1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cảm nhận của em về nhân vật Thu - cô nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

1 732 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,29 KB

Nội dung

Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Hình ảnh nhân vật Thu - nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ. Thời chống Mĩ, nhà thơ Tố Hữu có viết: Tuốt gươm không chịu sống quỳ, Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu. Lớp cha trước, lớp con sau, Đã thành đồng chí, chung câu quân hành (Tiếng hát sang xuân - 1965) Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Hình ảnh nhân vật Thu - nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ.Qua nhân vật ông già, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho cô Thu giao liên bao tình cảm quý mến và trân trọng. Ông cảm thông với cái ương hướng "cứng đầu” của một em bé, chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên gương mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng "ba" cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu "hân tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba", cùng với cử chỉ "dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó", không chịu cho ba nó lên đường đi xa, mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút giã biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn đau từ câu chuyện đã cứa một nhát đau tê tái vào lòng người bấy nay! Năm anh'Sáu đi bộ đội, bé Thu mới lên 1 tuổi. Năm hai cha con gặp lại nhau, bé Thu gần 9 tuổi. Năm 1958, ông già Sáu hi sinh, con gái ông mới 13 tuổi. Năm 16 tuổi cô mới nhận được chiếc lược ngà của cha cô gửi lại, cô đã ưở thành một nữ chiến sĩ giao liên "rất thông minh, mưu trí".Cô Thu giao liên có bao phẩm chất anh hùng. Lọt vào ổ phục kích giặc, cô vẫn mưu trí đánh lừa chúng, thoát hiểm. Cô có tài phân biệt từ rất xa "thằng nào lù thằng Mĩ, thằng nào là ngụy" bằng "cái mũi rất thính" của mình. Chuyến công tác đưa đoàn cán bộ từ trạm M.G đến trạm L.A, giữa đường gặp bọn biệt kích, cô đã ở lại chặn địch. Sáng hôm sau, cô xuất hiện ở binh trạm "quần áo bùn đất bê bết và đẫm ướt", vừa bước ra khỏi chỗ nguy hiểm mà gương mặt "cứ phơi phới" lạ thường! Cặp mắt "trong súng", nước da rám nắng, đôi tai đeo bông tòn teng, vừa duyên dáng, vừa hồn nhiên... đó là đứa con gái của ông Sáu. Chúng ta xúc động cảm thấy cô chiến sĩ giao liên đang đi tiếp con đường chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt, vẻ vang của cha anh.Tình tiết cô giao liên gặp lại ông già, đồng đội của ba mình và nhận chiếc lược ngà nói lên vật kí thác thiêng liêng đã tìm đến đúng địa chỉ. Nhận được kỉ vật bố gửi lại, cô Thu "đôi mắt tròn to h(tn... xúc động đến thẫn thờ". Tuy biết ba mình đã hi sinh, nhưng xem dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cô cảm thấy được gặp lại bóng hình người cha thân yêu. Gần 10 năm đã trôi qua. Cô Thu đã khóc "hai giọt lệ sắp rơi xuống bỗng vỡ ra tràn đầy qua đôi mắt". Tình đồng đội, tình đồng chí chiến đấu thủy chung đã giúp cho chiếc lược ngà đến tay cô giao liên. Và những giọt nước mắt của cô Thu là giọt khóc về tình phụ - tử sâu nặng.Cảnh giã biệt giữa ông già và cô giao liên diễn ra trên một không gian nghệ thuật đầy ấn tượng. Những đợt sóng lúa xanh nối nhau rập rờn như chạy đến "vỗ về" chân cô giao liên. Từ rừng dừa bị chất độc hóa học, cọng tàu dừa khô như những chiếc xương cá khổng lồ, những "đọt non vừa mới đảm lên, xa trông như một rừng gươm...". Đó là chất thơ trong văn xuôi của Nguyễn Quang Sáng. Cảnh sắc ấy mang hàm nghĩa: thế trận nhân dân là một rừng cây, một rừng người; lớp người trước ngã, lớp người sau tiếp bước tiến lên "nhưmột rừng gươm" dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh.Nhân vật Thu, nữ chiến sĩ giao liên đã tô đậm chủ đề của tác phẩm. Sự nối tiếp của các thế hệ Việt Nam anh hùng đã làm cho dáng đứng Việt Nam thêm hào hùng tráng lệ.                                                                                    loigiaihay.com

Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Hình ảnh nhân vật Thu - nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ. Thời chống Mĩ, nhà thơ Tố Hữu có viết: Tuốt gươm không chịu sống quỳ, Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu. Lớp cha trước, lớp con sau, Đã thành đồng chí, chung câu quân hành (Tiếng hát sang xuân - 1965) Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Hình ảnh nhân vật Thu - nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ.Qua nhân vật ông già, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho cô Thu giao liên bao tình cảm quý mến và trân trọng. Ông cảm thông với cái ương hướng "cứng đầu” của một em bé, chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên gương mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng "ba" cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu "hân tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba", cùng với cử chỉ "dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó", không chịu cho ba nó lên đường đi xa, mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút giã biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn đau từ câu chuyện đã cứa một nhát đau tê tái vào lòng người bấy nay! Năm anh'Sáu đi bộ đội, bé Thu mới lên 1 tuổi. Năm hai cha con gặp lại nhau, bé Thu gần 9 tuổi. Năm 1958, ông già Sáu hi sinh, con gái ông mới 13 tuổi. Năm 16 tuổi cô mới nhận được chiếc lược ngà của cha cô gửi lại, cô đã ưở thành một nữ chiến sĩ giao liên "rất thông minh, mưu trí".Cô Thu giao liên có bao phẩm chất anh hùng. Lọt vào ổ phục kích giặc, cô vẫn mưu trí đánh lừa chúng, thoát hiểm. Cô có tài phân biệt từ rất xa "thằng nào lù thằng Mĩ, thằng nào là ngụy" bằng "cái mũi rất thính" của mình. Chuyến công tác đưa đoàn cán bộ từ trạm M.G đến trạm L.A, giữa đường gặp bọn biệt kích, cô đã ở lại chặn địch. Sáng hôm sau, cô xuất hiện ở binh trạm "quần áo bùn đất bê bết và đẫm ướt", vừa bước ra khỏi chỗ nguy hiểm mà gương mặt "cứ phơi phới" lạ thường! Cặp mắt "trong súng", nước da rám nắng, đôi tai đeo bông tòn teng, vừa duyên dáng, vừa hồn nhiên... đó là đứa con gái của ông Sáu. Chúng ta xúc động cảm thấy cô chiến sĩ giao liên đang đi tiếp con đường chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt, vẻ vang của cha anh.Tình tiết cô giao liên gặp lại ông già, đồng đội của ba mình và nhận chiếc lược ngà nói lên vật kí thác thiêng liêng đã tìm đến đúng địa chỉ. Nhận được kỉ vật bố gửi lại, cô Thu "đôi mắt tròn to h(tn... xúc động đến thẫn thờ". Tuy biết ba mình đã hi sinh, nhưng xem dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cô cảm thấy được gặp lại bóng hình người cha thân yêu. Gần 10 năm đã trôi qua. Cô Thu đã khóc "hai giọt lệ sắp rơi xuống bỗng vỡ ra tràn đầy qua đôi mắt". Tình đồng đội, tình đồng chí chiến đấu thủy chung đã giúp cho chiếc lược ngà đến tay cô giao liên. Và những giọt nước mắt của cô Thu là giọt khóc về tình phụ - tử sâu nặng.Cảnh giã biệt giữa ông già và cô giao liên diễn ra trên một không gian nghệ thuật đầy ấn tượng. Những đợt sóng lúa xanh nối nhau rập rờn như chạy đến "vỗ về" chân cô giao liên. Từ rừng dừa bị chất độc hóa học, cọng tàu dừa khô như những chiếc xương cá khổng lồ, những "đọt non vừa mới đảm lên, xa trông như một rừng gươm...". Đó là chất thơ trong văn xuôi của Nguyễn Quang Sáng. Cảnh sắc ấy mang hàm nghĩa: thế trận nhân dân là một rừng cây, một rừng người; lớp người trước ngã, lớp người sau tiếp bước tiến lên "nhưmột rừng gươm" dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh.Nhân vật Thu, nữ chiến sĩ giao liên đã tô đậm chủ đề của tác phẩm. Sự nối tiếp của các thế hệ Việt Nam anh hùng đã làm cho dáng đứng Việt Nam thêm hào hùng tráng lệ. loigiaihay.com

Ngày đăng: 06/10/2015, 05:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w