Cấu trúc của các kiểu bài lên lớp về hóa học

4 1.1K 9
Cấu trúc của các kiểu bài lên lớp về hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

9.3.3. Cấu trúc của các kiểu bài lên lớp về hóa học 9.3.3.1. Bài học nghiên cứu tài liệu mới Bài học nghiên cứu tài liệu mới điển hình được thực hiện ở các bài mở đầu của các chương, nghiên cứu nội dung lí thuyết phức tạp đòi hỏi có sự phân tích giải thích cặn kẽ trong giờ học (khái niệm nguyên tử, phân tử, hoá trị …), các bài cung cấp thông tin mạng đặc tính kĩ thuật (sản xuất H 2 SO 4 …) hoặc thí nghiệm biểu diễn. Bài học dạng này có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, truyền thụ - tiếp thu kiến thức mới nên có sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau để đảm bảo cho học sinh nắm được dung lượng kiến thức xác định và các kĩ năng cần thiết. Hoạt động của giáo viên và học sinh chú ý đến việc nghiên cứu, nắm vững kiến thức và kĩ năng mới nhưng không loại bỏ yếu tố kiểm tra, củng cố, hoàn thiện kiên thức cũ có liên quan. Bài học thường có cấu trúc như sau: - Phần mở đầu được trình bày ngắn gọn để chuẩn bị cho học sinh tiếp thu kiến thức mới bao gồm việc nêu nhiệm vụ nhận thức, giới thiệu dàn bài thuyết trình, hoặc đàm thoại ngắn gọn về các kiến thức cũ có liên quan đến bài học. -Sự nghiên cứu, nắm vững kiến thức mới, kĩ năng mới chiếm phần cơ bản của giờ học. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học để thực hiện nội dung này. - Cuối giờ học, giáo viên khái quát ngắn gọn nội dung mới truyền đạt. Cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng mới thu được. Giáo viên trả lới các câu hỏi, thắc mắc của học sinh đặt ra khi vận dụng kiến thức và hệ thống các kiến thức mới truyền đạt. Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học ở nhà và các bài tập cần hoàn thiện. 9.3.3.2. Bài học hoàn thiện và vận dụng kiến thức. Nhiệm vụ chính của giớ học này là củng cố, đào sâu và hoàn thiện kiến thức lí thuyết về các định luật, học thuyết, khái niệm hoá họccác kĩ năng thực hành như thí nghiệm, tính toán lí thuyết… sau một số bài đã được nghiên cứu. Đây chính là những bài luyện tập trong một chương. Giờ học có thể tiến hành theo dàn bài sau: - Phần mở đầu: Nêu nhiệm vụ của giờ học và chuẩn bị cho học sinh làm việc. - Nhắc lại ngắn gọn các nội dung lí thuyết cơ bản bằng phương pháp đàm thoại với học sinh hoặc thông báo theo nội dung, dàn bài giáo viên đã chuẩn bị trước. - Học sinh làm việc độc lập: Hoàn thành các bài tập ở dạng vận dụng kiến thức để hoàn thiện, phát triển các nội dung lí thuyết, kĩ năng hoá học đã nghiên cứu. - Giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động độc lập của học sinh qua đàm thoại trên lớp. - Giáo viên khái quát nội dung bài học, phân tích những nội dung học sinh đã nắm được, những kiến thức cần bổ sung, chú ý và đánh giá hoạt động của học sinh. - Giáo viên hướng dẫn công việc, bài tập về nhà. 9.3.3.3. Bài học khái quát và hệ thống hoá kiến thức. Nhiệm vụ chính của giờ học là ôn tập, khái quát và hệ thống kiến thức theo các chuyên đề, các chương, hoặc nội dung trong một lớp có những giờ học khái quát, hệ thống hoá đã định trước (ví dụ: mối liên quan giữa các hợp chất vô cơ, hữu cơ) hoặc những giờ ôn tập toàn bộ chương trình của một lớp, một cấp học. Bài học có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng đều bắt đầu bằng sự mở đầu của giáo viên nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu trong giờ học. - Giáo viên nhắc lại, đàm thoại, bổ sung thêm nội dung các vấn đề cơ bản trọng tâm của chương, vấn đề cần nghiên cứu. - Hoạt động độc lập của học sinh theo nội dung nghiên cứu (làm việc với sách giáo khoa, sách tham khảo, giải bài tập Hoá học, thực nghiệm, hoàn thành thí nghiệm …). - Giáo viên khái quát vấn đề - nhấn mạnh nội dung chính. Kết thúc giờ học. Dạng bài học này có thể biến dạng thành giờ học hội thảo, học sinh chuẩn bị thông báo, báo cáo theo từng phần của nội dung cần khái quát hệ thống, chuẩn bị các bài tập, thí nghiệm do giáo viên nêu ra. Trong giờ học, giáo viên điều khiển các hoạt động của học sinh - trình bày các nội dung đã chuẩn bị. Giáo viên khái quát những nội dung chính do học sinh đã trình bày. 9.3.3.4. Bài học kiểm tra đánh giá kiến thức. Nhiệm vụ chính của giờ học là đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh về các mặt như sự đầy đủ, độ bền, độ sâu, tính linh hoạt chất lượng các khía cạnh khác nhau của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành Hoá học. Qua kết quả kiểm tra làm rõ thiếu sót, lỗ hổng trong kiến thức của từng học sinh mà giáo viên có kế hoạch bổ sung trong quá trình giải dạy. Bài kiểm tra ở dạng kiểm tra nói, viết được tiến hành thường xuyên trong từng giờ học đã trở thành yếu tố cấu thành trong các dạng bài lên lớp. Các bài kiểm tra có nhiệm vụ làm rõ mức độ nắm kiến thức trong một chương, một chuyên đề được tiến hành trong các giờ kiểm tra viết hoặc thực nghiệm thuộc dạng bài học kiểm tra đánh giá. Giờ kiểm tra thường được tiến hành như sau: - Giáo viên nêu nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra. - Tổ chức cho học sinh hoàn thành các bài kiểm tra độc lập (viết, trả lời câu hỏi test, làm trên máy tính, hoàn thành thí nghiệm Hoá học …). - Học sinh độc lập hoàn thành bài kiểm tra. - Kết thúc công việc (theo thời gian quy định). Kết quả bài kiểm tra được phân tích, đánh giá ngay hoặc ở giờ học sau. 9.3.3.5. Bài hỗn hợp Loại bài này nhằm nhiều mục đích bộ phận, mỗi mục đích giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra từ nội dung bài học, do đó cấu trúc vĩ mô của nó là sự tổ hợp từ các yếu tố tạo thành bài học. Do giới hạn về thời gian của bài học mà nội dung bài học là rất phong phú, vì thế ở một bài hỗn hợp, cấu trúc của nó thường chỉ tương ứng với một số giới hạn các yếu tố chứ không phải là toàn bộ. Dưới đây là ví dụ cấu trúc của một số loại bài hỗn hợp: * Bài kiểm tra việc lĩnh hội tri thức mới, bao gồm các yếu tố: - Tổ chức lớp. - Kiểm tra bài làm ờ nhà và những tri thức đã học. - Thông báo về bài, mục đích, nhiệm vụ bài học. - Giảng bài mới và tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức mới. - Củng cố tri thức mới.Tổng kết bài học. - Giao bài tập về nhà cho học sinh. * Bài lĩnh hội tri thức mới luyện tập kĩ năng, kĩ xảo bao gồm các yếu tố: Tổ chức lớp. - Tích cực hóa tri thức đã học. - Thông báo đề bài mục đích, nhiệm vụ bài học. - Giảng bài mới và tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức mới. - Củng cố tri thức mới. - Tổ chức luyện tập - Tổng kết bài học. - Giao bài tập về nhà cho học sinh. Tùy thực tiễn, tùy thuộc vào mục đích dạy học, điều kiện về thời gian và phương tiện, chúng ta có thể triển khai quá trình dạy học theo nhiều kiểu bài hỗn hợp. . 9.3.3. Cấu trúc của các kiểu bài lên lớp về hóa học 9.3.3.1. Bài học nghiên cứu tài liệu mới Bài học nghiên cứu tài liệu mới điển hình được thực hiện ở các bài. yếu tố tạo thành bài học. Do giới hạn về thời gian của bài học mà nội dung bài học là rất phong phú, vì thế ở một bài hỗn hợp, cấu trúc của nó thường chỉ

Ngày đăng: 30/10/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan