Viênchức hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị sa thải (Dân trí) - Theo LuậtViênchức mới được công bố sáng nay, viênchức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. LuậtViênchức là 1 trong 3 luật vừa được Văn phòng Chủ tịch nước công bố sáng 14/12/2010 (2 luật còn lại là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Khoáng sản). Theo LuậtViên chức, “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Cũng theo luật, việc đánh giá viênchức được thực hiện căn cứ vào các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký. Nội dung đánh giá gắn với kết quả thực hiện công việc, nhiệm vụ; tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân… Viênchức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc… Ngoài việc được khen thưởng theo quy định hiện hành, viênchức có công trạng, thành tích đặc biệt còn được xét nâng lương vượt bậc bên cạnh hình thức nâng lương trước thời hạn. Ngoài 4 hình thức kỷ luật là khiến trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc, viênchức bị kỷ luật còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. Về tiền lương, viênchức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đưa ra các quy định chi tiết và đầy đủ về các hành vi bị cấm như: cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện các hành vi như lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che giấu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về uy tín, khả năng kinh doanh; cấm việc tiếp xúc, liên hệ trái ý muốn của người tiêu dùng từ hai lần trở lên; cấm các hành vi quấy rối người tiêu dùng gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến công việc và đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng… Cũng theo luật, các đơn vị truyền thông, quảng cáo phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp cung cấp thông tin không chính xác. Luật dành một chương quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án, Luật quy định, tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp vụ án dân sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng và có đủ các điều kiện theo quy định tại Luật. Về Luật Khoáng sản, điểm mới là đã bổ sung quy định về chiến lược khoáng sản nhằm định hướng ngành công nghiệp khai khoáng cũng như công tác lập quy hoạch khoáng sản, khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác lập quy hoạch hiện nay. Một điểm mới nữa, về nguyên tắc, việc cấp quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện trên cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, với khoáng sản có tính chiến lược, khoáng sản ở khu vực nhạy cảm về môi trường… sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở các tiêu chí do Chính phủ quy định. Luật cũng đã bổ sung quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ trong hoạt động khoáng sản. LuậtViênchức có hiệu lực từ 1/1/2012; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 1/7/2011 và Luật Khoáng sản có hiệu lực từ 1/7/2011. Kim Tân . Viên chức hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị sa thải (Dân trí) - Theo Luật Viên chức mới được công bố sáng nay, viên chức có 2. việc. Luật Viên chức là 1 trong 3 luật vừa được Văn phòng Chủ tịch nước công bố sáng 14/12/2010 (2 luật còn lại là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật