HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ Diện tích: 9629 nghìn km 2 Thủ đô: Oa-sinh-tơn TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Lãnh thổ và vị trí 1/ Lãnh thổ - Gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai - Phần đất trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km 2 với chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 4500 km , với chiều từ Bắc xuống Nam khoảng 2500 km - Đây là khu vực rộng lớn nên thiên nhiên có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía Nam sang phía Bắc. Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông 2/ Vị trí địalí - Nằm ở bán cầu Tây - Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. - Tiếp giáp Ca-na-da và khu vực Mĩ latinh Thuận lợi: nằm cách Châu Âu bởi Thái Bình Dương do đó ít bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới trước đây, khả năng mở rộng thị trường thuận lợi, có khả năng phát triển kinh tế biển. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Vùng phía Tây ( vùng Cooc-đi-e) + Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc- nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. + Có nhiều kim loại màu: Au, Cu, Pb . + Tài nguyên năng lượng phong phú. + Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở sườn phía Đông + Ven Thái Bình Dương có một số đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. - Vùng Phía Đông + Dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000-1500m, sườn thoải, với nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. + Khoáng sản chủ yếu là than đá, quặng sắt nằm lộ thiên, dễ khai thác + Nguồn thủy năng phong phú. + Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn. + Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương có diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, thuận lợi cho trồng nhiều cây lương thực, ăn quả. - Vùng trung tâm + Gồm các bang nằm giữa dãy núi A-pa-lat và Roc-ky. + Phần phía tây và phía bắc có địa hình đồi gò thấp, bao phủ bởi các đồng cỏ rộng mênh mông, thuận lợi phát triển chăn nuôi. + Phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn với hệ thống sông Missipisi thuận lợi cho trồng trọt. + Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên… + Khí hậu: phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới. - A-la-xca và Ha-oai. + A-la-xca là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Mĩ, địa hình chủ yếu đồi núi. + Tài nguyên: có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn (đứng thứ hai của Hoa Kì) + Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương: có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch. KINH TẾ 1/ Quy mô kinh tế: - Hoa Kì được thành lập 1776, nhưng đến 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vững vị trí đứng đầu thế giới cho đến nay - GDP/người 39739 (2004) 2/ Các ngành kinh tế Dịch vụ - Phát triển mạnh, chiếm 79.4% GDP (năm 2004), tỉ trọng GDP năm 1960 là 61.2% Ngoại thương + Chiếm 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới. + Giá trị nhập siêu ngày càng lớn. 1 Giao thông vận tải + Hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới. + Có số sân bay nhiều nhất thế giới, đảm nhiệm 1/3 tổng số khách hàng trên thế giới. + Các ngành vận tải khác (đường sắt, đường biển, đường ống) cũng rất phát triển. Tài chính, thông tin liên lạc, du lịch + Hệ thống ngân hàng, tài chính phát triển mạnh: 2002, Hoa Kì có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính thu hút khoảng 7 triệu lao động. + Ngành ngân hàng và tài chính có mặt trên khắp thế giới, tạo nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kì. + Thông tin liên lạc rất hiện đại, có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới. + Du lịch phát triển mạnh, doanh thu lớn 74.5 tỉ USD (2004) Công nghiệp - Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. - Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp GDP có xu hướng giảm - Nhiều ngành công nghiệp có sản lượng đứng hàng đầu thế giới. - Sản xuất công nghiệp gồm ba nhóm ngành: + Công nghiệp chế biến: chiếm khoảng 84% giá trị hàng xuất khẩu, đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô các loại. + Công nghiệp điện lực: gồm nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, điện địa nhiệt, điện từ gió,… Đứng đầu thế giới về sản lượng điện. + Công nghiệp khai khoáng: đứng đầu thế giới về khai thác photphat, molip đen; thứ hai thế giới về vàng, bạc, chì, đồng, than đá, khí tự nhiên; thứ ba thế giới về sản lượng dầu thô. - Cơ cấu công nghiệp đang có thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp, luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử,…trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp. - Sản xuất công nghiệp đang mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương. Phân bố: + Vùng Đông Bắc: có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo oto, đóng tàu, hóa chất, dệt…chiếm ưu thế. + Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương: là những vùng công nghiệp mới, cơ cấu gồm các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử viễn thông. Nông nghiệp - Nền nông nghiệp tiên tiến hàng hóa được hình thành sớm. giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiếm 0.9% GDP. - Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng giá tị hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng giá trị dịch vụ trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. - Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại. - Phân bố: trước đây hình thành các vùng chuyên canh điển hình như vành đai rau, lúa mì, ngô, nuôi bò sữa, ngày nay sản xuất đa canh phức tạp hơn nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố tập trung. - Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và nguyên nhân? Giải thích vì sao Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng kinh tế Hoa Kì vẫn mạnh nhất thế giới? Tính cán cân xuất nhập khẩu, nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của Hoa Kì? 2 LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Dân số: 459,7 triệu người (2005) Trụ sở: Brúc- xen (Bỉ) EU_ Liên minh khu vực lớn nhất thế giới 1/ Sự ra đời và phát triển - Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thống nhất. + Năm 1951, sáu nước (Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua) đã thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu + Sau đó sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân EU ngày nay) vào năm 1957 và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu năm 1958. - Quá trình phát triển của EU có những đặc điểm cơ bản: + Số lượng các nước thành viên tăng liên tục. + EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địalí : lên phía Bắc (1973,1995), sang phía Tây (1986), xuống phía Nam (1981), sang phía đông (2004). + Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao. 2/ Mục đích và thể chế. - Mục đích: Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và tăng cường hợp tác liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả an ninh đối ngoại. - Thể chế: Nhiều quyết định về kinh tế và chính trị do các cơ quan đầu não của EU đưa ra. - Các cơ quan quan trọng EU là: + Nghị viện châu Âu + Hội đồng châu Âu + Ủy ban liên minh châu Âu + Hội đồng bộ trưởng châu Âu + Tòa án châu Âu + Cơ quan kiểm soát châu Âu. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não. - Nghị viện châu Âu- quốc hội châu Âu : kiểm tra các quyết định của các ủy ban, đồng thời tham vấn và ban hành các quyết định, luật lệ. - Hội đồng châu Âu : chịu trách nhiêm xác định đường lối chính sách EU và chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động của Hội đồng bộ trưởng EU. Thành viên của hội đồng là những người đứng đầu nhà nước của các nước thành viên - Ủy ban liên minh châu Âu : là cơ quan lâm thời của EU, hoạt động dựa trên các định ước pháp lí của hội đồng bộ trưởng, dự thảo nghị quyết và dự luật. - Hội đồng bộ trưởng châu Âu : là cơ quan lập pháp, vai trò đưa ra quyết định các dự thảo nghị quyết và dự thảo do ủy ban liên minh châu Âu dự thảo. Đưa ra đường lối chỉ đạo mà các cơ quan lập pháp cảu các nước thành viên phải phục tùng. - Tòa án châu Âu, Cơ quan kiểm soát châu Âu : là những cơ quan chuyên môn. EU – trung tâm kinh tê hàng đầu thế giới. - EU đã tạo được một thị trường chung có khả năng đảm bảo tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn cho các nước thành viên, sử dụng một đồng tiền chung (o-ro). - Giữa các nước thành viên có sự chênh lệch về trình độ phát triển - EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: + EU đứng hàng đầu thế giới về GDP (năm 2004 GDP của EU là 12690.5 vượt qua Hoa Kì và Nhật Bản). + Dân số chiếm 7.1% dân số thế giới nhưng chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới + Chiếm 37% xuất khẩu của thế giưosi, đứng đầu thế giới về tỉ trọng xuất khẩu của thế giới. + Chiếm 59% tổng viện trợ phát triển kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới - Các nước thuộc EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại. - EU là bạn hàng của các nước đang phát triển. 3 EU_Hợp tác, liên kết để cùng phát triển 1/ Thị trường chung Châu Âu Nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. - Tự do di chuyển: mọi công dân trong EU đều có quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn nơi làm việc. - Tự do lưu thông dịch vụ: các dịch vụ như dịch vụ vận tại, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch được tự do hoạt động trong các nước EU. - Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất hợp pháp ở một nước của EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. - Tự do lưu thông tiền vốn: bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch và thanh toán, các nhà nước đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi ích nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong EU. → lợi ích: + Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế. + Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU. + Tăng cường sức mạnh kĩ thuật và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. 2/ Euro- đồng tiền chung của EU - 1.1.1999, 11 nước thành viên bắt đầu sử dụng đồng Euro như là đồng tiền chung của EU nhưng dưới dạng không phải là tiền mặt - 2004, 13 nước thành viên đã sử dụng Euro là đồng tiền chung. Lợi ích: - Nâng cao sức mạnh cạnh tranh - Tránh rủi ro 3/ Liên kết vùng - Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về mặt kinh tế- xã hội và văn hóa nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước. - Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác). → Các nước phải liên kết vùng với nhau vì: + Tăng cường liên kết và nhất thể hóa châu Âu. + Ở vùng biên giới, cùng thực hiện các dự án chung về kinh tế, văn hóa, giáo dục nhằm tận dụng lợi thế mỗi nước. + Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới. → Liên kết vùng Ma-xo Rai- nơ: - Hình thành ở biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. - Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. - Các trường đại học tổ chức khóa đào tạo. - Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. Ý nghĩa việc hình thành một EU thống nhất? - Tạo điều kiện để hàng hóa, lao động, tiền vốn và các loại dịchu vụ được tự do lưu thông trong khắp lãnh thổ. -Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, tăng tiềm lực và khả năng canh tranh của khối. - Thúc đẩy nền kinh tế của mỗi thành viên tiếp cận với chuyển giao công nghệ, tiền vốn, xóa dần sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, tiến tới nhất thể hóa châu Âu. - Việc sự dụng đồng tiền chung ơ-rô tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn, đơn giản hóa công tác kế toán, kiểm toán, hạn chế những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. → Khó khăn:Việc sử dụng đồng tiền chung làm cho nhiều nước mất lợi thế so sánh với đồng tiền các nước trong khu vực trước đây. Làm cho giá tiêu dùng tăng cao, gây tình trạng lạm phát trong khối. Vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới? 4 CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC 1/ Vị trí địalí và điều kiện tự nhiên: Kinh tế Khái quát - CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu ở châu Âu và trên thế giới. + Đứng đầu châu Âu, thứ ba thế giới về GDP (2714.4 tỉ USD). + Là cường quốc thương mại thứ hai thế giới. + Đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. + Có vai trò chủ chốt trong EU, một trong những đầu tàu kinh tế của EU. Công nghiệp. - Là nước công nghiệp phát triển với trình độ cao trên thế giới. - Nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng giữ vị trí cao : chế tạo máy, hóa chất, điện tử - viễn thông, sản xuất thép. - Các yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh công nghiệp Đức: năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng tìm tòi, sáng tạo của người lao động, chất lượng sản phẩm cao. - Các trung tâm công nghiệp nổi tiếng: Xtugrat, Muy nich, Beclin… Nông nghiệp. - Nền nông nghiệp thâm canh, năng suất cao. - Được tăng cường cơ giới hóa, chuyên môn hóa, sử dụng nhiều phân bón, giống tốt, tưới tiêu hợp lí. - Nông sản chủ yếu là lúa mì, củ cải đường. Vì sao nói: Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới? Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp- nông nghiêp phát triển cao? 5 . các hướng khác nhau trong không gian địa lí : lên phía Bắc (19 73 ,19 95), sang phía Tây (19 86), xuống phía Nam (19 81) , sang phía đông (2004). + Mức độ liên. của EU - 1. 1 .19 99, 11 nước thành viên bắt đầu sử dụng đồng Euro như là đồng tiền chung của EU nhưng dưới dạng không phải là tiền mặt - 2004, 13 nước thành