1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phong trào giải phóng dân tộc

4 420 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61,5 KB

Nội dung

Ngày dạy…………Lớp 12C1 . Ngày dạy…………Lớp 12C2 TIẾT 24 - BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI (Tiếp) I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Những sự kiện chủ yếu của công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: Nguyễn Ái Quốc về nước (1941);Nội dung Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941). Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền . 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản. Phân tích, so sánh, đánh giá. 3. Thái độ - Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. - Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không quản gian khó hi sinh vì sự nghiệp cách mạng. II. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, tranh ảnh lịch sử. - HS: vở, sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Chủ trương của Đảng được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 như thế nào? 2. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành (5-1941) và ý nghĩa của hội nghị. - GV gợi cho hs nhớ lại quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. - GV hỏi: Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn thời điểm này để trở về và sự trở về của người có ý nghĩa gì? - HS trả lời, bổ sung cho nhau. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV hướng dẫn hs quan sát hình 38: Lán Khuổi Nậm – nơi họp Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941). - GV hỏi: Em hãy nêu Nội dung Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 5-1941). - HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận. - GV hỏi: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 có điểm gì khác và giống so với Hội nghị 11/1939? ý nghĩa của Hội nghị? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV dẫn dắt: * Hoạt động 2: Tìm hiểu về công cuộc chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5- 1941). - GV giảng . - GV hỏi: Công tác xây dựng lực lượng chính trị được tiến hành như thế nào? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV hỏi: Công tác xây dựng lực lượng vũ trang được tiến hành như thế nào? - HS trả lời. - Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 đến 19/5/1941) tại Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng): - Nội dung + Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu, “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công” tiến tới người cày có ruộng, thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… + Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia. + Xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Ý nghĩa: Hôị nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 nhằm giải quyết vấn đề số 1 là độc lập dân tộc 4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. a, Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang * Xây dựng lực lượng chính trị - GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh: GV hướng dẫn học sinh khai thác phần chữ in nhỏ để thấy được công tác chuẩn bị khởi nghĩa. - GV hỏi: Vì sao từ đầu năm 1943, công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang được tiến hành gấp rút? Sự chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa được tiến hành như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV hướng dẫn HS quan sát tranh : Lễ thành lập đội VN tuyên truyền giải phóng quân và hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của mình về Lễ thành lập đội VN tuyên truyền giải phóng quân. - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận - Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các đoàn thể Cứu quốc. Năm 1942, có 3 châu “hoàn toàn”. Uỷ ban Việt Minh Cao Bằng và liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng thành lập - Ở nhiều tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, các hội cứu quốc được thành lập. - 1943, Đảng ban hành Đề cương Văn hoá Việt Nam. Năm 1944, vận động thành lập Hội Văn hoá cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập đứng trong Mặt trận Việt Minh… * Xây dựng lực lượng vũ trang - Sau thất bại khởi nghĩa Bắc Sơn, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng chuyển sang xây dựng thành những đội du kích - Sang năm 1941, du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân I (14/2/1941).Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích từ 7/1941 đến 2/1942. - 15/9/1941 Trung đội Cứu quốc quân II được thành lập * Xây dựng căn cứ địa - Sau khởi nghĩa Bắc Sơn căn cứ căn địa Bắc Sơn - Võ Nhai được xây dựng. - Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xây dựng căn cứ địa Cao Bằng. b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. - 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh – Phúc Yên), vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. - Khắp nông thôn, thành thị ở Bắc Kì, các đoàn thể Việt Minh, các Hội Cứu quốc được thành lập. - Ở Bắc Sơn – Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời ( 25/ 2/1944) - Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban “xung phong Nam tiến” được lập - 7/ 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “ Sửa soạn khởi nghĩa” - 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Ngay sau khi ra đời, đội đánh thắng hai trận Phay Khắt và Nà NgÇn 3. Củng cố, luyện tập - Sự chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh của Đảng và công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền 4. Hướng dẫn học bài - Học bài theo nội dung câu hỏi sgk và tìm hiểu trước nội dung tiếp theo của bài. . 12C2 TIẾT 24 - BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI (Tiếp) I.Mục. - Nội dung + Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu, “giảm

Ngày đăng: 29/10/2013, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w