1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đánh giá hiệu quả của từ trường trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não

55 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là một hội chứng bệnh lý với những biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng có cùng một cơ chế bệnh sinh là giảm lưu lượng tuần hoàn não 5 , 7. Thiểu năng tuần hoàn não thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ trung niên trở lên, nhất là những người cao tuổi và lao động trí óc. Những người bị TNTHN đặc biệt là TNTHN mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang tai biến mạch máu não 7. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2010 đã có 33 triệu người bị tai biến mạch máu não, trong đó có khoảng 17 triệu ca mắc bệnh lần đầu 5. Phát hiện và điều trị sớm thiểu năng tuần hoàn não sẽ hạ thấp tỷ lệ tai biến mạch máu não, hạ thấp tỷ lệ tàn phế và tử vong vốn rất cao (đứng thứ hai sau bệnh tim mạch) 5 , 7. Cho đến nay, điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng nội khoa vẫn là xu hướng chủ yếu không những ở Việt Nam mà ngay cả trên Thế giới. Điều trị bằng ngoại khoa (loại bỏ mảng xơ vữa, nối mạch…) chỉ được chỉ định trong một số trường hợp có tai biến mạch máu não tạm thời hay thực thụ 5. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lâu dài ít nhiều ảnh hưởng đến gan, thận và giá thành cao. Từ trường là tác nhân vật lý được các nhà nghiên cứu đánh giá là có tác dụng cải thiện tuần hoàn tại chỗ, bảo vệ tế bào trong điều kiện bất lợi như thiếu oxy, viêm, phù nề và kích thích tái tạo tế bào 3,8. Suốt hơn hai thập kỷ qua, bên cạnh việc ứng dụng điều trị từ trường các trường hợp đau, xương chậm liền, phương pháp này còn được sử dụng điều trị có hiệu quả vết loét mạn tính hậu quả của đái tháo đường, phòng chống đông tắc mạch sau phẫu thuật, nhưng vẫn có ít các nghiên cứu ứng dụng từ trường trong điều trị thiếu máu cục bộ mô, đặc biệt là thiểu năng tuần hoàn não. Với mong muốn đánh giá hiệu quả của từ trường đối với sự cải thiện tuần hoàn não trên bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài” Đánh giá hiệu quả của từ trường trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá sự thay đổi tuần hoàn não dưới tác dụng của từ trường ở bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não. 2. Tìm hiểu một số tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng từ trường trên bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . ĐẠI CƯƠNG TNTHN 1.1.1. Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn và chuyển hóa ở não 2, 5, 6, 7. Hình 1.1: Giải phẫu tuần hoàn não ( Nguồn Frank H. Neter MD – ATLAS giải phẫu người, Tr 140,141)10 Não được tưới máu bởi 2 hệ động mạch: + Hệ động mạch cảnh cung cấp máu cho khoảng 23 trước của bán cầu đại não. Động mạch cảnh trong chia làm 4 nghành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước. Mỗi loại động mạch lại chia 2 loại ngành: Ngành nông cung cấp máu cho vỏ não. Ngành sâu đi vào trong não. Có 2 nhánh sâu quan trọng là động mạch Hubuer (nhánh của động mạch não trước) và động mạch thể vân ngoài còn gọi là động mạch Charcot (nhánh của động mạch não giữa). Đặc điểm quan trọng của hệ động mạch này là hệ thống nông và sâu độc lập nhau. Các nhánh nông có nối thông với nhau, còn các nhánh sâu có cấu trúc như nhánh tận. + Hệ động mạch sống nền: Hệ động mạch này phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt dưới của thuỳ thái dương và thùy chẩm. Phân bố máu cho thân não, gồm 3 nhóm: Nhóm các động mạch trung tâm đi vào sâu theo đường giữa. Nhóm các động mạch vòng ngắn đi vào theo đường trước bên. Nhóm các động mạch vòng dài đi bao quanh mặt bên của thân não và đi sâu theo đường sau bên. Phân bố máu cho tiểu não gồm 3 động mạch: Động mạch tiểu não trên. Động mạch tiểu não trước dưới. Động mạch tiểu não sau dưới. Phân bố cho thuỳ chẩm và mặt dưới thuỳ thái dương: là động mạch não sau, đây là một nhánh động mạch tận. Tuần hoàn não có 3 hệ thống nối thông quan trọng. Hệ thống nối thông các động mạch lớn trước não, giữa động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài và giữa các động mạch đốt sống. Hệ thống tạo đa giác Willis gồm động mạch thông trước, động mạch não trước, động mạch thông sau và động mạch não sau. Hệ thống ở quanh vỏ não với sự nối thông giữa các nhánh nông của các động mạch não. Đặc điểm sinh lý và chuyển biến của tuần hoàn não. + Tiêu thụ oxy và glucose của não: Não tiêu thụ O2 trung bình 3,3 – 3,8ml100gphút, tiêu thụ glucose của não trung bình 5,6mg100g nãophút. + Lưu lượng tuần hoàn não: Lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là: 49,8 ± 5,4ml100g não phút. Trong đó, ở chất xám là 79,7 ± 10,7100g não phút, chất trắng là 20,5± 2,5ml100g não phút. + Đặc điểm chuyển hoá của não và điều hoà tuần hoàn não. Khi lượng máu qua não xuống 20ml100g1phút về lâm sàng chưa có dấu hiệu gì, từ dưới 20ml100g1 phút thì ion K+ thoát ra khỏi tế bào não và ion Na+, Ca++ di chuyển vào trong tế bào và tế bào não bị huỷ hoại (do Ca++ hoạt hoá men tạo gốc tự do). Năng lượng hoạt động của tế bào não là do sự oxy hoá glucose, khi thiếu máu, thiếu oxy, sự chuyển hoá chỉ tạo ra một lượng thấp ATP và nồng độ axit lactic tăng gây toan hóa vùng thiếu máu và sẽ làm huỷ hoại tế bào não. Khi xảy ra thiếu máu cục bộ ở não, sẽ gây dãn các vi mạch tại vùng thiếu máu do các chất chuyển hoá gây ra. Lúc này lượng máu não biến đổi theo huyết áp toàn thân. Hậu quả là nếu huyết áp hạ thì làm máu lên não giảm làm tăng thêm thiếu máu cục bộ và nếu huyết áp tăng, máu lên não nhiều sẽ làm tăng quá trình thẩm thấu của hàng rào máu não gây phù não. 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh TNTHN 2, 5, 6, 7: Cơ chế bệnh sinh của TNTHN rất đa dạng và phức tạp song nguyên nhân chính hay gặp đó là vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Vữa xơ động mạch là nguyên nhân hay gặp nhất làm cho thành mạch bị vữa xơ trở nên thô ráp tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu cầu bám vào, lớn dần (hẹp lòng mạch) và vỡ ra từng mảnh theo dòng máu lên não làm chậm (dòng chảy) gây thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, có các mảnh bong ra mà kích thước lớn bịt kín lòng động mạch gây thiếu máu trên chỗ tắc. Rối loạn lipit máu đặc biệt tăng LDL C là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với bệnh lý vữa xơ động mạch bởi lượng LDL C chiếm tới 70% của tổng hợp Cholesterol lưu hành trong máu. + Tăng huyết áp, lâu ngày làm cho động mạch não mất hoặc giảm sự đàn hồi thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch não và làm cản trở tuần hoàn. + Tác động từ bên ngoài động mạch đốt sống gây TNTHN hệ sống nền: Theo Hồ Hữu Lương, ngoài ra còn gặp các nguyên nhân sau: Hư đĩa đệm cột sống cổ. Các dị dạng bẩm sinh của động mạch não. Bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính gây thiếu ô xy. Hạ huyết áp. 1.1.3 Lâm sàng để chẩn đoán TNTHN 5, 7: Theo Phạm Khuê, trong các căn cứ đưa vào để chẩn đoán TNTHN thì những triệu chứng lâm sàng giữ vị trí hàng đầu. Chúng rất phong phú và xuất hiện sớm, tiêu biểu giúp chúng ta nghĩ ngay đến TNTHN. Các dấu hiệu này nhiều khi hướng cho ta sử dụng các kỹ thuật cận lâm sàng được đúng hơn. Biểu hiện chung: + Những triệu chứng không đặc hiệu của TNTHN: Đau đầu: Gặp trên 91% bệnh nhân. Đau đầu thường có tính chất lan tỏa, co thắt, hoặc khu trú ở vùng chẩm gáy, trán, đau tăng lên khi căng thẳng thần kinh. Kèm theo đau đầu bệnh nhân có cảm giác nặng nề, u ám trong đầu. Chóng mặt: Gặp trên 87% bệnh nhân, tính chất rất đa dạng. Có thể biểu hiện dưới dạng chóng mặt kiểu tiền đình, kiểu rối loạn phối hợp động tác, rối loạn thăng bằng hoặc có cảm giác bập bềnh như ngồi trên thuyền. Rối loạn cảm giác: Biểu hiện sớm, cảm giác đau ở tay, chân và toàn thân, đau ở các kẽ liên sườn, chuột rút, các rối loạn thần kinh thực vật. Hay có cảm giác lạnh, kiến bò, tê cóng người. Đặc biệt là triệu chứng ù tai, cảm giác nóng ở đầu. Biểu hiện thần kinh thực thể: Dấu hiệu hay gặp nhất trong giai đoạn đầu là run các ngón tay khi đưa tay thẳng ngang, tư thế đứng không vững khi làm nghiệm pháp Romberg. + Những triệu chứng tiêu biểu: Rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ, rối loạn nhịp ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ và mọi kiểu phối hợp giữa các yếu tố đó. Đa số tác giả thấy rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất là mất ngủ, trằn trọc ban đêm, tỉnh giấc không ngủ lại được. Rối loạn về sự chú ý: Thường bị rối loạn ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, là trở ngại đầu tiên của bệnh đối với khả năng làm việc, dần dần nặng hơn và phức tạp hơn, cuối cùng là sự sa sút trí tuệ. Rối loạn về tri giác: Theo Kehrer, thị giác và thính giác vẫn bình thường nhưng bệnh nhân thấy và nghe được ít hơn người trẻ. Các chức năng phân tích của não bị rối loạn, rõ nhất với thị giác và thính giác, hay gặp giảm thính lực, hẹp thị trường… Rối loạn về trí nhớ: Tất cả các tác giả đều cho rối loạn về trí nhớ là một trong những biểu hiện chủ yếu của TNTHN. Đặc điểm là giảm rõ rệt trí nhớ gần, khó nhớ lại sự việc vừa xẩy ra, có thể nhớ một số việc nhưng không có khả năng sắp xếp lại theo đúng trình tự xuất hiện. Rối loạn về xúc cảm: Rối loạn về xúc cảm gần như bao giờ cũng gặp và biểu hiện rất đa dạng, phần lớn là tình trạng vừa hay dễ xúc động khóc lóc vừa hay dễ bực mình cáu gắt. Rối loạn về nhân cách tính tình: Sự thay đổi nhân cách tính tình trong TNTHN lệ thuộc rất nhiều vào tình trạng tâm sinh lý trước kia của người bệnh. Schneider phân ra 3 loại tiến triển của rối loạn nhân cách hay gặp trong TNTHN: Thứ nhất là bệnh sảng khoái, ba hoa, nói nhiều; thứ hai là vô tình cảm, nghèo nàn về tư duy trí tuệ và thứ ba là loại tình cảm thất thường dễ kích động. TNTHN hệ động mạch đốt sống thân nền: Bệnh cảnh lâm sàng được Schott mô tả một cách khá đầy đủ từ năm 1965. Các triệu chứng lâm sàng rất nhiều và đa dạng, lúc thì biểu hiện thần kinh rất phong phú, điển hình nhưng hết nhanh, lúc thì rất nghèo nàn, chỉ đơn độc một triệu chứng. Nổi bật nhất là tam chứng: đau đầu phía sau vùng gáy, chẩm; chóng mặt, mệt mỏi toàn thân. Trên thực tế TNTHN hệ động mạch đốt sống thân nền gặp tới 30% trong rối loạn tuần hoàn não nói chung nhưng chiếm tới 70% trong thể rối loạn tuần hoàn não tạm thời và thường gặp ở lứa tuổi 4060. 1.1.3. Cận lâm sàng để chẩn đoán TNTHN 13, 7: Lưu huyết não : Lưu huyết não có thể đánh giá khách quan tình trạng thành động mạch, trương lực mạch ở não, thể tích tưới máu phút của từng bán cầu, cũng như đánh giá một cách chính xác mức độ tổn thương do vữa xơ mạch não. Chụp X quang cột sống cổ Phim chụp thẳng: để nhận định về các tương quan trục trong mặt phẳng trước và tư thế các mỏm móc của các đoạn cột sống cổ giữa và dưới. Phim chụp nghiêng: phát hiện tổn thương diện khớp, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Phim chụp chếch 34 phải, chếch 34 trái: để phát hiện các biến đổi của lỗ ghép. Thoái hoá cột sống cổ Gai xương ở mấu bán Dính C4C5 bẩm sinh nguyệt và thân đốt Hình 1.2: Một số hình ảnh Xquang thoái hóa cột sống cổ. (Nguồn phim Xquang của bệnh nhân chụp tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh) 1.1.4. Điều trị TNTHN 5, 7. Điều trị TNTHN bằng nội khoa là xu hướng chính hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các phương pháp điều trị ngoại khoa (nối mạch, lấy huyết khối, loại bỏ mảng vữa xơ...) chỉ đề cập đến khi bệnh nhân có tai biến mạch máu não. • Điều trị TNTHN bằng nội khoa Y học hiện đại Có rất nhiều loại thuốc khác nhau và kết quả cũng có khác nhau, có thể chia làm bốn nhóm thuốc chính 8: Nhóm 1: Các chất tổng hợp hữu cơ, các thuốc chính thường dùng là Stugerol, Pipratecol, Sermoin, Firacetam... Nhóm 2: Các chất giống sinh học hay các chất có họ gần giống với các vitamin: Bradilan, Nicyl, Vasocalm. Nhóm 3: Các chất có nguồn thực vật như: Tanakan, Rutin. Nhóm 4: Gồm các thuốc có nguồn gốc khác như: Cavinton. Duxil, Vasobral. Các thuốc trên đều nhằm mục đích giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, tăng trao đổi chất qua hàng rào máu não. • Dự phòng TNTHN + Loại trừ yếu tố nguy hại: điều trị bệnh tăng huyết áp, điều trị tăng cholesterol máu. + Biện pháp chung giữ gìn sức khoẻ: xây dựng chế độ ăn với người vữa xơ động mạch, tăng huyết áp là hạn chế số lượng calo đưa vào, khuyến khích dùng dầu thực vật, hạn chế muối, mỡ động vật. + Chế độ luyện tập, vận động thể lực: Người bị TNTHN nên thường xuyên kết hợp đi bộ, chạy chậm nhẹ nhàng, thở sâu, thở bụng theo phương pháp dưỡng sinh khí công. + Chế độ lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Nên tránh những thói quen có hại như: Thuốc lá, rượu, sinh hoạt tình dục quá mức, những xúc cảm quá mức. 1.2. TNTHN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 10. 1.2.1. Quan niệm Y học cổ truyền về TNTHN. Y học cổ truyền không có bệnh danh về TNTHN, nhưng những biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được y học cổ truyền phương đông mô tả trong phạm trù huyễn vựng (chóng mặt); đầu thống (đau đầu); thất miên (mất ngủ); kiện vong (hay quên). Nguyên nhân gây ra chứng này thương do tâm huyết, can huyết, tỳ khí và thận khí hư kết hợp với đàm ẩm, huyết ứ. 1.2.1.1. Chứng đầu thống: Sách chứng trị nói: “Đầu thống, đầu phong chia hai mà là một: phân ra mới, lâu để chữa”. Y học cổ truyền cho rằng đầu là chủ dương chi hội, thanh dương chi phủ, tủy hải chi sở tại. Nghĩa là đầu là nơi tụ hội của mọi phần dương, là nơi ở của bộ não, khí huyết của ngũ tạng, lục phủ đều hội tụ ở đó. Đau đầu là triệu chứng chủ quan của nhiều chứng bệnh khác nhau, nguyên nhân đau đầu là ngoại cảm hay nội thương . Do ngoại cảm phong, hàn, thấp, nhiệt mà phong tà là chính: nếu phong hiệp hàn thì hàn ngưng huyết trệ, trở ngại mạch lạc, huyết uất là trong gây đau đầu; nếu phong hiệp nhiệt thì phong nhiệt nhiễu lên, khí huyết nghịch loạn gây đau đầu; nếu phong hiệp thấp làm thanh dương không thăng cũng gây đau đầu. Do nội thương tình chí, can mất sơ tiết, uất hóa hỏa, hỏa vượng thương âm, can mất nhu dưỡng hoặc thân âm bất túc, thủy bất tư dưỡng mộc, can thận âm hao, can dương thượng cang. Thận tinh hao lâu, tủy não hư sinh đau đầu hoặc âm tổn cập dương thận dương suy vi thanh dương không phát, càng sinh đau đầu; mặt khác ăn nhiều chất bổ béo ngọt, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, bệnh lâu ngày nhập lạc mạch, khí huyết vận hành bất thông, huyết ứ nội trở, bất thông tắc thống, đều sinh đau đầu. 1.2.1.2. Chứng huyễn vựng: “Huyễn” là mục huyễn là chỉ trạng thái hoa mắt hoặc trước mắt tối sầm, “ Vựng” là đầu vựng là cảm thấy mọi vật xung quanh xoay chuyển như ngồi trên tàu, xe hoặc trên thuyền. Hai triệu chứng này thường đồng thời xẩy ra nên có tên là huyễn vựng. Sách Tố vấn chí nhân yếu đại luận cho rằng: mọi chứng quay cuồng chao đảo đều thuộc can hỏa, ý nói do can phong nội động sinh ra, về sách hà gian lục thư cho là phong và hỏa gây nên, dương thuộc hỏa, dương chủ động nên gây ra chao động. Đan khê tâm pháp cho rằng không có đàm thì không “huyễn”, cho nên trước hết cần chữa đờm. Sách cảnh nhạc toàn thư viết: Không hư thì không thành “huyễn”, không thành “vựng” ý nói là huyễn vựng là do hư hiệp hỏa, phép chữa là bổ hư bình can hỏa. Nguyên nhân bệnh lý: Can dương thượng cang: Bình thường can dương khô nóng ở trên gây huyễn vựng, hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can âm hao, can dương thăng động gây nhiễu tầng không gây huyễn vựng: có khi thận âm hư tổn không dưỡng được can mộc dẫn đến can âm thiếu, can dương bốc lên gây huyễn vựng. Đàm trọc trung trở: Do ăn nhiều các thứ béo bổ, hại đến tỳ vị, thức ăn uống không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến dương không thăng, trọc âm không giáng gây huyễn vựng. Thận tinh bất túc: Do tiên thiên thiếu khiến thận tinh thiếu, tủy thiếu, không bổ sung cho não gây huyễn vựng. Khí huyết đều hư: Bệnh lâu không khỏi, hao tổn khí huyết, hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa phục hồi, hoặc tỳ, vị hư nhược không vận hóa thức ăn được để sinh ra khí huyết đều hư, khí hư thì dương yếu, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên huyễn vựng. 1.2.1.3. Thất miên: Mất ngủ là nói bình thường không ngủ được, nhẹ thì muốn ngủ rất khó, hoặc giấc ngủ không sâu, khi thức tỉnh, nặng thì cả đêm không ngủ, y học cổ đại gọi là “không ngủ được” hoặc là không ngủ. Chứng này thường kèm theo chóng mặt, đau đầu, hồi hộp hay quên. Nguyên nhân bệnh lý: Do lo nghĩ và lao động nhiều hại đến tâm tỳ, huyết dịch hao tổn không dưỡng được tâm, dẫn đến tâm thần không yên thành mất ngủ. Sách chứng trị tài nói: “Lo nghĩ hại tỳ quanh năm mất ngủ”. Từ đó thấy tâm tỳ hư yếu dẫn đến mất ngủ và có quan hệ đến huyết hư. Do cơ thể suy yếu hoặc bị ốm lâu, thận âm hao tổn, không nuôi dưỡng được tâm, tâm hỏa hun đốt làm thần chí không yên gây mệt, mất ngủ. Sách Cổ kim y thống viết: do thận tủy thiếu, chân âm không thăng mà tâm hỏa khô nóng làm cho mất ngủ. Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ ở vị, lâu thành đờm nhiệt, trở ngại bên trong, đàm nhiệt nhiều loạn ở trên nên nằm không yên. Sách Trương thị y thông viết: mạch hoạt sác hữu lực là mất ngủ, bên trong có đàm hỏa ứ trệ. 1.2.1.4. Kiện vong: Là chứng giảm trí nhớ, hay quên, y học cổ truyền cho rằng do chân âm suy tổn làm cho não thiếu sự nhuận dưỡng dẫn tới não suy nhược, giảm trí nhớ, lú lẫn, quên sự việc đã xẩy ra. Chu Đan Khê cho rằng: Chứng này đều do lo nghĩ quá mức thương tổn tâm hỏa, đến nỗi tinh thần không sáng suốt, gặp việc hay quên, vì lo nghĩ quá mức là bệnh ở tâm tỳ. Uông ngang viết: “tình và chí của người ta tàng ở thận, thận tinh không đủ thì tình chí suy, thận khí không thông lên tâm được cho nên mê muội chóng quên”(nhân chi tinh dữ chí giai tàng vu thận, thận tinh bất túc tắc chí suy bất năng thượng thông vu tâm, cố mê hoặc thiện vong dã). Do đó có thể biết hay quên phần nhiều do tâm tỳ và thận suy tổn mà sinh ra. 1.2.2. Biện chứng luận trị theo thể bệnh. 1.2.2.1. Khí huyết lưõng hư + Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên, giấc ngủ không yên, sắc mặt kém tươi nhuận, lưỡi nhợt rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác. + Phương pháp điều trị: bổ khí huyết, kiện tỳ. + Phương thuốc thường dùng: Thập toàn đại bổ gia giảm. 1.2.2.2. Can thận âm hư + Triệu chứng: váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, trí nhớ giảm sút, lưỡng mục khô sáp, chi tê mỏi, miệng khô, lưng gối đau mỏi, sắc mặt đỏ, 2 gò má đỏ, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác. + Phương pháp điều trị: tư bổ can thận. + Phương thuốc thường dùng: kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm. 1.2.2.3. Đàm trệ huyết ứ + Triệu chứng: mất ngủ hay mê, đau đầu cố định không di chuyển, hoa mắt chóng mặt, sắc mặt xanh, chất lưỡi tím bệu trệ nhớt có điểm ứ huyết, mạch huyền sáp. + Phương pháp điều trị: kiện tỳ, bổ thận, tiêu đàm, hoạt huyết hóa ứ. + Phương thuốc thường dùng: huyết phủ trục ứ thang gia giảm. 1.3. ĐẠI CƯƠNG ĐIỀU TRỊ TỪ TRƯỜNG 3, 4, 12, 8. 1.3.1. Cơ sở khoa học điều trị bằng từ trường. Cơ thể con người là một vật thể phát từ. Người ta đã đo được từ trường của cơ thể tuy nó vô cùng nhỏ bé và khó nhận thấy. Từ trường chung của cơ thể bằng khoảng 106 từ trường trái đất (0,60,7nT), từ trường của não bộ khoảng 1013mT (107nT). Đây được gọi là từ trường nội sinh. Nguồn gốc của từ trường nội sinh là kết quả hoạt động điện của các mô sinh học. Từ trường nội sinh thay đổi theo trạng thái bệnh lý của mô và được coi là nguồn thông tin quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu về từ trường cho thấy, trong cơ thể có nhiều mô đích có khả năng chịu sự tác động của từ trường như các ion tự do, các phân tử protein (protein màng, kênh ion xuyên màng....), nước và các phân tử sinh học có cấu trúc dạng lưỡng cực điện... Vì vậy, nếu dùng một từ trường ngoài tác động vào cơ thể sẽ làm thay đổi từ trường tự thân của tổ chức dẫn tới điều chỉnh hoạt động chức năng của tổ chức cơ thể. Điều trị bằng từ trường là hình thức sử dụng từ trường không đổi hoăc biến thiên tác động lên cơ thể với mục đích điều trị. Tác nhân từ có thể được sinh ra từ nam châm (từ trường không đổi) hoặc từ dòng điện (nam châm điện) có thể thay đổi về tần số và độ lớn của từ. Tế bào dường như không phân biệt được nguồn gốc của từ trường mà chỉ có thông tin của trường, do đó từ trường sinh ra từ nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện đều có tác dụng trên mô sinh học. Ngày nay, phương tiện điều trị từ trường chủ yếu được sản xuất theo nguyên lý nam châm điện do sự linh hoạt trong chế độ liều điều trị (cả về độ lớn của từ trường và tần số). Trong môi trường dịch ngoại bào có rất nhiều các nguyên tử, ion, gốc tự do, các nguyên tử và ion này được cấu tạo từ rất nhiều các nguyên tố như carbon, hydro, nitơ, phốt pho, đồng, chì, kẽm, natri, clo… Các ion, gốc tự do có điện tử không tạo cặp lớp ngoài cùng đều có mô men từ spin riêng, và do đó là một đích chịu tác động trực tiếp của từ trường ngoài. Các ion tự do này còn chịu tác động gián tiếp của từ trường thông qua tác động lên cấu trúc màng tế bào (protein xuyên màng), từ trường làm thay đổi tính thấm của màng đối với một số loại ion nhất định như ion Ca2+, ion Na+, K+ làm cho các ion này đi lại qua màng dễ dàng hơn. Trong cơ thể sống có khá nhiều các dạng phân cực khác nhau như những phân tử protein có kích thước lớn ở trạng thái trung hòa về điện, nhưng hai đầu đối diện lại có ưu thế của các điện tích khác nhau như nhóm RCOO hay RNH3+ gây ra, đó là một lưỡng cực. Nước chiếm 6070% trọng lượng cơ thể, 75% trọng lượng não bộ. Phân tử nước có chứa hai liên kết OH, mỗi liên kết OH là một mômen lưỡng cực và mômen lưỡng cực này tồn tại ngay cả khi không có bất cứ tác động nào. Nếu không có điện trường ngoài, các lưỡng cực này sắp xếp hỗn loạn, nhưng khi có trường ngoài, lập tức mômen lưỡng cực sẽ định hướng theo điện trường, từ trường, do đó về nguyên lý sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính sinh học tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản của mô sống. Tất cả các tế bào đều có một điện thế màng được tạo ra do sự dịch chuyển của các dòng ion qua màng tế bào (điện thế phụ thuộc ion) và phát sinh hiện tượng điện sinh học. Bình thường, mô khỏe mạnh ở trạng thái cân bằng hoạt động điện và chức năng nên có khả năng bù trừ tốt do đó hầu như không quan sát được sự thay đổi đáng kể nào của mô dưới tác động của từ trường. Ngược lại, ở mô tổn thương từ trường có tác động hiệu quả hơn. Trong bất kỳ mô tổn thương nào đều tồn tại một dòng điện được gọi là “dòng tổn thương”. Dòng này có cường độ và điện thế rất nhỏ (dưới 1mA, nên được gọi là vi dòng). Dòng “tổn thương” có vai trò quan trọng trong kích thích quá trình lành thương nội sinh. Dòng tổn thương sinh ra các tín hiệu điện từ trường nội sinh và kích thích sự di chuyển của các tế bào tới chỗ tổn thương, do đó hồi phục hoạt động điện và chức năng bình thường của mô. Các tác nhân vật lý như điện trường, từ trường đều có thể ảnh hưởng đến dòng điện này theo các nguyên lý vật lý thông thường, do đó có thể tăng cường hoặc giảm quá trình lành thương nội sinh. Bản chất của quá trình này là sự thay đổi mật độ ion giữa hai bên màng tế bào, dẫn đến sự mất cân bằng ion hai bên màng và phát sinh quá trình bệnh lý. Tác nhân từ có thể tác động trực tiếp đến các ion tự do này, gây ra sự sắp xếp trở lại vị trí ban đầu, phục hồi lại điện thế màng của tế bào, của mô, do đó kích thích nhanh quá trình lành thương. Vì những lý do trên mà đứng về phương diện vật lý, khi sử dụng từ trường ngoài tác động lên cơ thể có thể gây ra những thay đổi về mặt lý hóa từ đó có thể gây ra các đáp ứng sinh học. 1.3.2. Tác dụng của từ trường đối với bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não Cải thiện tuần hoàn: Người ta cho rằng từ trường tác động lên vi tuần hoàn và vi mạch máu, thông qua điều hòa kênh Ltype Ca2+ cơ trơn thành mạch, gây co cơ trơn tăng trương lực mạch, đồng thời kích thích tế bào nội mạch sản xuất nitric oxide có tác dụng gây giãn mạch và hạn chế hiện tượng co thắt bất thường của mạch máu. Cùng với tác động làm giảm độ nhớt của máu; gây hiệu ứng sắt từ lên phân tử Hemoglobin đặc biệt những khu vực máu chảy chậm và nồng độ oxy cao (tiểu động mạch), từ trường góp phần làm tăng tốc độ dòng máu lên não và tăng hiệu quả trao đổi oxy cũng như các chất chuyển hóa khác tại chỗ. Hệ quả là cải thiện tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ. Quá trình viêm và phù nề: Từ trường có khả năng kiểm soát quá trình viêm, làm giảm mức độ nặng của đáp ứng viêm. Có nhiều cơ chế tham gia vào quá trình này. Một mặt từ trường giúp phục hồi trương lực mạch thông qua việc tác động trực tiếp lên cơ trơn thành mạch đã làm giảm hiện tượng thoát mạch và giảm phù nề. Mặt khác, người ta còn thấy khả năng ức chế quá trình viêm của từ trường thông qua việc ức chế sản xuất các hóa chất trung gian gây viêm (interferonγ, interleukin6, gốc tự do) đồng thời kích thích các chất trung gian có tác dụng chống viêm (interleukin10), tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của đại thực bào với các tác nhân gây viêm ngoại lai. Tác dụng lên bảo vệ tế bào: Trên thực nghiệm, từ trường có khả năng ức chế quá trình chết tế bào theo chương trình thông qua việc điều hòa dòng ion canxi nội bào (giảm dòng canxi ngoại bào vào nội bào), ức chế sự giải phóng canxi từ các kho dự trữ nội bào nên hạn chế sự tăng canxi nội bào, do đó hạn chế được sự phá hủy của tế bào. Ngoài ra từ trường còn tham gia đảm bảo sự toàn vẹn và duy trì chức năng hàng rào máu não qua cơ chế điều hòa trương lực mạch nên làm giảm tình trạng phù não do vận mạch. Bên cạnh đó, từ trường còn tác động gián tiếp thông qua tăng cường các cơ chế bảo vệ tế bào nội sinh như tăng sản xuất protein sốc nhiệt (heat shock protein hsp), nitric oxide, opioid, tăng cường tác nhân chống oxy hóa và điều hoà lưu lượng máu tại chỗ. Ngoài ra, từ trường còn kích thích quá trình tăng sinh mạch, cải thiện tuần hoàn bàng hệ, cải thiện sự nuôi dưỡng mô, đặc biệt trong thiếu máu bán cấp và mạn tính.

Ngày đăng: 28/01/2021, 01:04

w