Không xem đừng tiếc

24 183 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Không xem đừng tiếc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 1: Quy tắc chuyển từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều - Một ít danh từ hình thành số nhiều bằng cách đổi nguyên âm: Ví dụ: • foot (bàn chân) - feet • mouse (chuột) - mice • goose (ngỗng) - geese • tooth (cái răng) -teeth • louse (chấy/rận) - lice • woman (người đàn bà) - women • man (người đàn ông) - men - child(đứa bé) - children. - ox(bò đực) - oxen. - Tên một số sinh vật không đổi theo số nhiều. Fish (cá) thường không đổi. Có dạng số nhiều fishes, nhưng không thông dụng. Tên vài giống cá thường không đổi theo số nhiều: Ví dụ: • carp (cá chép) • pike (cá chó) • salmon (cá hồi) • trout (cá hương đốm) • cod (cá tuyết) • plaice (cá bơn sao) • squid (cá bơn) • turbot (mực thẻ) • mackerel (cá thu) Nhưng nếu được dùng theo nghĩa số nhiều, những từ trên hợp với động từ ở dạng số nhiều. - Những trường hợp khác thêm -s: sharks (những con cá mập), lobsters (những con tôm hùm), crabs (những con cua), eels (những con lươn), herrings (những con cá trích), sardines (những con cá xác-đin). - Danh từ deer (hươu/nai) và sheep (cừu) không đổi: one sheep, two sheep. - Một số từ khác không đổi: aircraft (máy bay), craft (tàu). - Các danh từ tập hợp như team, family được coi là số ít nếu ta xét là từ đó chỉ chung một nhóm, một đơn vị. Ví dụ: • Our group is the best. Và chúng được coi là số nhiều nếu ta xét từ đó chỉ một tập hợp của nhiều cá thể. Ví dụ: • Our group are wearing their new shirts. - Một số từ luôn ở dạng số nhiều: clothes, police. + Những y phục gồm hai phần: pants (quần lót dài), trousers (quần dài). + Những dụng cụ gồm hai phần: cissors (cái kéo), glasses (kính đeo mắt). - Những từ có dạng số nhiều nhưng có nghĩa số ít bao gồm: • news (tin tức). • Tên một số bệnh: mumps (bệnh quai bị), rickets (bệnh còi xương), shingles (bệnh zona). • Tên một số trò chơi: billiards (bi-a), darts (ném phi tiêu), draughts (cờ đam), bowls (bóng gỗ), dominoes (đô-mi-nô). - Một vài từ vẫn giữ dạng gốc tiếng Hy Lạp hoặc Latin hình thành số nhiều theo quy luật của tiếng Hy Lạp hoặc Latin. Ví dụ: • phenomenon (hiện tượng) - phenomena • radius(bán kính) - radii • erratum (lỗi in) - errata • oasis (ốcđảo) - oases Nhưng một vài từ vẫn theo quy luật tiếng Anh: Ví dụ: • formula(công thức) - formulas. - Hai hình thức số nhiều với hai nghĩa khác nhau: Ví dụ: • cherub, cherubs (con cưng) - cherubin (thiên thần) • cloth, cloths (vải vóc) - clothes (quần áo) Bài 2: Đại từ chỉ định: This, that, these, those, và từ hạn định this, that - This/these có thể chỉ những tình huống và kinh nghiệm đang diễn ra nhưng chỉ mới bắt đầu. Ví dụ: • I like this music. What is it? - Tôi thích loại nhạc này. Nhạc gì vậy? • Watch this! - Hãy xem cái này! • This is a police message. - Đây là lời nhắn của cảnh sát đấy. - That/those chỉ kinh nghiệm mới kết thúc hoặc đã lùi xa trong quá khứ. Ví dụ: • That was nice. What was it? - Cái đó thật thú vị. Nó là cái gì vậy? • Who said that? - Ai nói điều đó? • Did you see that? - Anh có thấy cái đó không? - That có thể chỉ điều gì đã kết thúc. Ví dụ: • Anything else? - Còn gì khác nữa không? No, that’s all, thanks. - Không, tất cả chỉ thế thôi, cám ơn. - Lưu ý: this morning/afternoon, this spring/summer/autumn có thể chỉ đến một thời gian đã qua (nếu người nói đang nói vào lúc cuối ngày/cuối mùa) - Sự chấp nhận và bác bỏ: + This/these được dùng để chỉ sự chấp nhận hay niềm say mê. + That/those chỉ sự không ưa thích hay bác bỏ. Ví dụ: Hãy so sánh: • Now tell me about this new boyfriend of yours. - Bây giờ hãy cho tôi biết về cậu bạn trai mới của bạn đi. và • I don’t like that new boyfriend of yours. Tôi không thích cậu bạn trai mới của cậu. - Qua điện thoại, người Anh thường dùng this để xác định chính người nói và that để hỏi về người nghe. Nhưng người Mỹ dùng this hỏi về người nghe. Ví dụ: • Hello! This is Mary. Is that Ruth? - Xin chào! Mary đây. Có phải đấy là Ruth không? (English) • Who is this? - Ai đấy? (American) - That/those nghĩa là "the one(s)": Trong lối văn trang trọng, that và those có thể có từ miêu tả đi theo với nghĩa "những điều/cái". Those who…có nghĩa "người mà…". Ví dụ: • A dog's intelligence is much greater than that of the cat. - Trí khôn của một con chó lớn hơn trí khôn của một con mèo. • Those who can, do. Those who can’t, teach. Ai làm được, hãy làm. Ai không làm được, hãy dạy. - This/that nghĩa là "so". Trong lối văn thân mật, this và that thường được dùng với tính từ và trạng từ theo cách tương tự như so. Ví dụ: • If it goes on raining this hard, we'll have to swim to work. - Nếu trời tiếp tục mưa to mãi như thế này, chúng ta phải bơi đi làm mất. • If your boyfriend’s that clever, why isn’t he rich? - Nếu bạn trai của bạn thông minh như thế, tại sao cậu ta không giàu? - Trong tiếng Anh chuẩn, chỉ có so mới được dùng trước một mệnh đề. Ví dụ: • It was so cold that I couldn’t feel my fingers. - Trời lạnh quá đến nỗi tôi tê hết tay. - Not all that có thể dùng với nghĩa "không .lắm". Ví dụ: • How was the play? - Vở kịch ra sao? Not all that good. - Không hay lắm. - Các cách dùng khác: + Lưu ý cách dùng đặc biệt của this (không có nghĩa chỉ định) trong khi kể chuyện miệng. Ví dụ: • There was this traveling salesman, you see. And he wanted… - Bạn biết đấy có một người chào hàng. Và ông ta muốn… + That/those có thể hàm ý rằng một kinh nghiệm nào đó quen thuộc với mọi người. Cách dùng này rất thông dụng trong quảng cáo. Ví dụ: • I can’t stand that perfume of hers. - Tôi không chịu nổi mùi nước hoa của cô ấy. Bài 3: Many, much, a few / few, a little / little, some và any 1. A lot of và lots of: - Những thành ngữ này khá thân mật. Trong văn trang trọng hơn, ta thường dùng a great deal of, a large number of, much hoặc many (much và many chủ yếu được dùng trong câu hỏi và mệnh đề phủ định). - Không có sự khác biệt nhiều giữa a lot of và lots of. Cả hai chủ yếu đứng trước danh từ không đếm được số ít, danh từ số nhiều và đại từ. Chính chủ ngữ chứ không phải lot/lots quy định hình thức số ít/nhiều của động từ. Vì vậy khi a lot of được dùng trước chủ ngữ số nhiều, động từ ở số nhiều, khi lots of được dùng trước chủ ngữ số ít, động từ ở số ít. Ví dụ: • A lot of my friends want to emigrate. - Nhiều bạn của tôi muốn xuất cảnh. • Lots of us think it's time for an election. - Nhiều người trong chúng tôi nghĩ đã đến lúc phải bầu cử. • A lot of time is needed to learn a language. - Cần nhiều thời gian để học một ngôn ngữ. • Lots of patience is needed, too. - Cũng cần có nhiều kiên nhẫn. 2. Plenty of: - Plenty of thường ít trang trọng hơn. Chủ yếu nó được dùng trước danh từ không đếm được số ít và danh từ số nhiều. Nó hàm ý đủ và nhiều. Ví dụ: • Don’t rush. There’s plenty of time. - Đừng chạy vội. Còn nhiều thời gian mà. • Plenty of shops take cheques. - Nhiều cửa hàng lấy ngân phiếu. 3. A large amount of, a great deal of, a large number of: - Những thành ngữ này được sử dụng như a lot of và lots of, nhưng trang trọng hơn. A large amount of, a great deal of thường được dùng với danh từ không đếm được. A large number of được dùng trước danh từ số nhiều và động từ theo sau cũng ở số nhiều. Ví dụ: • I have thrown out a large amount of old clothing. - Tôi đã vứt đi nhiều quần áo cũ. • Mr John spent a great deal of time in the Far East. - Ông John đã sống khá lâu tại vùng Viễn Đông. • A large number of problems still have to be solved. - Còn nhiều vấn đề phải giải quyết. 4. A lot và a great deal of có thể dùng như trạng từ. Ví dụ: • On holiday, we walk and swim a lot. - Vào kỳ nghỉ chúng tôi đi dạo và tắm nhiều. • The government seems to change its mind a great deal. - Chính phủ dường như đổi mới tư duy nhiều. Bài 4: Thì hiện tại đơn giản và hiện tại tiếp diễn 1. Những cách dùng khác của thì hiện tại đơn: - Thì hiện tại đơn được dùng trong câu điều kiện loại I - có thực. Ví dụ: • If I see Mary, I’ll ask her. - Nếu tôi gặp Mary, tôi sẽ hỏi cô ấy. + Chú ý: Để xem chi tiết, mời các bạn đọc trong bài học về các loại câu điều kiện. - Thì hiện tại đơn được dùng trong những mệnh đề chỉ thời gian. + Khi câu nói biểu thị ý tưởng về một thói quen hàng ngày: Ví dụ: • She takes the boy to school before she goes to work. - Cô ấy đưa con đi học trước khi đi làm. + Khi động từ chính trong câu ở dạng tương lai: Ví dụ: • It will stop raining soon. Then we’ll go out. = When it stops raining we’ll go out. Chẳng mấy chốc mưa sẽ tạnh. Khi đó chúng ta sẽ đi ra ngoài. = Khi mưa tạnh chúng ta sẽ ra ngoài. 2. Các động từ thường không dùng ở dạng tiếp diễn. Senses, Perception (Cảm giác, nhận thức) Opinion (Ý kiến, quan điểm) Mental states (Trạng thái tinh thần) Emotions, desires (Cảm xúc, mong muốn) Measurement (Đo lường) Others (Trường hợp khác) feel hear see smell taste assume believe consider doubt feel = think find = consider suppose think forget imagine know mean notice recognise remember understand envy fear dislike hate hope like love mind prefer regret want wish contain cost hold measure weigh look = resemble seem be (in most cases) have (when it means to possess) Lưu ý: - Các động từ chỉ các giác quan, ví dụ: see, hear, feel, taste, smell thường được dùng với "can". Vd: I can see . - Các động từ feel, see, think, have có thể được dùng ở dạng tiếp diễn nhưng với nghĩa khác. Ví dụ: • This coat feels nice and warm. (Your perception of the coat's qualities) John's feeling much better now. (His health is improving) • She has three dogs and a cat. (Possession) She's having supper. (She's eating) • I can see Anthony in the garden. (Perception) I'm seeing Anthony later. (We are planning to meet) • I wish I was in Greece now. • She wants to see him now. • I don't understand why he is shouting. • I feel we are making a mistake. • This glass holds half a liter. 3. Thì hiện tại tiếp diễn dùng theo những cách khác có thể có: A. Dùng với một thời điểm: - Để biểu thị một hành động bắt đầu xảy ra trước thời điểm này và còn có thể tiếp diễn sau đó. Ví dụ: • At six, I am bathing the baby. (Tôi bắt đầu tắm rửa cho bé trước 6 giờ) Tương tự, với một động từ ở thì hiện tại đơn: • They are flying over the desert when one of the engines fails. - Khi họ đang bay qua sa mạc thì một trong những động cơ máy bay bị hỏng. - Thì hiện tại tiếp diễn hiếm khi được dùng theo cách này ngoại trừ trong những mô tả về lề thói hàng ngày và trong lời thuật chuyện có tính kịch, nhưng thì quá khứ tiếp diễn lại thường được dùng phối hợp với một thời điểm hoặc một động từ ở thì quá khứ đơn. B. Dùng với always: Ví dụ: • He is always losing his keys. - Anh ta luôn luôn để mất chìa khóa. - Cách này chủ yếu được dùng ở dạng khẳng định để chỉ một hành động thường xuyên lặp lại, thường là khi sự thường xuyên đó khiến người nói hoặc khó chịu hoặc cảm thấy là vô lý. Ví dụ: • He is always going away for weekends. (hiện tại tiếp diễn) Hàm ý là anh ta thường xuyên đi xa, có thể là quá thường xuyên, xét theo ý kiến của người nói. Nhưng câu này không nhất thiết có nghĩa là kỳ nghỉ cuối tuần nào anh ta cũng đi xa. Nó không phải là một câu nói hiểu theo nghĩa đen (hiểu theo sát từng chữ). + Nhưng trong câu dùng thì hiện tại đơn: Ví dụ: • He always goes away at weekend. - Kỳ nghỉ cuối tuần nào anh ta cũng đi xa. Ta thấy câu nói được hiểu theo nghĩa đen, tức là chỉ có 1 cách hiểu như vậy. + Ở đây ta cũng có thể dùng cấu trúc: I/We + always + thì tiếp diễn. Khi đó hành động cũng là được lặp đi lặp lại nhưng là ngẫu nhiên. Ví dụ: • I’m always making that mistake. - Tôi luôn luôn mắc phải lỗi đó. - Dùng với always cũng để chỉ một hành động xem ra đang tiếp diễn. Ví dụ: • He’s always working. - Anh ta làm việc suốt (cả ngày). Loại hành động này thường rất hay là loại người nói khó chịu, nhưng cũng không nhất thiết là như vậy. Câu He’s always reading hàm ý là anh ta bỏ quá nhiều thời gian để đọc sách, nhưng cũng có thể là câu nói được phát biểu với giọng điệu tán thành.Trong trường hợp này, ta cũng có thể dùng ngôi thứ nhất. Khi đó hành động được nói tới thường sẽ là hành động cố ý. Bài 5: Mạo từ: a, an và the 1. Loại bỏ a/an. Ta không dùng a hoặc an trong các trường hợp sau: - Trước các danh từ số nhiều: a/an không có dạng số nhiều. Do đó số nhiều của a dog là dogs, của an egg là eggs. - Trước các danh từ không đếm được. - Trước những tên gọi các bữa ăn, trừ khi chúng có tính từ đứng trước. Ví dụ: • We have breakfast at eight. - Chúng tôi dùng bữa sáng vào 8 giờ. • He gave us a good breakfast. - Anh ta đãi chúng tôi một bữa sáng thật ngon. 2. Loại bỏ the. Mạo từ xác định không dùng trong các trường hợp sau: - Trước các tên chỉ nơi chốn trừ những trường hợp đã nêu ở trên, hoặc trước các tên người. - Trước các danh từ trừu tượng khi chúng được dùng theo nghĩa cá biệt. Ví dụ: • Men fear death. - Mọi người đều sợ chết. • The death of the Prime Minister left his party without a leader. - Cái chết của vị Thủ tướng đã khiền đảng của ông không có lãnh tụ. - Sau một danh từ ở dạng sở hữu cách, hoặc một tính từ sở hữu. Ví dụ: • The boy’s uncle. (The uncle of the boy) • It is my blue book. (The blue book is mine) - Trước tên các bữa ăn. Ví dụ: • The wedding breakfast was held in her father’s house. - Bữa điểm tâm ngày cưới được tổ chức tại nhà cha cô ấy. - Trước tên các trò chơi. Ví dụ: • He plays golf: Anh ta chơi gôn. - Trước tên chỉ các phần của cơ thể và các loại trang phục, vì chúng thường có tính từ sở hữu đi kèm. Ví dụ: • Raise your right hand. - Bạn giơ tay phải lên. • He took off his coat. - Anh ta đã cởi bỏ áo choàng. - Lưu ý các ví dụ sau: • She seized the child’s collar. = She seized the child by the collar. - Cô ta đã túm lấy cổ áo đứa bé. • I patted his shoulder. = I patted him on the shoulder. - Tôi đã vỗ vai hắn. - Loại bỏ the trước home, church, hospital, prison, school…và trước work, sea, town. Khi home được dùng một mình, nghĩa là không có một từ hoặc cụm từ mô tả đứng trước hoặc theo sau nó, thì the bị loại. Ví dụ: • He is at home. - Anh ta hiện đang ở nhà. - The không được dùng trước những danh từ như: bed, church, court, hospital, school, college, university . khi những nơi này được thăm hoặc sử dụng nhằm vào mục đích chủ yếu của chúng. Ví dụ: Chúng ta: • Go to bed: đi ngủ, nghỉ để ngủ hoặc với tư cách người bệnh. • Go to hospital: đi bệnh viện với tư cách người bệnh. • Go to church: đi nhà thờ để cầu nguyện. • Go to prison: đi vào tù với tư cách người tù. • Go to court: ra tòa với tư cách người kiện . • Go to school, college, university: đi đến trường học, trường cao đẳng, trường đại học để học tập. - Khi những nơi chốn này được thăm hoặc sử dụng vì mục đích khác, thì cần phải có the. - Sea (biển): chúng ta dùng go to sea với tư cách là thủy thủ. To be at sea, to be on a voyage: đi du lịch đường biển (với tư cách là hành khách hoặc người trong đoàn thủy thủ). Nhưng to go to the sea, to go to the seaside: đi ra bờ biển. Chúng ta cũng có thể nói: live by/near the sea: sống ở vùng/gần biển. - Work (chỗ làm) được dùng không có the. Ví dụ: • He is at work. - Anh ta hiện ở chỗ làm. Lưu ý : at work cũng có thể có nghĩa đang làm việc. - Office (chỗ làm) cần có the. Ví dụ: • He is at/in the office. - Anh ta hiện ở cơ quan/chỗ làm. • To be in office (không có the) có nghĩa hiện giữ một chức vụ (thường là về chính trị). • To be out of office: không còn nắm chức quyền. - Town (thành phố, thị xã). The có thể bị loại bỏ khi thành phố được nói tới là thành phố của chính chủ ngữ hoặc của người nói. Ví dụ: • We go to town sometimes to buy clothes. - Thỉnh thoảng chúng tôi ra thành phố mua quần áo. Bài 6: Tính từ 1. Thứ tự của tính từ chỉ tính chất (tính từ đứng trước danh từ): - Đôi khi chúng ta dùng nhiều tính từ trước một danh từ. Ví dụ: • I like big black dogs. • She was wearing a beautiful long red dress. Vậy thứ tự đúng của tính từ là gì? Chính là: Determiners (các từ hạn định) + opinion (ý kiến, quan điểm, nhận xét) + fact (sự thật) A. Determiners (các từ hạn định). - Bao gồm: • Mạo từ (a, the .) • Tính từ sở hữu (my, your .) • Đại từ chỉ định (this, that .) • Số lượng (some, any, few, many .) [...]... kẹo khi bạn còn nhỏ không? - Hình thức phủ định là: didn’t + use to (cũng có thể dùng used not to ) Ví dụ: • I didn’t use to like him (hoặc I used not to like him) - Trước đây tôi không thích anh ấy - So sánh I used to do với I was doing + I used to watch TV a lot - Tôi đã từng xem truyền hình rất nhiều (trước kia tôi đã xem truyền hình thường xuyên, nhưng bây giờ tôi không còn xem nữa) + I was watching... to phone Joe, won’t you? - Yes, I’ll - Nhớ gọi điện cho Joe nghe không? - Được, tôi sẽ gọi Shall không được dùng theo cách này 2 Won’t hoặc will not được dùng để từ chối hoặc nói đến việc từ chối Ví dụ: • • I don’t care what you say, I won’t do it - Tôi không quan tâm đến điều bạn nói, tôi sẽ không làm điều đó The car won’t start - Xe không chạy I shan’t (chỉ dùng trong tiếng Anh của người Anh) đôi... Lúc điện thoại reo thì tôi đang xem truyền hình (tôi đang xem truyền hình dở dang) Bài 12: Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn - Chú ý: Ta không dùng did trong câu nghi vấn và phủ định với was/were Ví dụ: • • • I was angry because they were late - Tôi đã bực mình vì họ đến muộn Was the weather good when you were on holiday? - Khi bạn đi nghỉ, thời tiết có được tốt không? Did you go out last night... you too tired? - Tối qua bạn có đi chơi không hay là đã quá mệt? - Có một số động từ (như know/want/believe) bình thường không dùng ở thì quá khứ tiếp diễn Ví dụ: We were good friends, we knew each other well (Không dùng "We were knowing ") - Chúng tôi đã từng là những người bạn tốt Chúng tôi hiểu rõ về nhau I was enjoying the party but Christ wanted to go home (Không nói "was wanting ") - Lúc ấy tôi... to tell the truth • • • • - Most khi được dùng với nghĩa là very thì không có the đứng trước và không ngụ ý so sánh Ví dụ: He is most generous It is a most important problem Thank you for the money.It was most generous of you • • • - Những tính từ sau đây thường không có dạng so sánh Những tính từ hoặc phó từ mang tính tuyệt đối này không được dùng so sánh bậc nhất, hạn chế dùng so sánh hơn kém, nếu... tải ý nghĩa của bổn phận và do đó không tương đương với suppose ở chủ động cách Ví dụ: • You are supposed to know how to drive - It is your duty to know how to drive - You should know how to drive - Tương tự suppose ở thụ động cách có thể được theo sau bởi nguyên mẫu hoàn thành của bất cứ động từ nào Cấu trúc này có thể chuyển tải ý nghĩa về bổn phận nhưng thường thì không Ví dụ: • He is supposed to... like a child - It’s high time he was told to stop behaving like a child Bài 11: Used to do something và be/get used to doing something - "I used to do something" luôn đề cập đến quá khứ, không có dạng thức hiện tại Bạn không thể nói "I used to do" Để nói về hiện tại, bạn phải dùng thì hiện tại đơn (I do) Ví dụ: • • We used to live in a small village but now we live in London - Chúng tôi đã từng sống trong... nhiên khi nhắc đến số lần mà hành động, sự việc được lặp đi lặp lại, ta dùng thì hiện tại hoàn thành, không dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn Ví dụ: • • I’ve bumped into Susan 3 times this week He has played for the national team in 65 matches so far C Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành chứ không dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn khi nói về một sự việc kéo dài và cố định Hoặc khi nhấn mạnh... thì bỏ more, như một số từ sau: + perfect - hoàn hảo + unique - duy nhất + extreme - cực kỳ + supreme - tối cao + top - cao nhất + absolute - tuyệt đối + prime - căn bản + primary - chính + matchless - không có đối thủ + full - đầy, no + empty - trống rỗng + square - vuông + round - tròn + circular - tròn, vòng quanh + trianglular - có ba cạnh + wooden - bằng gỗ + yearly - hằng năm + daily - hằng ngày... trong tiếng Anh hiện đại 3 Nhờ hướng dẫn và quyết định - Shall: - Câu hỏi với shall I/We được dùng (đặc biệt trong tiếng Anh của người Anh) để nhờ hướng dẫn hoặc quyết định, đề nghị Trong trường hợp này không dùng will Ví dụ: • • • • • Shall I open the window? - Tôi mở cửa sổ ra nhé? Shall I carry your bag? - Tôi mang túi sách cho chị nhé? What time shall we come and see you? - Chúng tôi sẽ đến gặp anh . số sinh vật không đổi theo số nhiều. Fish (cá) thường không đổi. Có dạng số nhiều fishes, nhưng không thông dụng. Tên vài giống cá thường không đổi theo. nhưng bây giờ tôi không còn xem nữa). + I was watching TV when the telephone rang. - Lúc điện thoại reo thì tôi đang xem truyền hình (tôi đang xem truyền hình

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:11

Hình ảnh liên quan

C. Thứ tự thông thường đối với mục fact là size(kích thước), age(tuổi tác), shape(hình dạng), colour(màu sắc), material(nguyên liệu), origin(xuất xứ), purpose(công dụng, mục đích). - Không xem đừng tiếc

h.

ứ tự thông thường đối với mục fact là size(kích thước), age(tuổi tác), shape(hình dạng), colour(màu sắc), material(nguyên liệu), origin(xuất xứ), purpose(công dụng, mục đích) Xem tại trang 11 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan