1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam

24 716 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Có thể nói trong suốt một thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa ( trong đó có cả nước ta đã không nhận thức đúng đắn vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế, coi nhẹ , thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường , phủ nhận quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Do đó đôí lập kinh tế hàng hóa và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù chung của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại cảu sản xuất hàng hóa trong khuôn khổ của “ thi đua xã hội chủ nghĩa “ , tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng xuất nao động tăng chậm , gây rối loạn và ách tách trong việc phân phối, lưu thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động trì trệ. Mặt khác thì sản xuất của chúng ta lúc này là sản xuất nhỏ, trạng kinh tế tự nhiên, hiện vật tự cung tự cấp. Xã hội Việt Nam, về cơ bản dựa trên nền tảng của nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là nước nghèo làn nàn, lạc hậu, kém phát triển , cơ chế quản lý thì tập trung quan liêu bao cấp không phát huy được sức mạnh của nền kinh tế. Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thời kỳ thực hiện “cơ chế tập trung quan liêu bao cấp “ Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận tại đại hội VI(12-1986) là “ đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan do đó chưa chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ chương chính sách kinh tế “ và để khắc phục sai lâm đó thì Đảng ta đã đề ra chủ trương (1) “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là qúa trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá”. Quả thực qua hơn10 năm đổi mới phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiều người trong tầng lớp nhân dân còn chưa hiêu hết về nó. Mặt khác, nó đã bộc lộ được rất nhiều ưu điểm nhưng không phải không có những nhược điểm mà chúng ta cần bàn đến. Đó chính là lý do em chọn đề tài này.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Có thể nói trong suốt một thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa ( trong đó có

cả nước ta đã không nhận thức đúng đắn vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tếthị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế, coi nhẹ ,thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy luật cung cầu,chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường , phủ nhận quan hệ hàng hoá, tiền

tệ Do đó đôí lập kinh tế hàng hóa và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thịtrường là phạm trù chung của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sựtồn tại cảu sản xuất hàng hóa trong khuôn khổ của “ thi đua xã hội chủ nghĩa “ ,tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường Bởi vậy chúng ta đãkhông tạo được động lực phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng nhữngtiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng xuất nao động tăng chậm ,gây rối loạn và ách tách trong việc phân phối, lưu thông làm cho nền kinh tế rơivào tình trạng kém năng động trì trệ Mặt khác thì sản xuất của chúng ta lúc này làsản xuất nhỏ, trạng kinh tế tự nhiên, hiện vật tự cung tự cấp Xã hội Việt Nam, về

cơ bản dựa trên nền tảng của nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số.Việt Nam vẫn là nước nghèo làn nàn, lạc hậu, kém phát triển , cơ chế quản lý thìtập trung quan liêu bao cấp không phát huy được sức mạnh của nền kinh tế Khinhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thời kỳ thực hiện “cơ chế tập trung quan liêubao cấp “ Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận tại đại hội VI(12-1986) là “ đã cónhững thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luậtcủa sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan do đó chưa chú ý vận dụng chúngvào việc chế định các chủ chương chính sách kinh tế “ và để khắc phục sai lâm đóthì Đảng ta đã đề ra chủ trương (1) “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là qúatrình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp, tự túc thành nềnkinh tế hàng hoá” Quả thực qua hơn10 năm đổi mới phát triển kinh tế hàng hoátheo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiều người trong tầng lớp nhân dân còn chưahiêu hết về nó Mặt khác, nó đã bộc lộ được rất nhiều ưu điểm nhưng không phảikhông có những nhược điểm mà chúng ta cần bàn đến Đó chính là lý do em chọn

đề tài này

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG

I Những vấn đề cơ chung của kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.

1 Những vấn đề chung :

1.1 Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá:

_Kinh tế tự nhiên (hay sản xuất tự cung tự cấp) là kiểu tổ chức kinh t ế đầu tiên màloài người sử dụng để giải quyết vấn đề sãn xuất cái gì ; sản xuất như thế nào vàcho ai ở đây sản xuất ra để thoả mãn nhu câu tiêu dùng nội bộ của đơn vị kinh

tế ,đây là kiểu sản xuất tự cung tự cấp , từng gia đình hay công xã Đây là kiểu tổchức sản xuất tự nhiên, kép kín trong phạm vi từng đơn vị nhỏ, không cho phép mởrộng quan hệ với các đơn vị khác

*Đặc điểm của kinh tế tự nhiên là :

_Sản xuất tự cung tự cấp có tích chất bảo thủ, trì trệ , bị giới hạn bởi nhu cầu hạnhẹp

_ Sản xuất tự cung tự cấp thích ứng với thời kỳ lực lượng sản xuất chưa phát triển,khi mà lào động thủ công chíêm địa vị thống trị Nó có trong thời kỳ công xãnguyên thuỷ , và tồn tại phổ biến trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ Trong thời kỳphong kiến , sản xuất tự cung, tự cấp tồn tại dưới hình thái điền trang , thái ấp củađịa chủ và kinh tế nông dân gia trưởng

Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dầndần xuất hiên trao đổi hàng hoá Khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đích thườngxuyên của sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời Đó chính là lý do nền kinh tế tựcung tự cấp đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá

1.2 Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hoá:

Cơ sở kinh tế _ xã hội là sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là sự phâncông lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này với ngườisản xuất khác do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất qui định

_ Sự phân công lao động xã hội: là việc phân chia người sản xuất vào những ngànhnghề khác nhau của xã hội Hoặc nói cách khác đó là chuyên môn hoá sản xuất

Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất một hay nhiều sảnphẩm nhất định Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi người đều cần cónhiều loại sản phẩm Vì vậy, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm chonhau, phụ thuộc vào nhau

Chính vì vậy mà phân công lao động là điều kiện cần của sản xuất hàng hoá _ Điều kiên thư hai của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa người sản

Trang 3

Dựa vào điều kiện này mà mà người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết địnhviệc sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra Như vậy, quan

hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm cho họ táchbiệt với nhau về mặt kinh tế Trong điều kiện đó, người sản xuất khác nhau thìphải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau Sản phẩm lao động trở thành hàng hoá

Mà khi sản phẩm lao động trở thành thì người sản xuất trở thành người sản xuấthàng hoá, lao động của người sản xuất hàng hoá vừa có tích chất xã hội, vừa cótính chất tự nhiên, cá biệt Tính chất xã hội của lao động xã hội nên sản phẩm dolao động của người này trở nên cần thiết cho người khác, cần cho xã hội Còn tínhchất tư nhân, cá biệt thể hiện ở chỗ việc sản xuất cái gì, bằng công cụ nào, phânphôí cho ai là công việc cá nhân của các chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, do họ địnhđoạt Tính chất xã hội của lao động của sản xuất hàng hoá chỉ được thừa nhận khi

họ tìm được người mua trên thị trường và bán được hàng hoá do họ sản xuất ra Vìvậy, lao động của người sản xuất hàng hoá bao hàm sự thống nhất giữa hai mặt đốilập là tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động Mâu thuẫn giữatính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá là mâuthuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá Đối với hàng hoá, mẫu thuẫn đó được giảiquyết trên thị trường Đồng thời nó được tái tạo ra một cách thường xuyên với tưcách là mâu thuẫn cảu nền kinh tế hàng hoá nói chung Chính mâu này là cơ sởcủa khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa

Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử lâu dài Đầu tiên

là sản xuất hàng hoá gỉan đơn Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoácủa nông dân, thợ thủ công dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sức laođộng của bản thân họ Khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hànghoá giản đơn chuyển thành sản xuất hàng háo qui mô lớn Quá trình chuyển biếnnày diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản

Ngày nay, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế-xã hội phổ biến để pháttriển kinh tế của các quốc gia

1.3) Ưu thế của kinh tế hàng hoá

Một là:Thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phâncông lao động, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hình thành các mốiliên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất,tạo tiền đề cho sự hợp tác lao động ngàycàng chặt chẽ

Hai là:Thúc đẩy sự phát trỉên của lực lượng sản xuất Trong nền kinh tế hànghoá sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu buộcngười sản xuất phải năng động, luôn cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao năng suấtlao động, cải tiến chất lượng và hình thức mẫu mã hàng hoá cho phù hợp vơí nhucầu xã hội, tìm mọi cách đưa ra thị trường những loại hàng hoá mới thích hợp với

Trang 4

thị hiếu người tiêu dùng Kết quả là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, gắnsản xuất với thị trường.

Ba là:Thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất Mở rộng giao lưu kinh tếtrong nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Bốn là:Giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sảnxuất khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo những điềukiện cần thiết cho việc tổ chức và quảnlý một nền kinh tế phát triển ở trình độ caothực hiện dưới hình thức quan hệ hàng hoá tiền tệ

Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật của nó.Không được lý tưởng hoá hoặc tuyệt đối hoá những thành tựu hoặc khuyết tật Bêncạnh những ưu thế, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường còn có những khuyết tậtnhư tình trạng khủng hoảng , thất nghiệp, phân hoá bất bình đẳng, huỷ hoại môitrường Vì vậy, để phát huy ưu thế, khắc phục những khuyết tật cần phải tăngcường sự quản lý của Nhà nước

1.4. Các giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hoá.

Như chúng ta dã biết Kinh tế hàng hoá - một hình thái kinh tế thay thế hình tháikinh tế tự nhiên Nó là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó những ngườitham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm không phải để tiêu dùng mà để bán Hìnhthái kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao diễn ra trong lịch sử qua các loạihình: Kinh tế hàng hoá giản đơn , kinh tế thị trương tự do cổ điển và kinh tế hiệnđại , hỗn hợp , gắn liền với 3 bước chuyển biến :

_ Kinh tế hàng hoá giản đơn đây là bước chuyển từ kinh tế tự nhiên với đặc tínhphổ biến là hiện vật , tự cấp tự túc lên kinh tế hàng hoá giản đơn Bước chuyển nàygắn với hai điều kiện cơ bản là :

+ Có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt và tương đối về kinh tế giữanhững người sản xuất hàng hoá Khởi thuỷ của điều kiện này là sự xuất hiện chế

độ tư hữu tư hoặc tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau Đặc trưng của giaiđoạn kinh tế hàng hoá giản đơn này là : Dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công tươngứng với văn minh nông nghiệp ; tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất ; cơ cấu kinh tế lànông nghiệp - thủ công nghiệp ; hàng hoá chưa mang tính phổ biến ; cơ chế kinh tếvận động theo quan hệ giữa giá cả và giá trị theo cạnh tranh và cung cầu nhưng ởtrình độ thấp

_ Kinh tế thị trường tự do (cổ điển ) là bước chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn.Kinh tế thị trường nói chung là hình thái đối lập của kinh tế hàng hoá, trái lại chúnggiống nhau về thực chất Kinh tế thị trường một hình thức phát triển cao độ củakinh tế hàng hoá, một hình thức mà ở đó hầu hết các quan hệ kinh tế trên diễn ratrên thị trường, chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế vốn có của nó , hay chịu

sự chi phối của cơ chế thị trường tự điều chỉnh Khái niệm kinh tế thị trường nóitrên gắn với bước chuyển lên mô hình kinh tế thị trường tự do

Trang 5

Bước chuyển này gắn với các điều kiện như : giao thông vận tải và nói rộnghơn kết cấu hạ tầng sản xuất phải đạt đến trình độ nhất định ; nền đại công nghiệp

cơ khí đã hình thành ; tín dụng đã phát triển nhất định ; các thị trường đất đai và thịtrường sức lao động đã hình thành

Đặc trưng của bước chuyển giai đoạn kinh tế thị trường tự do là : Dựa trên kỹthuật cơ điện gắn với nền văn minh công nghiệp ; dựa trên tư hữu nhỏ và tư hữulớn ; ứng với cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp và tiến tới công – nông nghiệp –dịch vụ ; vận động theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh

_ Kinh tế thị trường hỗn hợp đây là bước chuyển từ kinh tế thị trường tự do lênđây là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá , một hình thức mà ở đó hầuhết các quan hệ kinh tế , các câu hỏi sản xuất cái gì , bằng công nghệ gì và cho aiđều được xử lý của nhà nước Người ta gọi kinh tế thị trường hiện đại là kinh tế thịtrường hỗn hợp , bởi lẽ nguyên tắc chi phối thị trường ở giai đoạn này không chỉ dobàn tay vô hình – cơ chế thị trường tự điều chỉnh , mà còn do bàn tay hữu hình – sựqủan lý vĩ mô của nhà nước

Cho đến nay , hầu hết các quốc gia trên thế giới đều vận động theo mô hìnhkinh tế thị trường hỗn hợp , mặc dầu vậy với mức độ , phạm vi ảnh hưởng có khácnhau Mặt khác cần ý thức sâu sắc rằng : kinh tế thị trường , một hình thức pháttriển cao của kinh tế hàng hoá và mang tính phổ biến trong xã hội tư bản , songkhông vì thế mà đồng nhất kinh tế hàng hoá với kinh tế tư bản chủ nghĩa

Bước chuyển từ kinh tế thị trường tự do lên kinh tế thị trường hiện đại gắn vớicác điều kiện : sự xuất hiện sở hữu Nhà nước , thị trường chứng khoán , quốc tếhoá sản xuất , đời sống Đặc biệt sự xuất hiện vai trò mới – vai trò qủan lý vĩ mô -của Nhà nước đối vơi kinh tế thị trường

Đặc trưng của hình thức kinh tế thị trường hỗn hợp bao gồm : Dựa trên kỹ thuậtđiển tử tin học gắn liền với nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh chí tuệ ;tồn tại các hình thức sở hữu Nhà nứơc, sở hữu cổ phần ,sở hữu quốc tế , dựa trên

cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp ; vận động theo cơ chế kinh tếhỗn hợp của 2 bàn tay vô hình và hữu hình

1.5. Những qui luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hoá :

Qui luật giá trị là quy luật cơ bản kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hànghoá Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giátrị

1.5.1. Yêu cầu của quy luật giá trị:

Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựatrên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao đông xã hội cần thiết

Trong kinh tế hàng hoá , vấn đề cơ quan trọng là hàng hoá sản xuất ra có bánđược hay không Để hàng hóa có thể bán được thì hao phí lao động cá biệt để sảnxuất ra hàng hoá phải được thì hoa phí lao động xã hội cần thiết , tức là phải phù

Trang 6

hợp với mức hao phí lao động mà xã hôị có thể chấp nhận đựơc Trong trao đổihàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết Hai hàng hoá cógía trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi lượng giá trị củachúng ngang nhau Theo nghĩa đó thì trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.Quy luật giá trị là trừu tượng Nó thể hiện sự vận động thông qua sự biến độngcủa giá cả hàng hoá Giá cả là sự biến biểu hiện bằng tiền của giá trị Giá cả phụthuộc vào giá trị, vì giá trị là cơ sở của giá cả Hàng hoá nào mà hao phí lao động

để sản xuất ra nó nhiều thì giá cả của nó lớn, và do vậy giá cả thị trường sẽ cao ,

và ngược lại Ngoài ra , giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như quan hệcung cầu, tình trạng độc quyền trên thị trường Tác động của các nhân tố trênlàm cho giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó.Đối với mỗi hàng hoá riêng biệt giá của nó có thể cao hơn hay thấp hơn hay phùhợp với giá trị của nó Nhưng cuối cùng, tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị củachúng

1.5.2. Tác dụng của quy luật giá trị:

 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

Trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sứclao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động hàng hoá Do ảnhhưởng của quy luật cung cầu , giá cả hàng hoá lên xuống xoay quanh gía trị của

nó Nếu có ngành nào đó, cung không đáp ứng được cầu giá cả hàng hoá lên caothì người sản xuất sẽ đổ sô vào nghành đó Và ngược lại , khi ngành đó thu hútquá nhiều lao động xã hội , cung vượt quá cầu , gía cả hàng hoá hạ thấp xuống thìngười sản xuất sẽ chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi nghành này

để đầu tư vào nơi có giá cả hàng hoá cao Nhờ vậy mà tư liệu sản xuất và sức laođộng đựơc phân phối qua lại một cách tự phát vào các nghành sản xuất khácnhau Sự biến động của giá cả xung quanh giá trị không những chỉ rõ sự biếnđộng về kinh tế, mà còn có tác dụng điều tiết nền kinh tế

 Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Trong nền kinh tế hàng hoá , người nào có hao phí lao động cá biệt ít hơnhoặc bằng hao hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoáthì người đó có lợi, còn người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hoa phí laođộng toàn bộ lao động đã hao phí Muốn đứng vững và thắng lợi trong cạnhtranh, mỗi người sản xuất đều luôn luôn tìm cách rút xuống đến mức tối thiểuhoa phí lao động cá biệt Muốn vậy họ phải luôn luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật,tăng năng xuất lao động Vì thế , trong nền kinh tế hàng hóa, lực lượng sản xuấtđược kích thích và phát triển nhanh hơn nhiều so với trong nền kinh tế tự cung, tựcấp, tự túc

 Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu,người nghèo

Trang 7

Trong cuộc cạnh tranh chạy theo giá trị, lao động cá biệt của mỗi người sản xuất

có thể không nhất trí với lao động xã hội cần thiết Những người làm tốt, làmgiỏi có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ

đó phát tài, làm giàu , mua sắm thêm tư liệu sản xuất , mở rộng thêm qui mô sảnxuất , mở rộng doanh nghiệp của mình Bên cạnh đó, những người làm ăn kémhiệu quả , không gặp may mắn ,hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động

xã hội cần thiết, nên họ bị lỗ vốn, thậm chí đi đến phá sản

Như vậy quy luật giá trị có ý nghĩa bình tuyển, đánh giá người sản xuất Nómang lại phần thưởng cho những người làm tốt, làm giỏi và hình thức phạt chonhững người làm ăn kém cỏi Về phương diện này thì quy luật giá trị đảm bảo sựbình đẳng đối với người sản xuất

1.5.3 Mặt trái của quy luật giá trị :

Ngay trong quá trình thực hiện bình tuyển tự nhiên đối với người sản xuất, quyluật giá trị đã phân hoá thành kẻ giàu người nghèo Người giàu thì trở thành ôngchủ, người nghèo dần trở thành người làm thuê lịch sử phát triển của sản xuấthàng hoá giản đơn trong xã hội phong kiến dần dần sinh ra quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa Quan hệ giữa người giàu , người nghèo , quan hệ giữa chủ – thợ ,quan hệ giữa tư sản và vô sản đối kháng về lợi ích kinh tế Sự đối kháng đó tấtyếu dẫn đến cuộc đấu tranh giữa người nghèo chống lại kẻ giàu , người thợ chốnglại chủ ,vô sản chống lại tư sản Đó là một trong những khuyết tật của kinh tếhàng hoá và kinh tế thị trường

Trang 8

Qui luật cạnh tranh- Qui luật cung cầu- Qui luật lưu thông tiền tệ

Ta biết giá trị là cơ sở quyết định giá cả còn giá cả là hình thức biểu hiện của giátrị hàng hoá trong trao đổi nhưng trong trao đổi lại có nhiêù yếu tố ảnh hưởng đếngiá cả hàng hoá Đó là các qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu, qui luật lưuthông tiền tệ

Cạnh tranh là qui luật tất yếu giữa những người sản xuất với nhau, giữa những

người sản xuất và người tiêu dùng nhằm giành được những điều kiện thuận lợicho bản thân mình Cạnh tranh có vai trò tích cực trong nền sản xuất hàng hoá, nóbuộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kĩ thuật,ứng dụng công nghệ mới, phương pháp tổ chức quản lí có hiệu quả, thực hànhtiết kiệm, nâng cao tay nghề cho người lao động Tuy nhiên, bên cạnh mặt tíchcực, cạnh tranh cũng động thời có những tác dụng tiêu cực như phân hoá ngườisản xuất hàng hoá, làm những ngưòi gặp khó khăn trong sản xuất do trình độcông nghệ thấp, vốn ít, gặp rủi ro v v Mặc dù vậy, chấp nhận nền kinh tế thịtrường nghĩa là phải chấp nhận có sự cạnh tranh bởi chính cạnh tranh đã đào thảicái lạc hậu, chọn lọc cái tiến bộ để thúc đẩy kinh tế phát triển

Qui luật cung cầu là mối quan hệ khách quan giữa cung và cầu diễn ra trên thị

trường Qui mô của cầu phụ thuộc vào các yếu tố: thu nhập, giá các hàng hoá liênquan, dân số, thị hiếu sở thích, kì vọng và giá hàng hoá ta xét, cầu còn đặc biệtquan trọng đối với người sản xuất, họ cần phải nắm được chính xác, kịp thời cầutrên thị trường để có thể định hướng cho việc sản xuất của mình Một yếu tố nữakhông thể thiếu được của thị trường là cung Ta đã biết cung là tổng số hàng hoádịch vụ mà người sản xuất có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường ở mứcgiá tương ứng Cung và cầu thị trường của một loại hàng hoá sẽ xác định cho tagiá cả của hàng hoá đó trên thị trường Căn cứ vào đó, người sản xuất và ngườitiêu dùng điều chỉnh hành vi của mình để tối đa hoá lợi ích

Một qui luật nữa tồn tại khách quan trong nền kinh tế hàng hoá là qui luật lưu

thông tiền tệ Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kì cần

có một số lượng tiền nhất định Số lượng tiền tệ này được xác định bằng qui luậtlưu thông tiền tệ Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là

do số tiền phát hành thực tế nhiều hơn so với lượng tiền cần thiết trong lưu thông,

từ đó đẩy mức giá các mặt hàng lên cao để lượng hàng hoá tương ứng với lượngtiền có trong thị trường Thông thường một nền kinh tế lành mạnh cần tỉ lệ lạmphát từ 5-7% để thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm cho người laođộng, tuy nhiên nếu lạm phát quá cao sẽ làm giảm tiền lương thực tế của ngườilao động, gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân

Trang 9

1.6 Cơ chế điều tiết kinh tế hàng hoá :

Cơ chế điều tiết của kinh tế hàng hoá là cơ chế thị trường ở đó sản xuất cái gì ?,sản xuất bao nhiêu ?, sản xuất cho ai ?, số lượng bao nhiêu đều do thị trườngquyết định Có rât nhiều định nghĩa về cơ chế thị trường Khi phân tích cơ chếkinh tế

trongthời kỳ tự do cạnh tranh của Chủ Nghĩa Tư Bản, C.Mác đã chỉ ra nhữngđặc trưng sau:

Một là : Các quan hệ kinh tế hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật thị trường,chưa bị biến dạng bởi các quyết định hành chính của nhà nước và các thế lực độcquyền;

Hai là : Giá cả là kết quả khách quan của quan hệ cung cầu, nó tồn tại độc lậpvới cả người mua và người bán, họ chỉ là “ những người nhận giá “;

Ba là : tư liệu sản xuất và sức lao động được tự do di chuyển từ nghành nàysang nghành khác theo cơ chế thị trường, do đó nâng cao hiệu quả đầu tư của tưbản

Như vậy, theo tư tưởng Mác cơ chế kinh tế thị trường gồm có các bộ phận cấuthành sau:

 Quan hệ cung cầu là quan hệ trung tâm của cơ chế thịtrường;

 Giá cả là cốt lõi của cơ chế thị trường

 Cạnh tranh là sức sống của cơ chế thị trường

Nhưng có lẽ quan điểm đúng nhất về cơ chế thị trường là tổng thể phương thứcvận hành nền kinh tế sao cho phù hợp với các quy luật khách quan của thị trường,trong đó gồm có các quan hệ kinh tế ( mà quan hệ cung cầu là trung tâm ), cáchình thức kinh tế ( mà giá cả thị trường là cốt lõi ), các phương pháp ( mà cạnhtranh là sức sống ), từ đó tạo ra những lực hút nhất định nhằm chi phối ba vấn đề

cơ bản của nền sản xuất xã hội: Sản xuất cái gì ?, sản xuất bằng cách nào ? , sảnxuất cho ai ?

_ Bản chất , đặc điểm của kinh tê thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ởViệt Nam

Chuyển nền kinh từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung-hành chính –quan liêu – bao cáp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , vận hành theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa lànội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trongthời kỳ hiện đại và tương lai Vì thế chúng ta cần phân tích sâu thêm bản chất,đặc điểm đã được của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa củanước ta để có thể hiểu rõ và thống nhất hơn trong nhận thức và hành động

Trang 10

+ Thứ nhất, nền kinh tế thị trường nước ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trườnghiện đại với tính chất xã hội hiện đại ( xã hội chủ nghĩa ) Mặc dù nền kinh tếnước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước tachuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường thì thế giới đã chuyểnsang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại ( do những khuyết điểm của kinh tế thịtrường tự do ) Bởi vậy mà chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải quagiai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đithẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại, đây là nôị dung và yêu cầu của sựrút ngắn

+ Thứ hai, nền kinh tế của chúng là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần vớivai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quantrọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nềnkinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường phải là nền kinh tế đa phần, đa hình thức

sở hữu Thế nhưng, nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng là nền kinh tếthị trường hiện đại, cho nên chúng cần có sự tham gia bởi “ bàn tay hữu hình “của Nhà Nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó Đồng thời chính nócũng bảo đảm sự định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, của nhà nứơcthông qua các công cụ kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhànứơc Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nứơc,cần coi trọng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp Đặt chúngtrong mối quan hệ hữu cơ, thống nhất không tách rời, biệt lập

+ Thứ ba, Nhà Nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta là nhà nước pháp quyền, do dân vì dân Thành tố quan trọngmang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là nhà nước tham giavào các quá trình kinh tế Nhưng khác với nhà nước của nhiều nước nền kinh tếthị trường trên thế giới, nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân, nhànước công nông, nhà nước của đa số nhân dân lao động Việt Nam đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

+ Thứ tư, mở cửa hội nhập nên kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, trên

cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là nội dung quantrọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta Một trong những đặc trưng quantrọng của kinh tế thị trường hiện đại là việc mở rộng giao lưu kinh tế với nướcngoài Để phát trong điều kiện của kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam khôngthể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung tự cấp, mà phải mởcửa, hội nhập với nền kinh thế giới, sự mở cửa, hội nhập được thể hiện trên banội dung chính là : thương mại ; đầu tư và chuyển giao khoa học – công nghệ.+ Thứ năm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công bằng

xã hội cũng là một nội dung quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.Phải đảm bảo cho sự công bằng xã hội tức là tạo cho mọi tầng lớp trong nhân

Trang 11

dân đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng những thànhtương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ bỏ ra, là giảm khoảng cáchgiữa người giàu và người nghèo giữa các tầng lơp dân cư và giữa các vùng.Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, ngân sách eo hẹp,thì không thể nhấn mạnh quá tới sự công bằng xã hội vì nếu không nó sẽ làm triệttiêu động lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

+ Thứ sáu,giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tư bản( vốn), thông qua phânphối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,được thực hiện theo kết quả của lao động là chủ yếu kết hợp với một phần theovốn và tài sản Khác với chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội đặt con người ở

vị trí trung tâm của sự phát triển vì thế phân phối thu nhập và thành quả lao độngchúng ta chú ý tới nhân tố lao động và yếu tố tiền lương – thu nhập của người laođộng Tuy nhiên chúng ta cần phải coi trọng đến vai trò của tiền vốn của tích luỹ

và đầu tư ( cả và nhà nước và tư nhân) Vì thế thu nhập theo vốn và tài sản kinhdoanh bây giờ đã trở thành bình thường Chỉ có trên cơ sở đó mới tăng được sốngười giàu có trong xã hội Tăng số người có thu nhập cao đồng thời giảm sốngười có thu nhập thấp trong xã hội và thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu-nghèovừa là mục tiêu, vừa là nội dung quan trọng của chính sách thu nhập của nhànước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã HộiChủ Nghĩa ở nước ta

Tóm lại vai trò của kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ởnước ta là (2)“ quá trình thực hiện dân giàu, nứơc mạnh, tiến lên hiện đại trongmột xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá,có kỷ cương, xoá bỏ áp bức,bất công , tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do , hạnh phúc”.( chiến lược ổn định và phát triển kinh tế –xã hội năm 2000,nxb sự thật Hà Nội,1991,tr8

2.Sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá

ở Việt Nam:

2.1 Đặc điểm kinh tế chỉ huy

Một là:Nhà nước quản lý nền kinhtế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu,điều đó thể hiện ở sự chi tiết hoá các nhiệm vụ do trung ương giao bằng một hệthống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm

Hai là :Các cơ quan hành chính-kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì

về mặt vật chất với các quyết định của mình

Ba là:Bỏ qua quan hệ hàng hoá-tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quảnlý nền kinh tế

và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật làchủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức Chế độ bao cấp được thực hiệndưới các hình thức Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức: bao cấp

Trang 12

qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật và bao cấp qua cấp phát vốn của ngânsách, mà không ràng buộc vật chất đối với người được cấp vốn

2.2 Tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt nam

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam, sự tồn tại của sản xuấthàng hoá là một tất yếu khách quan Bởi vì, trong nền kinh tế nước ta lực lượngsản xuất xã hội còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phầnkinh tế khác nhau, sựphân công lao động xã hội gắn với sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau nhưcác thực thể kinh tế độc lập Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiềuthànhphần ở thời kỳ quá độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một định hướng chiến lược cực kỳquan trọng mang tính khách quan và có khả năng thực hiện thắng lợi ở nước ta vì:+) Chỉ có phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mới phù hợp với thực trạng củalực lượng sản xuất chưa đồng đều ở Việt nam

+) Nó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế khách quan của thời đại ngày nay-thờiđại các nước đều hướng về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô củaNhà nước Sự phù hợp này sẽ giúp nước ta có thêm thế và lực để phát triển kinh

tế nhanh hơn

+)Phù hợp với lòng mong muốn thiết tha của nhân dân ta là được đem hết tàinăng, sức lực để lao động làm giầu cho đất nước và cho cả bản thân mình, có thunhập ngày càng cao làm cho cuộc sống càng ấm no và hạnh phúc

+)Nó cho phép có điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng hiện

có và đang còn tiểm ẩn ở trong nước, có thể tranh thủ tốt nhất sự giúp đỡ, hợp tác

từ bên ngoài nhằm phát triển nền kinh tế nước ta hướng vào mục tiêu tăng trưởngnhanh và hiện đại hoá Chỉ có nhiều thành phần kinh tế, chúng ta mới có khả nănghuy động mọi tiềm năng về vốn, kỹ thuật; mới phát huy được mọi tiềm năng củangười Việt nam

+)Chỉ có phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần, chúng ta mới có khả năng giảiquyết được vấn đề việc làm trên đất nước chúng ta Một quốc gia giầu có baonhiêu chăng nữa, mà đẩy một tỷ lệ quá cao người lao động ra ngoài quá trình sảnxuất thì quốc gia ấy sẽ nghèo đi

Như vậy, phát triển sản xuất hàng hoá đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, mộtnhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiệnđại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế Đó là con đường đúng đắn đểphát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước đểthực hiện nhiệm vụ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Thực hiện nhất quán đường lốiphát triển kinh tế trên đây của Đảng và Nhà nước đề ra, qua hơn 10 năm đổi mớichúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: Mở rộng được quan hệ kinh tếhợp tác với bên ngoài, thu hút vốn đầu tư kỹ thuật hiện đại của nhiều nước vào để

Ngày đăng: 01/08/2013, 13:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Kinh tế chính trị (tập II)- nhà xuât bản giáo dục-1998 Khác
2.Lịch sử kinh tế quốc dân-nhà xuất bản giáo dục-1999 Khác
3.Triết học Mác_Lênin-Nhà xuât bản giáo dục-2001.+>tạp chí Khác
1.kinh tế và phát triển-số 93/1996. Bài viết: vai trò của nhà nước trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta-Tác giả : Dương thị Liễu Khác
2.kinh tế và phát triển –số 10/1996. Bài viêt: định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường ở Việt Nam-Tác gỉa: PGS.PTS : Vũ Văn Hân Khác
3.Nghiên cứu-kinh tế số 18(9-1998). Bài viêt kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Tác giả Dương bá phượng-Nguyễn Minh Khải Khác
4.Nghiên cứu –kinh tế số 255-tháng 8/1999. Bài viết : về những khó khăn của nước ta hiện nay và một số giải pháp –Tác gỉa : Lê Việt Đức và Trần Thu Hằng Khác
5.Thương mại-số13(1996). Bài viết: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa –Tác giả : Bùi Đình Bôn Khác
6.Niên giám thống kê 1995-1996-1997. Tổng cục thống kê Khác
7.Văn kiện đại hội đảng IX nhà xuất bản quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w