KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phương pháp CVM

10 291 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phương pháp CVM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Phương pháp CVM 4.1. Về mặt phương pháp 4.1.1. Kết Luận Phương pháp CVM được sử dụng phổ biến cho việc đánh giá giá trị tài sản môi trường. Với mục tiêu muốn tiếp cận phương pháp một cách hiệu quả, mô hình xác định mức phí từ dân cho việc cải tạo sông Tô Lịch có một số ưu, nhược điểm nhất định. a. Khắc phục các nhược điểm tiềm ẩn của phương pháp CVM khi áp dụng Trong mô hình nghiên cứu, số liệu tính toán chủ yếu đều dựa trên WTP - một số liệu quan trọng của phương pháp CVM. CVM có những diểm nhược điểm chính liên quan tới WTP như đã trình bày ở chương I, khi áp dụng phương pháp này để xây dựng mô hình tính phí đã khắc phục được một số nhược điểm này. *Nói ít đi WTP “Nói ít đi WTP” nghĩa là giá trị WTP được phát biểu thường chỉ bằng 70% đến 90% đánh giá thực của người dân. Khắc phục nhược điểm này bằng cách tính phí thực tế theo công thức: Mức phí tính toán x 100/90 < Mức phí thực tế < Mức phí tính toán x100/70 * Thiên lệch theo cách đóng góp Thường người dân không thích đóng thuế nhưng họ lại cảm thấy rằng cách này đảm bảo hơn cho việc bảo vệ môi trường so với khả năng sử dụng từ các quỹ từ thiện. Việc huy động tiền qua hình thức phí bắt buộc sẽ làm cho người dân thấy có trách nhiệm với số tiền đóng hơn tin tưởng vào cách sử dụng số tiền này hơn so với việc đóng tiền ủng hộ bảo vệ môi trường. * Thiên lệch điểm khởi đầu. Nếu người trả lời được gợi ý một mức WTP ban đầu sẽ làm mất tính khách quan do người trả lời sẽ dựa vào mức gợi ý này (đôi khi thấp hoặc cao hơn mức họ sẵn sàng trả). Vì vậy phiếu điều tra đã không gợi ý bất kỳ một mức WTP ban đầu nào. Tuy nhiên việc này dẫn tới sự nghi ngờ về mức WTP người dân đưa ra liệu có tương ứng với sự đánh giá đúng giá trị tài sản môi trường của họ không (do việc lúng túng khi không có một mức đánh giá gợi ý) hay họ chỉ đưa ra một mức WTP nào đó quá cao (mà thực ra họ không có khả năng chi trả), quá thấp (vì không đánh giá đúng tài sản môi trường). Nghi ngờ này đã được khắc phục bằng cách thực hiện cuộc điều tra lần 2 kiểm định lại mức phí sau khi đã tính toán xem có phù hợp với mức trả lời ban đầu của người dân hay không. b. Xây dựng mô hình xác định phí dựa trên tổng lợi ích thực của xã hội có tính đến “người ăn theo”. * Mô hình xác định phí dựa trên tổng lợi ích thực của xã hội Mô hình không đưa ra kết quả thu trực tiếp theo WTP trung bình tính toán được (như trong phương pháp CVM) mà chỉ sử dụng WTP như số liệu về giá của một loại hàng hoá để xây dựng đường cầu về cải thiện chất lượng nước sông theo các tình huống. Từ đó tính được lợi ích của xã hội (lợi ích của những người thụ hưởng tài sản môi trường) là phần nằm dưới đường cầu cũng chính là đánh giá của xã hội khi ước tính giá trị của một tài sản môi trường (xem trang 8). Như vậy Phí được tính theo lợi ích trung bình của người thụ hưởng chứ không phải là WTP trung bình. * Mô hình xác định phí có đề cập đến “người ăn theo” Phương pháp CVM không đề cập tới “người ăn theo” mặc dù đây là một hiện tượng rất phổ biến đối với hàng hoá công cộng nói chung tài sản môi trường nói riêng. Nếu không trừ bớt phần có “người ăn theo” mà thu theo mức WTP trung bình tính toán được (theo CVM) hoặc thu theo lợi ích trung bình (mô hình đề xuất) sẽ dẫn tới tình trạng mức thu cao hơn so với thực tế tất cả mọi người sẵn lòng chi trả. Vì vậy trong mô hình nghiên cứu đã tính phí trên cơ sở trừ bớt đi phần lợi ích của người ăn theo (xem trang 32). c. Sự khác biệt về nhu cầu các chất lượng nước sông. Nghiên cứu về sông Monogahela cho thấy một đường cầu về chất lượng nước (xem hình 2, trang12) thể hiện xu hướng WTP trung bình thêm cho từng chất lượng nước sông giảm dần (từ 24,5$ giảm xuống 17,6$, cuối cùng là mức 12,4$) đối với nhu cầu có được chất lượng nước sông cao hơn. Kết quả điều tra sông Tô Lịch cho thấy một xu hướng: nước sông càng được cải thiện chất lượng thì mức WTP trung bình từ mức ô nhiễm hiện tại lên từng mức chất lượng theo mỗi tình huống ngày càng cao (từ 18.110đ tăng lên 22.024đ cuối cùng là 32.739đ). Như vậy WTP thể hiện nhu cầu về sử dụng chất lượng nước sông ở đây cho thấy: người dân sẵn sàng trả giá cao hơn cho chất lượng nước sông tốt hơn. - Tình huống 1: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức nước ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án (18.110đ). - Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án (22.024đ). - Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức hiện tại lên mức nước có thể giải trí như câu cá, bơi lội, đây là tình huống giả định (32.739đ). WTP trung bình thêm cho từng chất lượng nước sông không theo chiều hướng giảm dần: từ 18.110đ giảm xuống 3.914đ (22.024-18110), lại tăng lên 10.715đ (32.739-22.024) đối với nhu cầu có được chất lượng nước sông cao hơn. Như vậy xu hướng nhu cầu chất lượng nước sông ở hai vùng là khác nhau chưa chắc đã dựng được đường cho các chất lượng nước sông như nghiên cứu về sông Monogahela đã khẳng định. d. Nhược điểm, hạn chế Do điều kiện thời gian kinh phí còn hạn hẹp nên chỉ có thể tiến hành điều tra với mẫu nhỏ 130 hệ so với tổng thể là 375.000 hộ dân sống ven bờ sông Tô Lịch. Số mẫu này quá nhỏ (chỉ chiếm 0,035% tổng thể) so với thực tế nên chắc chắn sai số gặp phải là khá lớn. Vì vậy, phạm vi sai số cho phép còn lớn dẫn tới mức phí thực tế dao động trong một khoảng khá rộng. Để xác định mức phí chính xác hơn, nếu có điều kiện mở rộng đi sâu nghiên cứu đề tài, cần điều tra tối thiểu 5% số hộ tổng thể tức là vào khoảng 18.750 hộ. Với mẫu điều tra như vậy sẽ đảm bảo một mức phí chính xác hơn. 4.1.2. Kiến nghị a. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM có thể áp dụng chung cho việc tính giá trị của những hàng hoá không có giá trên thị trường đặc biệt là hàng hoá môi trường như các cảnh quan sinh thái nói chung các dòng sông đang bị ô nhiễm nói riêng. Việc tính giá trị những hàng hoá này rất quan trọng vì từ đó mới có thể tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất ra sản phẩm trên thị trường đối với những nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng phương pháp CVM để từ đó thiết lập nên đường cầu mới sẵn sàng chi trả (WTP), tính được giá trị cảnh quan đề ra mức phí theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền” có thể được sử dụng rộng rãi để huy động vốn từ cộng đồng dân cư cho bảo vệ môi trường. Đây cũng là phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng khi thực hiện các công trình xã hội có liên quan đến môi trường. Khi áp dụng cần chú ý khắc phục một số nhược điểm tiềm ẩn của phương pháp ngay từ khi thiết kế mẫu điều tra, vạch kế hoạch điều tra xử lý số liệu: - Không gợi ý bất kỳ một mức WTP ban đầu nào trong phiếu điều tra để tránh “Thiên lệch điểm khởi đầu”. - Cần thực hiện cuộc điều tra lần 2 kiểm định lại mức phí sau khi đã tính toán xem có phù hợp với mức trả lời ban đầu của người dân hay không. - Khắc phục nhược điểm “Nói ít đi WTP” bằng cách tính phí thực tế theo công thức: Mức phí tính toán x100/90 < Mức phí thực tế < Mức phí tính toán x100/70 - Nên phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới WTP để xác định đưa ra được Mức WTP hợp lý tiếp cận, đề xuất được cách thu phí hiệu quả. b. Mô hình tính phí đóng góp của những người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường. Khi xác định mức phí đóng góp của những người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường nên tính đến vấn đề “người ăn theo”. Tổng lợi ích xã hội khi không tính trừ bớt phần có người ăn theo là tổng lợi ích tối đa, nếu trừ bớt phần có người ăn theo là tổng lợi ích tối thiểu. Như đã trình bày ở phần kết luận khi trừ bớt phần có người ăn theo sẽ tránh được tình trạng mức thu cao hơn so với thực tế tất cả mọi người sẵn lòng chi trả. Mô hình này có thể áp dụng phù hợp khi tính phí đóng góp của những người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện môi trường 4.2. Về mặt thực tiễn. Quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc thu phí từ những hộ gia đình hai bên bờ sông Tô Lịch có thể nói là một hướng cụ thể trong việc huy động vốn từ cộng đồng dân cư để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên để thực hiện được việc thu phí này cần có nhiều biện pháp thiết thực đồng bộ. 4.2.1. Lựa chọn mức phí thích hợp : Tương ứng 3 giai đoạn của dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội là 3 khung mức phí “P” cho một hộ gia đình 1 tháng. - Giai đoạn I : 1331,422 đồng < P < 12315,6 đồng - Giai đoạn II : 1931,97 đồng < P < 11720,6 đồng - Giai đoạn III : 3039,1 đồng < P < 18417,7 đồng Khi đưa ra mức phí, làm tròn số sẽ có 3 khung mức phí như sau: - Giai đoạn I : 1500 đồng < P < 12000 đồng - Giai đoạn II : 2000 đồng < P < 12000 đồng - Giai đoạn III : 3000 đồng < P < 18000 đồng So với mức phí vệ sinh hiện nay (1000 đồng/người/tháng), mỗi mức phí thấp nhất của từng giai đoạn là tương đối phù hợp. Tính bình quân một hộ có 4,3 người, nếu coi một hộ có 4 người, trung bình trong giai đoạn I với mức phí thấp nhất cho một người sẽ là 375 đồng/người/tháng. Đối với giai đoạn II mức phí cho một người là 500 đồng/người/tháng, Giai đoạn III là : 750 đồng/người/tháng. Như vậy việc thu phí là có tính khả thi. Bên cạnh đó 3 khung mức phí cũng thể hiện khoảng biến động nhất định, từ đó Nhà nước có thể tuỳ theo tình hình thực tế để điều chỉnh mức phí cho phù hợp. Cụ thể nếu Nhà nước nhận thấy mức sống của dân cư cao hơn so với mức điều tra trong đề tài thì có thể tăng mức phí lên cho tương ứng với sự phát triển của kinh tế-xã hội mà đặc biệt là đời sống dân cư hai bên sông. So với tình hình thu phí rác thải hiện nay, chỉ thu được từ 50% đến 70% dân với mức phí 1000 đ/người/tháng, nên có sự lựa chọn mức phí thấp để phù hợp với đời sống dân cư hai bên sông Tô Lịch tăng tính khả thi hơn. 4.2.2. Cách thu phí Ngoài yếu tố mức thu phí phù hợp với đời sống dân cư, cách thu phí cũng đóng góp một phần hết sức quan trọng để thực hiện thu phí. Một vấn đề tồn tại hiện nay là tình trạng thu phí vệ sinh không được người dân tham gia đầy đủ. Sở dĩ xảy ra tình trạng này vì : + Người đi thu phí vệ sinh chính là những nhân viên Công ty Môi trường Đô thị, họ thường đi thu phí cùng hàng ngày quãng 5 – 6 h chiều. Đây là giờ thường các chủ hộ gia đình có nhà. Nhưng vẫn còn một phần lớn người đi làm theo ca nên không có nhà, bên cạnh đó một số người làm ăn tự do, những người nhân viên Công ty Môi trường Đô thị sẽ khó có thể thu phí vệ sinh của những người này. + Người đi thu phí vệ sinh thường không nắm chắc số người trong một hộ gia đình đồng thời con số này cũng biến động theo thời gian nên việc thu thiếu là hiện tượng tất yếu. + Do ý thức bảo vệ Môi trường sống của những người dân : Những người dân thường được công ty Môi trường Đô thị thu hồi rác thải thường xuyên nên người dân không phải chịu nhiều bức xúc do ô nhiễm môi trường sống vì vậy ý thức đóng góp bảo vệ môi trường chưa cao. Vì vậy đối với cách thu phí huy động từ những hộ gia đình sống 2 bên bờ sông Tô Lịch, nhóm nghiên cứu có kiến nghị như sau : a. Nhân viên thu phí Trong quá trình đi điều tra, nhóm nghiên cứu nhận ra một điều: những người dân thường rất tin cậy vào các khoản thu ở tổ dân phố. Nhiều người đã trả lời mức Tổ dân phố thu theo mức nào, họ sẽ đóng ở mức đó. Theo ý kiến người dân qua cuộc điều tra lần 2, các tổ trưởng dân phố là những người quen thuộc, bao quát bám sát địa bàn, nắm rõ thời gian sinh hoạt của người dân trong tổ, họ hầu hết là những người đã về hưu do vậy họ có nhiều thời gian để thu phí hơn, có cơ hội thu phí từ người dân nhiều hơn. Ví dụ điển hình đối với phí An ninh xã hội. Tổ dân phố thường thu 24000đ/người/năm thu rất đủ. Như vậy so với mức phí giai đoạn I : 4500 đồng/người/quý tức là 18000 đồng/người/năm thì khả năng thu phí tương đối lớn. Đồng thời khi có văn bản Nhà nước qui định về việc thu phí hay đóng góp bất kỳ một khoản tiền nào, người đầu tiên phổ biến chính sách trực tiếp cho người dân chính là tổ trưởng dân phố, vì vậy sẽ giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của người dân. b. Cơ chế thu phí Nhà nước có thể trích một vài phần trăm số phí thu được cho người thu phí.Với cơ chế như vậy sẽ khuyến khích người thu phí tích cực hơn trong việc thu phí. Mức phần trăm bồi dưỡng cho người thu phí nhóm nghiên cứu đề ra ở đây là 10% tổng số phí thu được. Với hệ thống nhân viên thu phí là những người tổ trưởng tổ dân phố, mức 10% là phù hợp (bằng mức trích tổng số phí an ninh). Trong số 10 người được phỏng vấn có 2 tổ trưởng cho rằng nên có hệ thống nhân viên thu phí riêng vì họ làm chỉ vì trách nhiệm, 10% tiền trích bồi dưỡng không đáng là bao. Tuy nhiên có một đặc điểm chung giữa 2 người này, tuy họ đã về hưu nhưng đều đi làm thêm vì vậy nếu phải thu thêm một loại phí sẽ rất mất thời gian. c. Khoảng thời gian thu phí : * Thời gian thu phí mỗi giai đoạn: Nên thu sau khi đã hoàn thành từng giai đoạn. Mô hình lý thuyết về đánh giá quan hệ giữa WTP, Mức chi tiêu của hộ gia đình tác động của việc thực hiện giai đoạn I của Dự án tới WTP cho thấy người dân phải thấy được kết quả thực hiện từng giai đoạn mới đóng phí giai đoạn đó. Như vậy việc thu phí theo tình huống 1 có thể được tiến hành ngay sau khi đã thực hiện xong giai đoạn I kéo dài tới khi kết thúc việc thực hiện giai đoạn II. Theo kế hoạch thực hiện của Dự án, thời gian này kéo dài khoảng 10 năm nhưng so với tiến độ thi công hiện nay không thể đảm bảo được thời gian đã đề ra. khi kết thúc giai đoạn II, mức phí tình huống 1 sẽ được thay thế bằng mức phí đối với tình huống 2 tới khi thực hiện tình huống 3 (đây là tình huống giả định nên chưa thể qui định rõ số năm). * Khoảng thời gian giữa mỗi lần thu phí: Nên thu theo từng quý như vậy sẽ đỡ vất vả cho người đi thu, người dân lại không bị cảm giác liên tục phải đóng tiền từng tháng. Nên thu vào những ngày 10 – 15 của tháng đầu từng quý vì đây là những ngày công nhân viên chức được nhận lương. Mức phí thu theo quý cho 3 tình huống như sau: + Tình huống 1: 4500 đồng/ hộ/ quý. + Tình huống 2: 6000 đồng/hộ/quý. + Tình huống 3: 9000 đồng/hộ/quý. d. Những biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người đóng phí. Những người dân sống 2 bên bờ sông Tô Lịch đã phải chịu sống trong một môi trường rất ô nhiễm do đó họ rất bức xúc, vì vậy ý thức bảo vệ môi trường sống của họ cao hơn so với những người khác. Cần thực hiện một số chiến dịch phổ biến công cộng cho người dân nói chung đặc biệt với những người không nộp phí vì chưa nhận thức được quyền lợi nghĩa vụ đóng phí. Đến nay đã có một số kinh nghệm về các chiến dịch. Các chương trình TV, quảng cáo, áp phích giáo dục ở phường, ở trường học rất có hiệu quả, có thể kết hợp với các đoàn thể, hội phụ nữ. + Cần phải ra các thông báo chung phổ biến kiến thức về hệ thống thoát nước đồng thời với các vấn đề môi trường. + Cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của việc cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội trong đó có sông Tô Lịch. Mọi người phải biết họ có thể làm gì cho họ để có được môi trường tốt hơn trong sạch hơn, không đổ rác bừa bãi, không phá hoại, làm hư hại cống thoát nước. + Sử dụng hệ thống loa phường tuyên truyền động viên người dân đóng phí đầy đủ, giải thích rõ những thắc mắc của người dân thông qua ý kiễn đề đạt của tổ trưởng dân phố. Bên cạnh đó các tổ trưởng có thể sử dụng bảng tin của tổ thông báo về số lượng người chưa đóng phí (chỉ nêu tên trong trường hợp hãn hữu). + Đối với những người không đóng phí sau khi đã thực hiện mọi biện pháp động viên cũng như cảnh báo ở tổ nhưng không hiệu quả, cần ghi rõ họ tên địa chỉ của người không đóng phí để thể hiện sự rõ ràng trong công tác thu phí ở tổ. Như vậy phường có thể kiểm tra việc thu phí một cách phân minh có danh sách những người không đóng phí để có thể mời họ lên phường giải thích. + Cần có biên lai thu phí riêng để thể hiện tính trách nhiệm nghĩa vụ của người đóng phí. Thường thì tổ trưởng khi thu các loại phí khác chỉ ghi danh sách ra một quyển sổ theo dõi, không tạo được tính bắt buộc cho người dân khi đóng phí, do đó có nhiều ý kiến thắc mắc không hiểu lượng tiền thu phí sẽ được sử dụng ra sao, có gì chứng nhận là gia đình đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí rồi, liệu họ có bị thu phí trùng lặp hay không . Nếu như có biên lai, các câu hỏi này sẽ có lời giải đáp rõ ràng, tạo được sự tin tưởng của nhân dân. 4.2.3. Hướng sử dụng Tổng số phí thu được Theo thoả thuận, Việt Nam sẽ phải trả vốn vay OECF cho Nhật Bản thời gian là sau 20 năm cho mỗi giai đoạn. Vì vậy như đã trình bày ở phần đặt vấn đề, đề tài chỉ đề ra giải pháp huy động vốn góp một phần cùng với Nhà nước trả nợ vay nước ngoài trong dự án Cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội. Như vậy Nhà nước có thể sử dụng số phí thu được để góp phần hoàn trả vốn vay nước ngoài. Chi phí cho hoạt động duy tu hằng năm là : 1.163.196.800 đ. Hàng năm, vẫn có một khoản được trích từ Ngân sách Nhà nước để đầu từ cho hoạt động cải tạo hệ thống thoát nước thành phố nói chung sông Tô Lịch nói riêng. Vì vậy chi phí này có thể được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc khoản phí thu hàng năm có thể được sử dụng để chi trả cho hoạt động này. Chi phí phát sinh khi thu phí là 10% tổng số phí thu được, chi phí này có thể được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc trích thẳng từ tổng số phí thu được. 4.2.4 Thực thi một số biện pháp hỗ trợ cho dự án - Chi phí thực hiện nghĩa vụ lắp đặt bể tự hoại của các hộ - Cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi để lắp các bể tự hoại. - ở các khu nhà mới nên yêu cầu có các bể tự hoại thích hợp ngoài việc lắp đặt các xí tự hoại, đồng thời nên thu xếp việc bảo dưỡng hút bùn, nếu không thì không thể đạt được kết quả khá hơn. - Xử lý nước thải sơ bộ ở các nhà máy công nghiệp: + Các loại nước thải độc hại nhất được xả ra từ nhà máy công nghiệp như các loaị hoá chất, kim loại nặng, dầu mỡ. Bước đầu tiên đối với các qui định là các nhà máy phải thông báo việc sử dụng những loại hoá chất, các chất độc khác hoặc các chất nguy hiểm nào trong quá trình sản xuát phải có khả năng lấy mẫu phân tích thành phần chất thải rắn, nước thải không khí + Xử lý sơ bộ nước thải ở các nhà máy là rất cần thiết nên thu xếp thường xuyên theo cách cơ học hoặc đơn giản với bộ phận tách nước, làm cho cặn lắng được lọc. + Nên có các tiêu chuẩn về điều kiện cống các công trình khác trong nhà máy. Đối với các xí nghiệp nên có các qui định nghiêm ngặt giấy phép về việc thải các phế thải ra môi trường. 4.2.5. Một số kiến nghị về mặt chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường a. Sớm ban hành chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường Để dự án cải tạo sông Tô Lịch được thực hiện có hiệu quả, hiện còn rất thiếu những văn bản quy phạm hướng dẫn cụ thể. Điều này làm cho dự án gặp trở ngại trong quá trình thực hiện, nhất là khi xảy ra tranh chấp giữa người dân công trình trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại . Hơn nữa, do các hành lang pháp lý về môi trường còn chưa chặt chẽ, dẫn tới việc người gây ô nhiễm tìm cách trốn tránh, không chịu trách nhiệm đền bù cho những thiệt hại môi trường mà mình gây ra. Không có một chính sách huy động tài chính để xây dựng các công trình phục vụ môi trường làm các cơ quan chứa năng lúng túng trong việc xác định nên thu của ai, thu như thế nào, bao nhiêu là đủ ., người dân cũng tồn tại nhiều thắc mắc về sự minh bạch của quá trình sử dụng phí thu được, khiến họ không tự nguyện đóng phí. Chính vì thế, việc sớm ban hành chính sách huy động đầu tư tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường là đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hiện nay. b. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường: Những vấn đề lớn cần chú ý trong hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho bảo vệ môi trường bao gồm: - Sớm ban hành chiến lược bảo vệ môi trường, các chương trình mục tiêu trọng điểm về bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm dài hạn để thi hành luật bảo vệ môi trường. Tăng cường sự gắn kết giữa các hoạt động bảo vệ môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. - Tiếp tục ban hành các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về các vấn đề quan trọng như bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường; nghĩa vụ đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường; đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường; quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo vệ từng loại thành phần môi trường; các quy định chi tiết, cụ thể về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường sự cố môi trường, v.v . - Xây dựng ban hành quy chế tự quản, tự chịu trách nhiệm trong bảo vệ môi trường phù hợp với từng loại chủ thể đầu tư bảo vệ môi trường, từng loại đối tượng bảo vệ môi trường. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. LỜI KẾT Kết quả thu được thực tế điều tra cho thấy nhu cầu cải tạo môi trường sông Tô Lịch của nhân dân rất cấp bách, kết quả tính toán chỉ phản ánh được phần nào nhu cầu của họ. Thực tế cho thấy rằng họ sẵn sàng đóng góp cho công trình cải tạo sông Tô Lịch nếu như việc đó diễn ra một cách triệt để thật sự có hiệu quả mang lại lợi ích rõ rệt cho nhân dân. Vấn đề đặt ra không phải là nhân dân có chịu đóng góp hay không mà ở chỗ hoạt động cải tạo có đúng như dự kiến mang lại những lợi ích thiết thực hay không, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho nhân dân, giúp việc thu phí hỗ trợ hoạt động cải tạo. Đây sẽ là một nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho hoạt động cải tạo môi trường sông Tô Lịch nói riêng cũng như cải tạo những cảnh quan xung quanh con người, ảnh hưởng tới môi trường sống làm việc của con người nói chung. Đồng thời đề tài nghiên cứu chứng tỏ rằng những biện pháp kinh tế vận dụng vào hoạt động môi trường làm cho công tác đánh giá hàng hoá môi trường trở nên dễ dàng, chính xác khoa học hơn trong việc lượng hoá giá trị tiền tệ. Hiện nay trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung ô nhiễm các dòng sông chảy qua đô thị nói riêng đang là một vấn đề vô cùng bức xúc. Đề tài đưa ra một giải pháp xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, việc thu phí từ người dân là một công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao ý thức bảo vệ trường sống của chính họ. . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phương pháp CVM 4.1. Về mặt phương pháp 4.1.1. Kết Luận Phương pháp CVM được sử dụng phổ biến cho việc. vào khoảng 18.750 hộ. Với mẫu điều tra như vậy sẽ đảm bảo một mức phí chính xác hơn. 4.1.2. Kiến nghị a. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Phương pháp

Ngày đăng: 30/10/2013, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan