1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cảm nhận về đạo đức của Bác Hồ và người cán bộ-viên chức "Trung thành,sáng tạo,tận tụy,gương mẫu"

7 2,9K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 39 KB

Nội dung

“TÌM HIỂU CẢM NHẬN ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC HỒ” NGƯỜI CÁN BỘ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC “TRUNG THÀNH, SÁNG TẠO, TẬN TỤY, GƯƠNG MẪU” Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng dân tộc ta, là di sản vô cùng quý báu, được các thế hệ cách mạng Việt Nam trân trọng, bảo vệ, học tập, vận dụng phát triển không ngừng. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phải tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc, muốn vậy chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu "Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu. Cụ thể như sau: - "Trung thành": Trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng, Bác Hồ nhân dân đã lựa chọn, trung thành của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là sự thụ động chấp hành mà còn phải gắn với việc nâng cao nhận thức, tri thức năng lực hành động của cá nhân, tập thể đối với nhiệm vụ được giao. - "Sáng tạo": Sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi tư duy phải thường xuyên đổi mới, năng động theo nhịp độ phát triển của thời đại phải gắn với tinh thần lao động hăng say, dám nghĩ, dám làm bằng trí tuệ tri thức mới. Tinh thần sáng tạo trong công tác, trong nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiền lề lối làm việc, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính của cơ quan. - "Tận tuỵ": Tận tuỵ là phong cách, là đức tính tốt đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam cần phát huy trong thời kỳ mới, tận tuỵ với công việc là sự lao động chăm chỉ, cần mẫn, nhiệt tình, quên mình vì công việc, gắn bó với tập thể. Tận tuỵ với dân là gần gũi, hiểu dân, thương yêu dân, có trách nhiệm với dân hết lòng phục vụ nhân dân. - "Gương mẫu": là sự gương mẫu của mỗi công chức, viên chức, người lao động trong thời đại mới không chỉ là thái độ nhiệt tình, tận tuỵ mà còn biết đặt lợi ích của đất nước, lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, đơn vị. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, không quan liêu lợi dụng chức quyền gây phiền hà sách nhiễu đối với nhân dân, cơ quan tổ chức rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ công chức, viên chức; tinh thần gương mẫu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác, trong cuộc sống. Thật vậy, học tập, vận dụng phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như học tập làm theo tấm gương đạo đức của Người vừa là tình cảm thiêng liêng kính yêu Bác Hồ, vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức đối sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc, góp phần xây dựng Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm công tác cán bộ. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người viết: Cán bộ là gốc của mọi công việc… cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Người cán bộ cách mạng phải hội đủ các tiêu chuẩn đức tài, phẩm chất năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt. Trong đó phẩm chất, đạo đức là yếu tố hàng đầu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần tập trung xây dựng một tập thể cán bộ, công chức, viên chức đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu "Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu". Dù công tác ở ngành nghề nào, cấp bậc, chức vụ gì đều vẻ vang đều phải phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trình độ học vấn của nhân dân ngày càng nâng cao, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải không ngừng học tập vươn lên theo tấm gương khổ công học tập của Bác Hồ. Thực hiện phương châm "Học, học nữa, học mãi", vừa say mê học tập vừa đổi mới phương pháp phong cách làm việc gắn lý luận với thực tiễn, học phải đi đôi với hành đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Hiện nay, ngành giáo dục đã bước vào năm thứ 2 thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo". Kết quả cuộc vận động này ra sao đến nay vẫn chưa có một tổng kết để đánh giá hiệu quả như những cuộc vận động trước đó mà Bộ đã thực hiện thực tế cũng không có một định lượng nào có thể đo đếm được cái tâm của người thầy. Chỉ biết là giờ đây xã hội đã ngày càng nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn những tấm gương thầy cô giáo ngày đêm tận tụy với nghề, giúp các em học sinh sớm trở thành công dân tốt của đất nước. Với tư cách là một giáo viên trẻ, mới gắn bó với nghề được khoảng 3 năm nhưng bản thân tôi luôn phấn đấu trở thành một giáo viên tận tụy, hết lòng với công việc. Chỉ khoảng 3 năm theo nghề, nhưng bản thân tôi cảm nhận được “Hai mươi ba năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, thầy Trần Hữu Hòa, Hiệu trưởng của trường THCS Long Hải, huyện Phú Quý. Một người thầy đã dành cả cuộc đời vì đàn em thân yêu. Ở 46 tuổi, nhưng đã có 23 năm gắn bó với ngành giáo dục, trong đó có 06 năm trực tiếp giảng dạy 17 năm làm công tác quản lý, thầy Trần Hữu Hòa luôn đề cao ý thức trách nhiệm của người giáo viên; luôn phấn đấu tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tích cực tham gia các phong trào, các hội thi do ngành tổ chức. Với tinh thần tự học, sáng tạo cầu tiến cũng như nỗ lực bản thân, thầy đã đạt nhiều danh hiệu, trong đó có danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, giải nhì cuộc thi tìm hiểu Cúp Giai lệ thế giới, giải nhì cuộc thi tìm hiểu về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do Báo tiền phong tổ chức Đối với đồng nghiệp các em học sinh, thầy luôn giữ mối thân thiện, tạo môi trường làm việc, học tập gần gũi để thầy cô các em học sinh luôn có cảm giác “Trường học là nhà, giáo viên, học sinh làm chủ”. Những cố gắng nỗ lực của thầy được ngành giáo dục huyện ghi nhận năm 2004, thầy được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường THCS Ngũ Phụng. Năm học 2007-2008, thực hiện theo công tác luân chuyển cán bộ, thầy được chuyển về làm Hiệu trưởng Trường THCS Long Hải cho đến nay. Với sự đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, thầy Hữu Hòa đã trở thành nhà giáo tiêu biểu của huyện, được Bộ GD-ĐT tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục năm 2006, ngoài ra thầy còn nhận được kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn hoá, huy chương vì thế hệ trẻ. Khi ngành giáo dục phát động phong trào thi đua “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thầy đã chủ động xây dựng kế hoạch, vận động giáo viên cùng học sinh trong trường nâng cao ý thức trách nhiệm, phải sống, học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Để Cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu trong trường học, thầy đã phát động nhiều phong trào, nhất là trong học sinh như: phong trào hành trình về đuốc Bác Hồ, phát động treo ảnh Bác tại gia đình học sinh, đến nay đã có khoảng 400 gia đình học sinh treo ảnh Bác. Thầy cho biết thêm: “ ngoài các phong trào trên, hàng ngày trước khi vào lớp, học sinh phải đọc 5 Điều Bác Hồ dạy, qua đó nhắc lại những việc mình làm trong ngày thực hiện được những gì trong tuần. Nhằm giáo dục cho các em hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động. Có thể khẳng định rằng, Cuộc vận động “ Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại trường đã có sức lan tỏa đồng thuận trong đội ngũ CB, GV, CNV đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh”. Qua các tiết dự giờ, thăm lớp, thầy thường giúp đỡ, uốn nắn cho từng giáo viên, chỉ rõ những ưu khuyết điểm san sẻ kinh nghiệm của bản thân. Vì thế, đi đến đâu, thầy Hòa cũng được đón nhận như một người anh, người thân trong gia đình. Hàng năm, thầy đều phát động giáo viên, học sinh các tổ chức đoàn thể của nhà trường thực hiện phong trào “tương thân, tương ái”, vận động các doanh nghiệp, đơn vị kết nghĩa hỗ trợ cho các em học sinh nghèo trong dịp lễ, tết, khai giảng năm học mới Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người làm công tác quản lý, thầy đã chủ động học tập, nâng cao trình độ học vấn nghiệp vụ. Với tâm niệm: “Chỉ có học mới theo kịp thời đại”. Thầy Nguyễn Hoàng Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Long Hải nhận xét: “Trong quá trình công tác tại trường, tôi cùng với giáo viên đều nhận thấy, đồng chí Trần Hữu Hòa, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường làm việc rất nghiêm túc, là người giáo viên mẫu mực trong công tác, cũng như trong phong cách chỉ đạo. Đặc biệt trong cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thầy Hoà đã đã nhiều sáng kiến để đồng nghiệp học sinh của trường để thực, bản thân tôi rất mến mộ thầy, vì thầy có rất nhiều tư tưởng ý thức trong học tập làm theo tấm gương Bác Hồ”. Trong cuộc sống, thầy luôn sống hòa nhã, giản dị, thân tình với bà con lối xóm. Với 23 năm gắn bó với nghề, thầy Hòa tâm sự: “Tôi nguyện làm theo lời Bác dạy, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người”. Với kết quả đạt được, thầy Trần Hữu Hòa xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phong trào “ Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ngành giáo dục huyện Phú Quý. . “TÌM HIỂU VÀ CẢM NHẬN ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC HỒ” VÀ NGƯỜI CÁN BỘ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC “TRUNG THÀNH, SÁNG TẠO, TẬN TỤY, GƯƠNG MẪU” Tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài. vận dụng và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người vừa là tình cảm thiêng liêng kính yêu Bác Hồ, vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức đối. cao ý thức trách nhiệm, phải sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Để Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu trong trường học, thầy đã

Ngày đăng: 29/06/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w