Đề KTHKI lý 7 tham khảo (2)

3 279 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề KTHKI lý 7 tham khảo (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÍ 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề) Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Mã đề số 136 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn phương án đúng rồi ghi vào giấy làm bài theo mẫu có sẵn. Ví dụ : nếu ở câu 1 chọn phương án D thì ở ô số 1 ghi D. Câu 1: Cho các dụng cụ : một gương phẳng, một cái bút chì ; một thước chia độ. Các dụng cụ này thích hợp để làm gì ? A. Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. B. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối. C. Quan sát và tiến hành thí nghiệm kiểm tra định luật phản xạ ánh sáng. D. Quan sát và so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng. Câu 2: Tia sáng tới gương phẳng hợp với mặt phẳng gương một góc 30 o . Góc phản xạ có giá trị là A. 60 o . B. 15 o . C. 45 o . D. 30 o . Câu 3: Để quan sát được những vật phía sau mình, người lái xe thường đặt một chiếc gương cầu lồi ? Tại sao ? A. Vì ảnh trong gương cầu lồi nhỏ hơn nên nhìn được nhiều vật trong gương hơn nhìn vào gương phẳng. B. Vì vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được trong gương phẳng. C. Vì gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn gương phẳng. D. Vì gương cầu lồi cho ảnh cùng chiều với vật nên dễ nhận biết các vật. Câu 4: Từ nào dưới đây sử dụng chính xác khi nói về âm thanh. Các vật phát ra âm thanh đều A. lay động. B. chuyển động. C. rung động. D. dao động. Câu 5: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là A. ảnh ảo, có kích thước bằng vật. B. ảnh thật, có kích thước bằng vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh thật, ngược chiều với vật. Câu 6: Vật nào dưới đây KHÔNG phải là nguồn sáng ? A. Ngọn nến đang cháy. B. Mặt trời. C. Bức ảnh chụp một bếp lửa. D. Viên than đỏ trong lò. Câu 7: Vật đặt trước gương cầu lồi luôn cho ảnh A. có kích thước nhỏ hơn vật . B. đối xứng với vật qua mặt gương. C. ngược chiều với vật. D. ở phía trước gương cầu lồi. Câu 8: Một học sinh cao 1,4m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5 mét. Khoảng cách từ học sinh đó đến gương là A. 3m. B. 1,5m. C. 1,4m. D. 2,9m. Câu 9: Nếu dùng búa gõ vào kẻng càng mạnh thì tiếng kêu A. càng trầm. B. càng to. C. càng thanh. D. càng bổng. Câu 10: Đơn vị của tần số là A. mét trên giây (m/s). B. héc trên giây (Hz/s). C. giây (s). D. héc (Hz). Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Đề số 136 – Trang 1/2 Câu 11: Chọn phương án đúng. So sánh vận tốc truyền âm trong rắn, lỏng khí. A. v chất lỏng > v chất rắn > v chất khí . B. v chất rắn > v chất khí > v chất lỏng . C. v chất rắn > v chất lỏng > v chất khí . D. v chất khí > v chất lỏng > v chất rắn . Câu 12: Phương án nào dưới đây là đúng ? A. Tần số là số lần dao động trong 10 giây. B. Tần số là số lần dao động trong 1 giây. C. Đơn vị tần số là đề xi ben (dB). D. Tần số là đại lượng không có đơn vị. Câu 13: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 60 o . Góc phản xạ có giá trị là A. 60 o . B. 45 o . C. 15 o . D. 30 o . Câu 14: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về chùm sáng song song ? A. Trong chùm tia sáng song song, các tia sáng không song song với nhau B. Trong chùm tia sáng song song, các tia sáng không giao nhau. C. Chùm sáng song song được phát ra từ một điểm. D. Chùm sáng song song được truyền đến cùng một điểm. Câu 15: Vật nào dưới đây được xem là trong suốt ? A. Tấm kính trắng ở cửa sổ. B. Tấm gương phẳng. C. Chiếc ti vi. D. Lớp nước dày 1.200m. Câu 16: Mối liên hệ giữa tia sáng tới và tia phản xạ của nó qua gương cầu lõm là A. chúng luôn vuông góc với nhau. B. chúng luôn song song với nhau. C. chúng luôn hợp với nhau một góc nhọn. D. chúng luôn tuân theo định luật phản xạ. Câu 17: Âm thanh phát ra càng cao khi vật dao động càng A. nhỏ. B. lớn. C. nhanh. D. chậm. Câu 18: Mắt ta nhìn thấy một vật khi A. mắt ta hướng vào vật. B. giữa vật và mắt không có khoảng tối. C. có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. D. mắt ta phát ra những tia sáng đến vật. Câu 19: Âm thanh không thể truyền được trong môi trường chân không là vì A. chân không là môi trường không có màu sắc. B. chân không là môi trường không có khối lượng. C. không thể đặt nguồn âm trong chân không. D. chân không là môi trường không có hạt vật chất nào, khi các vật phát âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo và do đó âm không truyền đi được. Câu 20: Hiện tượng nhật thực xảy ra khi A. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. B. Mặt trời đi vào vùng bóng tối của Mặt trăng. C. Trái đất đi vào vùng bóng tối của Mặt trăng. D. Trái đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trời. B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 21 (1đ). Trên một thửa ruộng có cắm 4 chiếc cọc thẳng đứng. Nếu trong tay không có thêm dụng cụ nào khác, làm thế nào để xác định 4 cái cọc đó có thẳng hàng hay không ? Hãy trình bày một phương án đơn giản để kiểm tra. Câu 22 (1đ). Trình bày một phương án thí nghiệm để chứng tỏ biên độ dao động càng lớn, âm thanh phát ra càng to. Câu 23 (2đ). Hãy vẽ tia phản xạ ở hình 2. Vẽ ảnh của vật qua gương phẳng ở hình 1 và 3. ----------- HẾT ----------1. Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Đề số 136 – Trang 2/2 Hình 3 45 o Hình 1 Hình 2 S N 30 o Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 136 Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn phương án A A B D A C A B B D C B D B A Câu số 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Chọn phương án D C C D C II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu Gợi ý đáp án Điểm Câu 21 Đặt mắt trước một cọc (đầu tiên), ngắm thẳng theo hướng của bốn cái cọc, nếu ba cọc còn lại bị cọc đầu tiên che khuất thì cả bốn cọc đã thẳng hàng. 0,75đ Phương án này dựa trên cơ sở của định luật truyền thẳng ánh sáng. 0,25đ Câu 22 Nêu được các dụng cụ cần thiết (VD: trống, vật nhẹ có dây treo). 0,5đ Nêu được các bước tiến hành thí nghiệm (quan sát gì, nghe cái gì). 0,5đ Câu 23 Vẽ đúng ảnh ở hình 1 (ảnh đối xứng với vật qua gương phẳng). 0,5đ Vẽ đúng ảnh ở hình 3 (ảnh đối xứng với vật qua gương phẳng). 0,75đ Vẽ đúng tia phản xạ ở hình 2 (có kí hiệu mũi tên). 0,75đ Lưu ý : + Cho điểm kiểm tra học kì theo QĐ 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT (điểm kiểm tra học kì có thể làm tròn đến 0,1 điểm). + Xem kỹ phần hướng dẫn chấm (đặc biệt là tránh NHẦM mã đề). Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Đề số 136 – Trang 3/2 . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÍ 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề) Họ, tên thí sinh: tài liệu khi làm bài. Đề số 136 – Trang 2/2 Hình 3 45 o Hình 1 Hình 2 S N 30 o Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 136 Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Ngày đăng: 30/10/2013, 04:11

Hình ảnh liên quan

Vẽ đúng ảnh ở hình 1 (ảnh đối xứng với vật qua gương phẳng). 0,5đ - Đề KTHKI lý 7 tham khảo (2)

ng.

ảnh ở hình 1 (ảnh đối xứng với vật qua gương phẳng). 0,5đ Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan