHH (4)Kết chuyển thu về thanh lí, nhượng bán TSCĐHH (5)Giá trị thu hồi về thanh lí, nhượng bán TSCĐHH (6)Giá trị còn lại củaTSCĐHH (7)Phần giá trị đã hao mòn TSCĐHH (8)Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi (9)Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu 1.3.3.3.2 Kếtoán góp vốn bằng TSCĐHH thành lập cơsở liên doanh đồng kiểm soát Chênh... thanh lý TSCĐ (mẫu số 03-TSCĐ) - Biên bản giao nhận, sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04-TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan 1.3.2 .Tổ chức hạch toánkếtoán chi tiết TSCĐHH Mỗi đơn vị kếtoán chỉ có một hệ thống sổ sách kếtoán chính thức theo chế độ quy đinh.Sổ kếtoán được mở khi bắt đầu niên độ kếtoán và kết... Phần doanh thu thực hiện được phân bổ cho một kỳ 1.3.3.3.3 Kếtoán giảm TSCĐHH do góp vốn vào công ty liên kết : Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐHH Nợ TK 811 - Số chênh lệch giá trị tài sản đánh giá thấp hơn giá trị còn lại củaTSCĐHHCó TK 211- Nguyên giá TSCĐHHCó TK 711 - Số chênh lệch tài sản đánh giá cao hơn giá trị còn lại 1.3.3.3.4 Kếtoán chuyển TSCĐHH thành công. .. hao TSCĐHH :là nguyên giá củaTSCĐHH ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó Theo chuẩn mực kếtoán Việt Nam số 03 – TSCĐHH : Giá trị phải khấu hao củaTSCĐHH được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ được sáng tạo ra - Mối quan hệ giữa hao mòn và khấu hao TSCĐHH Hao mòn TSCĐHH là cơ sở. .. lượng thiết kế Cuối kỳ : Khấu hao TSCĐHH tính vào chi phí sản xuất hàng kỳ = Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm x SX trong kỳ 1.4.3 Tổ chứckếtoán hao mòn TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH * TSCĐHH dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh : Nợ TK 627, 641, 642, 241, … Có TK 214 * TSCĐHH dùng trong hoạt động phúc lợi , sự nghiệp : Nợ TK 431(3) , 466 Có TK 214 * Dùng nguồn vốn khấu hao cơ bản cho . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TSCĐHH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐHH:. dụng. * Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH tại bộ phận kế toán: Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp , kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “sổ TSCĐ” toàn doanh nghiệp