GIẢI PHÁPPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNG BẢO LÃNHTẠICÔNGTYTÀICHÍNHDẦUKHÍ 3.1. Định hướng hoạtđộngbảolãnh của CôngtytàichínhDầukhí 3.1.1. Định hướng chung Trong thời gian tới CôngtyTàichínhDầukhí sẽ phấn đấu trở thành Tập đoàn tàichính hàng đầutại Việt Nam. Đến năm 2015 CôngtyTàichínhDầukhí sẽ là Tập đoàn tàichính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tàichính khác của Tập đoàn Dầukhí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn. Cụ thể trong giai đoạn 2007-2010, PVFC sẽ cố gắng đạt được một số chỉ tiêu sau: - Nhanh chóng hoàn thiện trở thành Tập đoàn TàichínhDầukhí - Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạtđộng đạt trên 30%/năm. - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 15 - 17 %. - Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 7 - 9 %. - Giá trị doanh nghiệp năm 2010 tương đương 3 tỷ USD. Để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra, PVFC đã đưa ra định hướng pháttriển cụ thể, đó là: - Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, hoàn thành các chỉ tiêu hoạtđộnggiai đoạn 2007 - 2025. - Hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng xây dựng Tập đoàn Dầukhí theo phân công: Đổi mới doanh nghiệp; Đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư trong ngành. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ cấu bộ máy điều hành Công ty: Hoàn thành việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạtđộng gắn với triển khai các nhiệm vụ chiến lược và phù hợp với yêu cầu thị trường, tổ chức khoa học hợp lý theo mô hình Tập đoàn tài chính. Về mạng lưới hoạt động: Hoàn thành cơ bản việc thành lập các Chi nhánh và côngty con: Hoàn thành việc thành lập mới 18 Chi nhánh trong nước, 1- 2 Chi nhánh tại nước ngoài (Hồng Kông – Singapo), 3 Côngtytàichính khu vực Bắc, Trung, Nam. Hoàn thành việc thành lập 5 côngty con (Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư TàichínhDầu khí, Côngty cổ phần đầu tư và tư vấn tàichínhDầu khí, Côngty cổ phần Chứng khoán TàichínhDầu khí, Côngty cổ phần Bất động sản TàichínhDầu khí, Côngty truyền thông TàichínhDầu khí). Thành lập mới, mua hoặc đầu tư cổ phần vào các NH, Côngtytài chính, Côngty chứng khoán, Côngty cho thuê tài chính, . Chuẩn hoá hoạtđộng của các phòng giao dịch, chi nhánh. Về nhân sự: Có đủ bộ máy lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên; Tuyển dụng đủ các vị trí quản lý, kinh doanh chủ chốt; Tuyển dụng, đào tạo cán bộ theo chương trình có mục tiêu để hình thành đội ngũ chuyên gia cho Công ty. - Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác để hội nhập: Hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý của Công ty, gồm các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ. Chuẩn hoá các nghiệp vụ. Xây dựng mới hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu pháttriển của Công ty. 3.1.2. Định hướng phát triểnhoạtđộng bảo lãnh của CôngtytàichínhDầukhí Riêng về hoạtđộngbảo lãnh, PVFC ra chỉ tiêu năm 2008 doanh thu từ bảolãnh phải tăng 1,8 lần so với năm 2007, lợi nhuận tăng 80% so với năm trước. Giá trị bảolãnh năm nay tăng 2 lần so với năm 2007 tức là khoảng 477,30 tỷ đồng. Và phải duy trì được mức độ an toàn của các khoản bảolãnh như các năm trước. Về đối tượng khách hàng, PVFC định hướng sẽ vẫn chú trọng đến những doanh nghiệp trong ngành Dầukhí nhưng thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới ngoài những khách hàng đã quen biết trước kia. 3.2. Giảipháp mở rộng hoạtđộngbảolãnhtạiCôngtytàichínhDầukhíHoạtđộng kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng phức tạp hơn, cùng với nó mức độ rủi ro cũng cao hơn. Những thách thức đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng nói chung và PVFC nói riêng phải không ngừng hoàn thiện mình về mọi mặt để phát triểnhoạtđộng bảo lãnh một cách hiệu quả, đảm bảo cả về doanh thu cũng như chất lượng bảo lãnh. Dưới đây là một số giảipháp cho vấn đề này. 3.2.1. Hoàn thiện chính sách về hoạtđộngbảolãnh Một điều rất quan trọng đối với sự pháttriển của hoạtđộngbảolãnhtại PVFC là nhận thức về vai trò của hoạtđộng này trong hoạtđộng chung của công ty. Hiện nay, tại PVFC hoạtđộngbảolãnh chỉ được coi là một dịch vụ đi kèm cho các hoạtđộng khác, chưa được chú trọng phát triển, tỷ trọng của doanh thu từ bảolãnh còn thấp. Vì thế, PVFC nên coi đây là hoạtđộng cần được phát triển, cần được mở rộng hơn nữa vì đây là một nguồn đem lại lợi nhuận lớn cho côngty mà rủi ro lại thấp. Về đối tượng khách hàng: Vẫn với mục tiêu ưu tiên khách hàng trong ngành Dầukhí và các lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho sự pháttriển của Tập đoàn Dầu khí, nhưng PVFC có thể thay đổi chính sách bảolãnh của côngty để thúc đẩy hoạtđộngbảolãnhphát triển. Trước đây côngty thường chỉ nhận bảolãnh cho khách hàng quen và những doanh nghiệp lớn thì nay có thể mở rộng phạm vi bảolãnh đến đối tượng là khách hàng mới, là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Với sự thay đổi này PVFC vẫn thực hiện đúng mục tiêu vì sự pháttriển của Tập đoàn Dầukhí mà vẫn mở rộng được hoạtđộngbảo lãnh. Đây là giảipháp cần được ưu tiên thực hiện đầu tiên, ban lãnh đạo nên xem xét, chỉnh sửa phần đối tượng khách hàng trong Quy chế tín dụng của PVFC, sau đó gửi thông báo đến cho các phòng, ban để nhân viên nắm bắt được những thay đổi trong quy chế. Giảipháp này không tốn nhiều kinh phí, thời gian và có thể dễ dàng thực hiện, chủ yếu là do quan niệm của ban lãnh đạo côngty đối với hoạtđộngbảo lãnh. 3.2.2. Điều chỉnh quy trình thực hiện bảolãnhGiảipháp mang tính cấp thiết thứ hai là điều chỉnh quy trình thực hiện bảo lãnh. Trước đây, sau khi chuyên viên khách hàng tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu bảolãnh của khách hàng, trong vòng không quá 3 ngày chuyên viên khách hàng phải có báo cáo sơ bộ gửi chuyên viên tín dụng để thẩm định bảo lãnh. Việc lập báo cáo sơ bộ gửi cho chuyên viên tín dụng là không cần thiết vì những nội dung trong báo cáo đó đều có trong việc thẩm định bảolãnh (phần thẩm định tín dụng khách hàng). Sau khi biết được nhu cầu của khách hàng, chuyên viên khách hàng có thể chuyển cho chuyên viên tín dụng tiến hành thẩm định luôn và trong quá trình thẩm định, chuyên viên tín dụng có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng để yêu cầu cung cấp thêm thông tin thay vì phải thông qua chuyên viên khách hàng như trước. Như thế thời gian xem xét hồ sơ có thể rút ngắn lại 1, 2 ngày so với trước kia. Bộ phận khách hàng và bộ phận thẩm định tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giảipháp này. 3.2.3. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm cho chuyên viên tín dụng Giảipháp mang tính cấp thiết thứ ba là nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm cho chuyên viên tín dụng. Trung tâm đào tạo nên phối hợp với phòng kế hoạch để mở những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho những cán bộ trẻ. Những người có thâm niên công tác có thể truyền đạt kinh nghiệm, những bài học cũng như những lưu ý cần ghi nhớ trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp cho cán bộ trẻ bớt lúng túng trong công việc. Ngoài ra, trung tâm đào tạo nên bồi dưỡng thêm cho những nhân viên mới ra trường về kiến thức nghiệp vụ, lớp học này sẽ cung cấp cho họ cách thức để làm việc hiệu quả. Một khi kiến thức đã nắm vững và đã có kinh nghiệm thì công việc sẽ diễn ra thuận lợi, thời gian hoàn thành sẽ được rút ngắn. Những buổi tập huấn, buổi học kiến thức nghiệp vụ có thể tổ chức vào các ngày nghỉ, tuy nhiên việc đào tạo này không nên kéo dài quá vì như thế có thể làm cho nhân viên mệt mỏi do không có ngày nghỉ, tốt nhất chỉ nên kéo dài trong khoảng 1 tuần. Việc đào tạo này chủ yếu là do những cán bộ có kinh nghiệm truyền đạt lại cho những người đi sau nên không tốn nhiều kinh phí. Song giảipháp này đòi hỏi các cán bộ phải có sự ủng hộ đối với côngty và phải nỗ lực do tốn thời gian. 3.2.4. Đẩy mạnh hoạtđộng marketing Giảipháp cuối cùng là đẩy mạnh hoạtđộng marketing. Phòng thị trường và pháttriển sản phẩm cần đẩy mạnh hoạtđộng quảng cáo, giới thiệu tới khách hàng hình ảnh của côngty bằng những hình thức như: quảng cáo trên báo, trên truyền hình, đưa ra các chương trình khuyến mãi hỗ trợ khách hàng… Thực tế hiện nay, PVFC ít quảng cáo trên báo, đài cũng như thông báo về chương trình khuyễn mãi của công ty. Ngoài những doanh nghiệp đã là khách hàng của PVFC vẫn có nhiều đơn vị chưa biết đến những lợi ích khi sử dụng dịch vụ của công ty. Vì thế, để có thêm nhiều khách hàng quen hơn nữa, PVFC cần chú ý đẩy mạnh việc quảng cáo dịch vụ của mình tới đông đảo cá nhân, tổ chức. Giảipháp này tốn nhiều kinh phí nhất so với các giảipháp đã nêu ra nhưng lại là giảipháp mang tính cấp thiết thấp nhất đối với PVFC. Chính vì thế mà côngty có thể xem xét thực hiện sao cho hợp lý nhất. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ và các cơ quan nhà nước Để cải thiện tình hình trên một cách cơ bản, Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc rà soát lại các văn bản pháp quy đã ban hành, bãi bỏ, sửa đổi những văn bản bất hợp lý, bổ sung các quy định để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm và các vấn đề có liên quan đến công tác xử lý nợ. Làm được điều này, sẽ tạo điều kiện để các NHTM thực hiện tốt nhiệm vụ xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, tiến tới làm lành mạnh hoá tình hình tàichính của các ngân hàng, giúp ngân hàng xây dựng được tiềm lực tàichính để cạnh tranh bình đẳng trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đang tạo dựng môi trường đầu tư lành mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm của người dân. Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Bất kỳ một hoạtđộng kinh doanh nào muốn pháttriển tốt đều phải đặt trong một môi trường kinh doanh thuận lợi. Do vậy, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế thị trường. Các chính sách mở cửa kích thích đầu tư hợp tác kinh tế trong và ngoài nước cũng cần tiếp tục triển khai, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ với nhau. Các chủ thể kinh tế cần có vị trí bình đẳng trong cạnh tranh, tạo động lực để tập trung pháttriển hiệu quả hơn. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong bối cảnh thị trường tàichính – tiền tệ của Việt Nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, việc hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế là điều hết sức cần thiết. Đầu tiên, một số nước chỉ đưa ra giới hạn chung về cho vay và bảolãnh từ 20% - 40% trên tổng vốn tự có của tổ chức tín dụng. Quy định này tỏ ra có hiệu quả giúp các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn trong việc quyết định cho vay hay bảolãnh để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy NHNN cũng nên xem xét việc đưa ra một khoảng giới hạn chung chung cho hoạtđộngbảolãnh và cho vay. Tiếp theo, trung tâm Thông tin tín dụng NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ, cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thẩm định dự án và quản lý các khoản bảo lãnh. Đồng thời NHNN cần kiểm tra giám sát hoạtđộngbảo lãnh, kịp thời phát hiện những sai sót vướng mắc trong quá trình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. 3.3.3. Kiến nghị với CôngtytàichínhDầukhí Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng nói chung và chính sách bảolãnh nói riêng, thống nhất trong toàn hệ thống làm cơ sở và kim chỉ nam cho hoạtđộngbảo lãnh. Tập trung công tác đào tạo cán bộ: tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng. Ngoài ra cần tập trung đào tạo cho các cán bộ kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng để duy trì khách hàng, mặt khác duy trì uy tín của PVFC trên thị trường. Tiếp tục công tác hiện đại hóa công nghệ, thực hiện mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, qua đó dễ dàng cho công tác truyền tin và cập nhật thông tin khi cần thiết, thuận lợi cho công việc quản lý. KẾT LUẬN Nghiệp vụ bảolãnh ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình, nó giúp doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng của đối tác, còn với các tổ chức tín dụng nó làm tăng uy tín cũng như thu nhập của tổ chức tín dụng đó. Vì thế mà các tổ chức tín dụng, trong đó có CôngtytàichínhDầukhí luôn phấn đấu để mở rộng hoạtđộngbảolãnh cả về quy mô và chất lượng. Xuất phát từ quan điểm đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại PVFC, khóa luận này đã giải quyết được những vấn đề sau: Trình bày lý luận tổng quát về mô hình Côngtytàichính và hoạtđộngbảolãnhtạiCôngtytài chính. Phân tích thực trạng hoạtđộngbảolãnh qua các năm 2004, 2005 và năm 2006, đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đưa ra bốn giảipháp để phát triểnhoạtđộng bảo lãnh, trong đó hoàn thiện chính sách bảolãnh và điều chỉnh quy trình bảolãnh là hai giảipháp mang tính cấp thiết nhất. . GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 3.1. Định hướng hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính Dầu khí 3.1.1 tư Tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần Chứng khoán Tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần Bất động sản Tài