ĐỀ BÀI Phân tích hai điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa. Liên hệ với thực tiễn nước ta hiện nay để làm rõ tính tất yếu khách quan tồn tại nền kinh tế hàng hóa ở nước ta. Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị MarxLenin dùng để chỉ về “kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường ”. Đây cũng là hình thứ tổ chức sản xuất phổ biến trên thế giới và là cơ sở cho tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sản xuất hàng hóa đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội, là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự cấp ở thời kì đầu của lịch sử loài người. Trong các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Đầu tiên nền kinh tế tự cung tự cấp xuất hiện, gắn liền với nền kinh tế tự nhiên. Ở thời kì đó, sản phẩm của sự lao động được tạo ra chỉ để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của chính người sản xuất ra chúng. Nhưng do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao cùng với việc việc xuất hiện sự chuyên môn hóa làm cho sản xuất tự cung tự cấp dần dần bị chuyển hóa thành sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa đã tồn tại từ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, sau đó là chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị, phổ biển trong xã hội. Dưới Chủ nghĩa tư bản, quan hệ hàng hóa thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hóa trở thành tế bào của nền