TRƯỜNG THCS YANG MAO TỔ : TOÁN-LÝ-ANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I –MÔN VẬT LÝ8 NĂM HỌC :2009-2010 I/ MỤC TIÊU: - Đánh giá kĩ năng tiếp thu,vận dụng kiến thức của học sinh - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về phần “Cơ học” để trả lời câu hỏi - Học sinh vận dụng công thức để giải bài tập - Kiểm tra chất lượng kiến thức của học sinh - Giáo dục ý thức tự giác,trung thực ,độc lập suy nghĩ. II/ MA TRẬN HAI CHIỀU : Nội dung kiến thức Mức độ vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Vận tốc-chuyển động Câu 1 0,5 đ Câu 1 3 đ Lực Câu 4 0,5 đ Câu 2 0,5 đ Áp suất Câu 2 0,5 đ Câu 3 2,5 đ Lực đẩy Ácsimét Câu 5 0,5 đ Câu 2 1,5 đ Công cơ học Câu 6 0,5 đ Tổng điểm 3,5 Đ 3 Đ 3,5 Đ TRƯỜNG THCS YANG MAO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP : 8………………………. MÔN : VẬT LÝ HỌ VÀ TÊN :…………………. THỜI GIAN :45 PHÚT Điểm Lời phê của thầy cô giáo A/Phần trắc nghiệm( 3 điểm). Câu 1 (0.5đ ): Có một ôtô đang chạy trên đường câu mô tả nào sau đây là không đúng : A. Ôtô chuyển động so với mặt đường C. Ôtô chuyển động so với người lái xe B. Ôtô đứng yên so với người lái xe D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường Câu 2 (0.5đ ): :Càng lên cao áp suất khí quyển : A. Càng tăng C. Không thay đổi B. Càng giảm D. Có thể tăng và cũng có thể giảm Câu 3 (0.5đ ): Một vật có khối lượng 4,5 kg buộc vào một sợi dây.Cần phải giữ dây một lực bao nhiêu để vật cân bằng? A. F > 45N. B. F= 4,5N. C. F < 45N. D. F = 45N. Câu 4 (0.5đ ): Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng ? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật B. Lực ma sát lăn không cản trở chuyển động của vật. C. Khi một vật chuyển động chậm dần lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt lên vật kia Câu 5 (0.5đ ): : Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào những yếu tố nào? A.Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích cuả phần chất lỏng bị vật chiếm chổ C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. Câu 6 (0.5đ ): Một người đẩy một xe chở đất đi từ A đến B.Tới B họ đổ đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về A. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về B. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau . C.Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn D.Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn B/Tự luận:(7 điểm) Câu 1(3 điểm): Hai người đạp xe .Người thứ nhất đi quãng đường 5 km hết 0.57 h, người thứ hai đi quãng đường 7,5 km hết 0,5 h. a)Người nào đi nhanh hơn? b)Nếu hai người khởi hành 1 lúc và đi cùng chiều thì sau 30 phút hai người cách nhau bao nhiêu km Câu 2 (1.5 điểm): Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm khi nhúng một vật vào chất lỏng? Câu 3 (2.5 điêm): Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? Công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… IV/ ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM: A/ Phần trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm, sai được 0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B D D B A B/ Phần tự luận : Câu 1(3 điểm) a) Vận tốc của người thứ nhất là: v 1 =s 1 /t 1 =5/0.5=10 km/h (0.5đ ) Vận tốc của người thứ hai là : v 2 =s 2 /t 2 = 7,5/0,5=15 km/h (0.5đ ) Vậy người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất (0.25đ ) b) Đổi 30 phút= 0.5 h (0.25đ ) Quảng đường của người thứ nhất đi sau 0.5 h là : s 1 = v 1 .t 1 = 10.0,5=5 km (0.5đ ) Quảng đường của người thứ hai đi sau 0.5 h là : s 2 = v 2 .t 2 = 15.0,5=7,5 km (0.5đ ) Quảng đường hai người cách nhau là : s = s 2 - s 1 =7,5 – 5 = 2,5 km (0.5đ ) Câu 2 (1,5 điểm) Khi nhúng một vật vào chất lỏng thì : + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P : FA < P (0.5đ ) + Vật nổi lên khi lực đẩy Ác si mét FA lớn hơn trọng lượng P : FA > P (0.5đ ) + Vật nổi lơ lửng trong chất lỏng khi lực đẩy Ác si mét FA bằng trọng lượng P : FA = P (0.5đ ) Câu 3 : ( 2,5 điểm) Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình,thành bình và các vật ở trong lòng nó (1đ ) Công thức tính áp suất chất lỏng : p=d.h (1.5đ ) Trong đó : h : là độ sâu tính từ điểm tính áp suất lên mặt thoáng của chất lỏng (Đơn vị là m) d : là trọng lượng riêng của chất lỏng ( đơn vị là N/m3). . TRƯỜNG THCS YANG MAO TỔ : TOÁN-LÝ-ANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I –MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC :2009-2010 I/ MỤC TIÊU: - Đánh giá kĩ năng tiếp. 0,5 đ Tổng điểm 3,5 Đ 3 Đ 3,5 Đ TRƯỜNG THCS YANG MAO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP : 8 ……………………. MÔN : VẬT LÝ HỌ VÀ TÊN :…………………. THỜI GIAN :45 PHÚT Điểm Lời