1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở việt nam

300 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 300
Dung lượng 6,05 MB

Nội dung

Đồng thời, tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi, công táckế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại như: Chiphí chưa được phân loại theo cách ứng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÀO THÚY HẰNG

“HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

THỦY LỢI Ở VIỆT NAM”

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS, TS Phạm Thị Kim Vân

2 PGS, TS Phạm Tiến Hưng

HÀ NỘI – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Luận án có kếthừa kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác, đã được thể hiện dưới dạngtrích dẫn, nguồn gốc trích dẫn được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo

Tác giả luận án

Đào Thúy Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận án xin chân thành cám ơn Tập thể lãnh đạo, các Thầy cô giáoTrường Học viện Tài chính và tập thể cán bộ lãnh đạo Khoa sau đại học củaTrường

Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ hướng

dẫn khoa học PGS, TS Phạm Thị Kim Vân và PGS,TS Phạm Tiến Hưng đã

nhiệt tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn thành Luận án

Tác giả xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình

đã tạo điều kiện, chia sẽ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình thựchiện Luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Đào Thúy Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 19

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

5 Phương pháp nghiên cứu .21

6 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án 24

7 Những đóng góp của luận án 24

8 Kết cấu luận án 25

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 26

1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí và giá thành 26

1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng 26

1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại doanh nghiệp xây dựng 36

1.2 Đặc điểm hoạt động xây dựng thủy lợi ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành 43

1.3 Các phương pháp xác định chi phí 44

1.3.1 Phương pháp chi phí mục tiêu (Phương pháp Target costing (TC) 47

1.3.2 Phương pháp chi phí Kaizen (Phương pháp Kaizen costing (KC) 49

1.3.3 Phương pháp chi phí tiêu chuẩn .51

Trang 6

41.3.4 Đặc điểm của hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng phươngpháp kế toán quản trị chi phí 53

Trang 7

1.4 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành 56

1.4.1 Nhận diện và phân loại chi phí 57

1.4.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 74

1.4.3 Tập hợp, tính toán phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá 84

1.4.4 Kiểm soát chi phí và kế toán trách nhiệm 91

1.4.5 Phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định 97

1.4.6 Lập báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành 107

1.5 Kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam 109

1.5.1 Kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới 109

1.5.2 Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam 115

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 118

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM 119

2.1 Tổng quan về ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam 119

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam 119

2.1.2 Khái quát về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi với tư cách là nhà thầu 121

2.1.3 Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi .126

2.1.4 Đặc điểm cơ chế tài chính ảnh hưởng tới công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành của ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam 135

2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 140

2.2.1 Nhận diện chi phí, phân loại chi phí tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 140

2.2.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong xây dựng thủy lợi 146

Trang 8

62.2.3 Thực trạng tập hợp, tính toán phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá tạicác công ty xây dựng công trình thủy lợi 1532.2.4 Tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí tại các công ty xây dựng thủy lợi 1622.2.5 Thực trạng phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định 1702.2.6 Thực trạng báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành 1872.3 Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công

ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 1912.3.1 Những ưu điểm của công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

191

2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 192

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 205 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ

THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM 206

3.1 Chiến lược phát triển ngành xây dựng thủy lợi và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 206

3.1.1 Chiến lược phát triển ngành xây dựng thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 2063.1.2 Môi trường kinh doanh và nhu cầu thông tin phục vụ quá trình ra quyết định 2153.1.3 Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công

ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 2163.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công

ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 2183.2.1 Hoàn thiện nhận diện chi phí và phân loại chi phí tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 218

Trang 9

73.2.2 Hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty xây dựngcông trình thủy lợi ở Việt Nam 222

Trang 10

8 3.2.3 Hoàn thiện tập hợp, tính toán phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá tại

các công ty xây dựng công trình thủy lợi 236

3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 247

3.2.5 Hoàn thiện phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 253

3.2.6 Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị chi phí sản xuất và giá thành 255

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp 260

3.3.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng 260

3.3.2 Đối với các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam 262

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 266

KẾT LUẬN CHUNG 267

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 270

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 271 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh chi phí nhà để dụng cụ của St.Olaf Fieldhouse và của Carleton

College Recreation Ctr tại Hoa Kỳ 110

Bảng 1.2: Tổng chi phí giảm xuống từ giải pháp kỹ thuật mới 112

Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp quản lý KT công trình thuỷ lợi 130

Bảng 2.2: Đối tượng KTCP SX và giá thành 1 số công trình 157

Bảng 2.3: Giá thành công trình Đập mương Nà Mu Nả Phja xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 162

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp vật tư và chênh lệch giá 163

Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành các công trình hoàn thành 165

Bảng 2.6: Bảng xác định trách nhiệm từng bộ phận 169

Bảng 2.7: Phân tích các chỉ tiêu tài chính 171

Bảng 2.8: Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành 176

Bảng 2.9: Tổng hợp tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành TQ 177

Bảng 2.10: Thống kê hiện trạng công trình thủy lợi huyện Lạc Sơn_Hòa Bình 182

Bảng 2.11: Tổng mức đầu tư của dự án 184

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chi phí của dự án 185

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 185

Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động 219

Bảng 3.2: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động với công trình Đập mương Nà Mu Nả Phja xã Đồng Phúc-H Ba Bể của công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Kạn .221

Bảng 3.3: Định mức các khoản mục hao phí 231

Bảng 3.4: Lập dự toán CT/HMCT theo mức độ hoạt động 232

Bảng 3.5: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 233

Bảng 3.6: Dự toán chi phí sử dụng Máy thi công 233

Bảng 3.7: Dự toán chi phí sản xuất chung 234

Bảng 3.8: Dự toán chi phí 252

Trang 13

Bảng 3.9: Báo cáo chi phí của Đội thi công CT/HMCT 252

Bảng 3.10: Bảng báo cáo phân tích biến động biến phí 254

Bảng 3.11: Bảng báo cáo chi phí (theo địa điểm thi công) 256

Bảng 3.12: Bảng báo cáo chi phí 257

Bảng 3.13: Bảng báo cáo giá thành CT/HMCT 258

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ TQ01: Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận của luận án 18

Sơ đồ 1.1: Phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của SP 46

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ biểu diễn Target Costing và chu trình phát triển SP 47

Sơ đồ 1.3: Chu trình Kaizen 49

Sơ đồ 1.4: Quy trình hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức 79

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ quá trình kiểm soát chi phí 93

Sơ đồ 1.6: Xác định chi phí mục tiêu được doanh nghiệp xây dựng làm theo 113

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ đấu thầu 123

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ 124

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức hiện trường 125

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức quản lý- sản xuất của các công trình 126

Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi 128

Sơ đồ 2.6: Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình ba cấp (Công ty - Xí Nghiệp - Đội thi công) 132

Sơ đồ 2.7: Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hai cấp (Công ty – Đội thi công) 133

Sơ đồ 3.1: Mô hình chi phí mục tiêu đề xuất ứng dụng trong trường hợp 2 245

Trang 14

1.Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, hoạt động xây dựng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về

số lượng và chất lượng, nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đemlại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn góp phần vào thành tựu đổi mới chung củađất nước Ngành thuỷ lợi có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển sản xuất nôngnghiệp, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống giảmnhẹ thiên tai, tưới tiêu, hệ thống thoát nước, thoát lũ…Đặc biệt là đối với các côngtrình đê điều Nếu công trình đê điều không làm tốt, làm theo đúng kế hoạch đượcduyệt …thì khi có lũ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng

Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nói chung và ngành xây dựng thủy lợinói riêng đó là sử dụng nguồn vốn đầu tư lớn, cùng với đặc điểm sản xuất củangành là: Điều kiện xây dựng các công trình thủy lợi thường khó khăn hơn (Nguyênvật liệu xây dựng dưới sông, dưới biển khó quản lý, kiểm tra, giám sát và đánhgiá….) thời gian thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn đã đặt ra vấn đề phảigiải quyết là: "Làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thấtthoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnhtranh cho doanh nghiệp? Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì việc quản lý chiphí sản xuất là một trong những công cụ quản lý của KTQT Đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh cần phải quản lý chi phí tốt sẽ chống thất thoát, lãng phí cho côngtrình Đặc biệt cần phải tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNđối với ngành thuỷ lợi Vì vậy, việc quản lý chi phí và giá thành càng trở lên cấpthiết

Kế toán quản trị chi phí và giá thành có vai trò quan trọng trong việc ra quyếtđịnh của nhà quản trị nhưng tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi thì côngtác này vẫn chưa được chú trọng Hệ thống kế toán quản trị đã có những biểu hiệnnhất định, song tổ chức còn rời rạc, chưa đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quảthông tin trong quá trình ra quyết định Thông tin chi phí chưa mang tính phân tích

dự báo tương lai, chưa thực sự hữu ích cho nhà quản trị ra quyết định quản lý Việc

áp dụng kế toán quản trị chi phí và vai trò của kế toán quản trị chi phí nhìn chung

Trang 15

2còn rất mờ nhạt, nhận thức về kế toán quản trị chi phí vẫn còn nhiều hạn chế đối vớicác nhân viên kế toán.

Trang 16

Bên cạnh đó, đối với các công ty xây dựng công trình thủy lợi để có được mộtcông trình hoàn thiện phải trải qua khá nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại phát sinhnhiều khoản chi phí khác nhau nhưng kế toán không phải lúc nào cũng phản ánhđược chính xác, đầy đủ thông tin về các khoản chi phí này, gây khó khăn cho việckiểm soát chi phí Đồng thời, tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi, công tác

kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại như: Chiphí chưa được phân loại theo cách ứng xử nên khó có thể thực hiện phân tích vàđánh giá tình hình biến động chi phí; việc phân tích thông tin chỉ tiến hành trên cácbáo cáo tài chính mà không được ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra các quyếtđịnh sản xuất kinh doanh ngắn hạn, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhu cầuthông tin của nhà quản trị và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, hơn nữa,nhà quản trị vẫn có tâm lý ra quyết định mà không cần đến thông tin của kế toánquản trị chi phí và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí cũng chưa thực hiện vàphát huy được hết vai trò, chức năng của nó

Do vậy, công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựngcông trình thủy lợi hiện tại chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với các doanhnghiệp trong nước trong tình hình mới

Xuất phát từ tình hình trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ơ Việt Nam” làm đề tài luận án Kế toán quản trị chi phí và giá thành không phải là

một đề tài mới và đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu Tuy nhiên, chưa cótác giả nào thực hiện nghiên cứu đề tài KTQTCP và giá thành trong mối quan hệvới chức năng quản lý của nhà quản trị tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi

ở Việt Nam Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt độngxây dựng tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Công trình nghiên cứu tổng quan về các xu hướng nghiên cứu trong KTQT nóichung, KTQT chi phí và giá thành nói riêng được các tác giả Lili-Anne Kihn vàSalme Năsi tại trường đại học Tampere (Phần Lan) và Harris, Jason, and Durden,

Trang 17

Chris tại trường DH James Cook (Australia) nghiên cứu qua các luận án và bài báođược công bố liên quan đến KTQT chi phí và giá thành Đề tài nghiên cứu đượcchia thành các nhóm sau:

-Nhóm các đề tài nghiên cứu về KTQT chi phí tập trung vào các chủ đề: Sự

khác biệt giữa kế toán chi phí và kiểm soát quản trị; hệ thống thông tin kế toán vàquản trị chiến lược Trong nhóm này có một số luận án nghiên cứu về phân bổ chiphí, phân tách chi phí, phân tích tác nhân chi phí, hạch toán chi phí theo hoạt động(ABC), quản lý chi phí theo hoạt động (ABCM), chi phí chênh lệch và việc sử dụngcác thông tin chi phí để ra quyết định

-Nhóm thứ hai là các đề tài nghiên cứu về chi phí chiến lược gồm: Thuộc

tính chi phí (attribute costing), chu kỳ chi phí, chi phí chất lượng, chi phí mục tiêu,chi phí chuỗi theo giá trị và kế toán chi phí ngược (backflush costing)

-Nhóm thứ ba là các đề tài liên quan đến chiến lược định giá và giá chuyển

giao được xác định dựa trên thông tin kế toán chi phí

-Nhóm thứ tư là các đề tài nghiên cứu về: Ngân sách hoạt động, dự toán vốn,

kiểm soát, đo lường hiệu suất và đánh giá [57]

* Nhóm đề tài về nhận diện và phân loại chi phí

Tác giả Michael w Maher (2000) trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy sựcần thiết của kế toán quản trị trong thời đại hiện nay Kế toán quản trị định hướngcho việc kiểm soát chi phí trong tổ chức, Michael w Maher đă kết luận có 3 cáchphân loại chi phí khác nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: (1) Chiphí chênh lệch; (2) chi phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm Làm rõ quy trình phântích thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá tráchnhiệm quản lý Đây là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động trong từng

bộ phận tại tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó Tuynhiên nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết mà chưa vận dụng vào thực tiễn cácdoanh nghiệp [61]

- Tác giả Hồ Văn Nhàn (2010) đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lýluận và thực tiễn của công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vậnchuyển khách trong doanh nghiệp taxi Nghiên cứu của tác giả đi vào xây dựng môhình tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành của dịch vụ vận tải, chỉ racách thức phân loại chi phí phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là

Trang 18

hoạt động vận chuyển của taxi khách, từ đó định hướng phương pháp tính giá thành cho hoạt động vận chuyển [18].

- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trịchi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” Luận án đã

đi sâu vào phân tích KTQTCP trong lĩnh vực đặc thù là vận tải hàng hóa Tác giả đãphân loại chi phí theo 2 cách: (1) theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạtđộng; (2) theo cách ứng xử chi phí Theo đó căn cứ để xác định biến phí hay địnhphí là số km hoặc tấn/km vận chuyển Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đếnphương pháp ước tính chi phí nào là phù hợp đối với doanh nghiệp vận tải khi táchchi phí hỗn hợp mà tác giả giới thiệu các phương pháp: Phương pháp cực đại - cựctiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán để doanhnghiệp vận tải tự lựa chọn.[15]

- Tác giả Đinh Thị Kim Xuyến (2014) nghiên cứu “Công tác kế toán quản trịchi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam Luận án đã

hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQTCP và giá thành trong doanh nghiệp dịch vụ, từviệc làm rõ bản chất của KTQTCP và giá thành, nhu cầu thông tin chi phí và giáthành cho quản trị doanh nghiệp, đến nội dung của KTQTCP và giá thành trong cácdoanh nghiệp dịch vụ Luận án trình bày khá rõ những ảnh hưởng của đặc điểmkinh doanh và tổ chức kinh doanh đến công tác KTQTCP và giá thành tại các doanhnghiệp viễn thông di động Việt Nam Đặc biệt, căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả

đã đưa ra một số đánh giá khá xác đáng về thực trạng KTQTCP và giá thành trongcác doanh nghiệp viễn thông di động Tác giả đã nghiên cứu các cách nhận diện chiphí trong KTQT như phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tượnghạch toán chi phí, phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, phânloại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Để phục vụ cho việc ra quyếtđịnh quản trị DN, các chi phí kinh doanh của các DN viễn thông được phân loạithành chi phí cố định hay chi phí biến đổi [34]

- Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã làm rõ cách phân loại chi phí trong cácdoanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, dựa trên các cơ sở nhận diện như theo hìnhthái tự nhiên, theo phạm vi, theo khả năng quy nạp, theo sự thay đổi của chi phí với

Trang 19

mức độ hoạt động, hoặc theo kỳ tính kết quả và theo mục đích kiểm soát, ra quyếtđịnh Từ đó đưa ra cách phân loại chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp này là phânloại theo cấp bậc chi phí của các hoạt động luyện thép [10].

-Luận án "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xây dựng

Công trình giao thông 8" của tác giả Nguyễn La Soa (năm 2016) Luận án đã nghiêncứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty xây dựng công trình giaothông 8 với các nội dung như: Nhận diện chi phí, kế toán quản trị chi phí phục vụchức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát, ra quyết định…Từ đó, tác giả

đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xâydựng Công trình giao thông 8 Tuy nhiên, luận án này cũng chỉ đề cập đến sản phẩm

xây lắp tại Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8 [33]

-Luận án “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinhdoanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Bình (năm2017) Luận án lựa chọn hướng nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanhnghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu sẽ hệ thốnghóa về mặt cơ sở lý luận của kế toán quản trị chi phí, sau đó tìm hiểu thực trạng kếtoán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp này, khảo sát mức độ thỏa mãn về thôngtin chi phí hiện tại, nhu cầu về thông tin kế toán quản trị chi phí của các cấp quản trịtrong doanh nghiệp, từ đó đánh giá và nghiên cứu giải pháp để xây dựng và hoànthiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địabàn Thanh Hóa [5]

* Nhóm đề tài, bài báo liên quan việc lập dự toán, định mức chi phí

- Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) đã khảo sát các doanh nghiệp xây dựngViệt Nam, chỉ ra được vấn đề liên quan đến dự toán hiện nay chủ yếu tại các doanhnghiệp này là xây dựng dự toán chi phí thi công và dự toán bảng tổng hợp giá trịhợp đồng phục vụ cho công tác đấu thầu, mà chưa có doanh nghiệp xây dựng nàothiết lập được hệ thống dự toán hoàn chỉnh cho toàn bộ hoạt động của doanhnghiệp Ngoài ra khi thực hiện xây dựng, sử dụng và quản lý hệ thống định mức, dựtoán thực tế của các doanh nghiệp này chủ yếu là do các bộ phận chức năng như: Bộphận kế hoạch, bộ phận kỹ thuật thực hiện, mà chưa có sự tham gia của bộ phận kế

Trang 20

toán, nên hiệu quả và tính kinh tế chưa cao Từ đó, tác giả khuyến nghị các doanhnghiệp xây dựng hệ thống định mức bao gồm: Định mức hao phí vật liệu, định mứchao phí nhân công và định mức hao phí máy thi công Và trong quá trình lập dựtoán ngân sách dự án xây dựng, cần xem xét đến mối quan hệ giữa các bộ phận, bởikhi xây dựng các phương trình dự toán, các chi phí hỗn hợp và việc xây dựng hệthống dự toán đòi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận chức năng trongdoanh nghiệp [31].

- Như tác giả Nguyễn Quốc Thắng (2011) Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trịchi phí, giá thành sản phẩm tại các Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình,Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An và Công ty cổ phần giống cây trồngTrung ương Tác giả đã nghiên cứu về công tác lập định mức và dự toán chi phítrong các doanh nghiệp này, từ thực trạng tìm hiểu cho thấy, các doanh nghiệpthuộc ngành giống cây trồng đã xây dựng hệ thống định mức vật tư trong quá trìnhsản xuất, tuy nhiên chưa đầy đủ và đồng bộ, bởi hệ thống định mức mà các doanhnghiệp này xây dựng mới chỉ có định mức cho vật tư, mà các yếu tố chi phí khácchưa có định mức Còn đối với vấn đề lập dự toán chi phí, qua nghiên cứu thựctrạng, tác giả cũng chỉ rõ là các doanh nghiệp giống cây trồng Việt Nam chưa lập

dự toán chi phí sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp thực hiện sản xuất kinhdoanh theo kinh phí của Sở Nông nghiệp giao cho đơn vị) Dựa trên kết quảnghiên cứu được về thực trạng, tác giả đã đề xuất xây dựng hệ thống các dự toánchi phí sản xuất cho các doanh nghiệp này [26]

-Nhóm tác giả Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan, Mohammed (2012) đã nhận định: Lập dự toán là một khâu của kế

toán quản trị, chất lượng của dự toán không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập dựtoán mà còn ảnh hưởng bởi hành vi của những người lập dự toán Việc lập dự toángắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, chính thức hóa các mục tiêu của doanhnghiệp Quá trình lập dự toán thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận vớinhững thông tin liên quan nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của từng bộ phận Ngoài

ra, theo nhóm tác giả, lập dự toán còn là kênh kiểm soát chi phí và đánh giá kết quảhoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai lệch giữa thực tế và

Trang 21

dự toán để kiểm tra Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ để cập đến việc lập dự toán ởlĩnh vực dịch vụ công mà chưa đề cập đến các ngành sản xuất Và trong nghiên cứucủa mình, nhóm tác giả cũng chưa đề cập dự toán linh hoạt mà mới chỉ nhắc đến dựtoán tĩnh [59].

- Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phívận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng và cầnthiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt Theo đó mô hình lập dự toán trongcác doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với các loại

dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trựctiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp Tác giảcũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đường sắt hiện nay là cầnthiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổicác mức vận chuyển tác động đến như thế nào đến chi phí cũng như đánh giá đượckết quả hoạt động [3]

- Tác giả Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kếtoán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh TháiNguyên” cho rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể: (1)Đối với doanh nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với doanhnghiệp thép quy mô nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin

từ trên xuống; (3) Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dựtoán linh hoạt và có thể áp dụng các mô hình dự toán: Mô hình dự toán từ trênxuống, mô hình dự toán từ dưới lên và mô hình kết hợp Tuy nhiên tác giả cho rằngxây dựng dự toán cần thiết cho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thờixây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thểhóa các mục tiêu của doanh nghiệp [9]

- Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận vàthực trạng công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty cổphần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho thấy công tác này

đã được các doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa đầy đủ, chưa thực sự phát huy lợi

Trang 22

thế trong việc giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí cũng như điều hành hoạt độngkinh doanh hiệu quả, nên để khắc phục tình trạng đó, tác giả đã đưa ra một số giảipháp để hoàn thiện hơn công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại cáccông ty này [4].

* Nhóm đề tài liên quan đến kế toán chi phí hoạt động, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm:

K.R.Subramanyam John J Wild (2008) đã tìm ra chìa khóa để phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế ngày càngcạnh tranh, đó là doanh nghiệp cần phải có chiến lược cắt giảm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm Ngoài ra, thông qua sự hiểu biết về cơ sở kế toán dưới các con số trênbáo cáo tài chính nhằm phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để đánhgiá trình độ quản lý của các cấp quản trị [56]

*Sorinel Capusneanu - Artiĩex, Bucuresti, Rumani (2008) đề cập đến những

cơ hội thực hiện kế toán xanh cho các phương pháp chi phí dựa trên hoạt động(ABC) Làm rõ việc xác lập chi phí dựa trên hoạt động và sự khác biệt so với cácphương pháp truyền thống, theo phương pháp ABC, trước tiên sẽ tập hợp toàn bộchi phí trực tiếp, chi phí trong các hoạt động gián tiếp (như: Chạy máy, lắp ráp,kiểm tra chất lượng, ), sau đó thực hiện phân bổ các chi phí này vào các đối tượngtạo ra hoạt động đó hay cho từng sản phẩm, dịch vụ, thông qua nguồn phát sinh chiphí Nó cho thấy lý do tại sao doanh nghiệp nên chọn phương pháp chi phí dựa trênhoạt động và những việc cần phải được thực hiện theo cách này Kế toán xanh quansát các nguyên tắc cụ thể của phương pháp ABC, đồng thời đề cập đến vai trò của

kế toán môi trường và việc vận dụng kế toán môi trường vào mỗi hoạt động cụ thể

Nó cũng đại diện cho các lợi thế và bất lợi của các kế toán xanh trong một doanhnghiệp vận dụng phương pháp ABC Và phương pháp ABC cho phép kế toán xácđịnh chính xác hơn chi phí sản xuất thực tế, thể hiện rõ sự ảnh hưởng của từng hoạtđộng đến môi trường tại Rumani [72]

- Anand Anand A, Sahay & Subhashishs (2004), “Cost Management Practices

in India: An Empirical Study ” [38], nghiên cứu về việc vận dụng quản trị chi phí ở

Trang 23

Ấn Độ, nhằm hướng đến sự phát triển quản trị chi phí, quản lý ngân sách và chuẩn hóa chi phí trong các công ty Ấn Độ.

Còn John Blaker, Pilar Soldevila & Philip Wraith (2008), “The Dimensions

of factors giving rise to variations in national management accountingapproaches” [53], trình bày có ba phương pháp xác định chi phí, đó là phươngpháp kỹ thuật đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu thời gianthao tác công việc để định lượng nguyên liệu và lao động hao phí cần thiết sảnxuất sản phẩm với điều kiện hiện có của doanh nghiệp; phương pháp phân tích sốliệu lịch sử là xem xét chi phí và giá thành của kỳ trước cùng với những thay đổicủa kỳ này để xây dựng định mức chi phí cho tương lai; phương pháp điều chỉnh

là nhằm thực hiện điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạtđộng trong tương lai của doanh nghiệp

- Sorial Capus - Artifex, Bucuresti, Rumani (2012), “ImplementationOpportinities of Green Accounting for Activity - based Costing in Romani ” [56],trình bày việc xác lập chi phí hoạt động và sự khác biệt so với phương pháp truyềnthống Phương pháp ABC quy tập toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, sau đóphân bổ chi phí gián tiếp vào từng sản phẩm, dịch vụ hay vào từng loại đối tượngtạo ra các hoạt động thông qua nguồn phát sinh chi phí

- Sorial Capus - Artifex, Bucuresti, Rumani (2012), “ImplementationOpportunities of Green Accounting for Activity - based Costing in Romani ” [73],trình bày việc xác lập chi phí hoạt động và sự khác biệt so với phương pháp truyềnthống Phương pháp ABC quy tập toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, sau đóphân bổ chi phí gián tiếp vào từng sản phẩm, dịch vụ hay vào từng loại đối tượngtạo ra các hoạt động thông qua nguồn phát sinh chi phí

- Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hànghoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã nghiên cứu phương phápABC, tác giả cho rằng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp vận tải quản trị chiphí tốt hơn, thông tin chi phí chính xác hơn Tác giả đã xác định các hoạt động, tỷ lệphân bổ cho các hoạt động (chi phí tiếp nhận và xử lý đơn hàng phân bổ theo sốlượng đơn hàng; chi phí dịch vụ khách hàng phân bổ theo số lượng khách hàng) khi

Trang 24

thực hiện dịch vụ vận tải Mặc dù tác giả khẳng định phương pháp ABC trongdoanh nghiệp vận tải là rất tốt, tuy nhiên nghiên cứu cho rằng hiện tại các doanhnghiệp vận tải vẫn nên áp dụng các phương pháp xác định chi phí truyền thống vàchuẩn bị các điều kiện để tiếp cận dần phương pháp hiện đại [15].

- Nguyễn Phú Giang (2013) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trongcác doanh nghiêp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” nghiên cứu phươngpháp xác định giá phí dựa vào quy mô của doanh nghiệp sản xuất thép Theo đó,nhóm doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ và vừa nên áp dụng phương pháp chi phíthực tế, các doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô lớn nên áp dụng phương phápchi phí thực tế kết hợp với định mức Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất thép nên

áp dụng phương pháp chi phí của Kaizen nhằm loại bỏ những chi phí không cầnthiết, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí Nghiên cứu cho rằng phươngpháp chi phí Kaizen rất phù hợp khi áp dụng với doanh nghiệp sản xuất thép ở TháiNguyên Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập được các bước trong tiến trình thựchiện cắt giảm chi phí một cách cụ thể [9]

- Năm 2015 nghiên cứu của tác giả Đào Thúy Hà “Hoàn thiện kế toán quản trịchi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam ” trong luận án tác giả đãtiến hành nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SPSS 18 để đánh giá nhu cầuthông tin và mức độ đáp ứng thông tin cho nhà quản trị trong thực hiện chức năngquản lý, đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQTCP cho các doanh nghiệp có cơ cấugiản đơn, trực tuyến chức năng và đơn vị chiến lược trong ngành thép ở Việt Nam.Luận án cũng nghiên cứu về các phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động,phương pháp chi phí mục tiêu hay phương pháp tiêu chuẩn [10]

* Nhóm đề tài liên quan đến phân tích, kiểm soát chi phí

Các tác giả Barfield, Raiborn & Kinney (1998) đã nghiên cứu về vai trò của kếtoán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, nhóm tác giả cho rằng kế toán chi phí cầnchú trọng vào chức năng phân tích và kiểm soát hơn là chức năng tái hiện thông tin.Theo quan điểm này, kế toán quản trị chi phí chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ làmthế nào để thông tin chi phí trở nên có ích hơn tới hệ thống quản lý nội bộ, do đó hệthống thông tin kế toán quản trị chi phí sẽ coi trọng việc cung cấp thông tin cho

Trang 25

quản trị nội bộ, xem nhẹ việc cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính.Ngoài ra, kế toán chi phí còn có chức năng phân tích về khả năng sinh lời của các

dự án, sản phẩm, phân tích chi phí, nhằm mục tiêu tối ưu lợi nhuận và tăng hiệu quảhoạt động kinh doanh [40]

Tiếp đến, Nelson Waveru (2008), “Enrico Uliana (South Africa), Predictingchange in management accounting systems: A contigent approach ” [67], tác giả đãchỉ ra sự thay đổi tích cực khi áp dụng hệ thống KTQT đó là những thay đổi khảquan về phương pháp kiểm soát, công tác lập kế hoạch Chỉ ra mối quan hệ tích cựcliên quan trực tiếp giữa KTQT và cách thức tổ chức quản lý để đưa ra các chiếnlược

- Luận án Trần Thị Dự (2013), “Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăngcường kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi”,

đã chỉ ra vai trò quan trọng của việc cung cấp thông tin chi phí giúp các nhà quản trịthực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết và hữuích cho hoạt động ra quyết định, đảm bảo chi phí được sử dụng hiệu quả và đem lạilợi nhuận cao cho doanh nghiệp Luận án bổ sung tiêu thức phân bổ chi phí chungtrong phương pháp ABC, bao gồm ba tiêu thức phân bổ là phân bổ chi phí theo tầnsuất hoạt động, theo thời gian và theo mức độ công việc Nhưng luận án vẫn chưađáp ứng được các yêu cầu là xây dựng các TTCP nhằm phù hợp với việc quản trịcủa từng cấp quản lý; chưa hệ thống hóa các nội dung liên quan đến KTQTCP củacác loại hình doanh nghiệp [8]

Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã tìm hiểu về cơ sở lý luận cũng như thực trạnghoạt động phân tích và ứng dụng thông tin chi phí trong quá trình ra quyết định tạicác doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, từ đó đưa ra phương pháp phân tíchchênh lệch chi phí sản xuất, cụ thể ở các trung tâm chi phí kỹ thuật và trung tâm chiphí tùy ý Hoàn thiện phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, hoànthiện định giá chuyển giao nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại ViệtNam [10]

* Nhóm đề tài liên quan tới thông tin chi phí phục vụ việc ra quyết định

- Luận án tiến sĩ của Topor loan Dan (2013) “New dimensions of cost typeinformation for decision making in the wine industry” [75] Luận án tập trung

Trang 26

nghiên cứu các khía cạnh của thông tin chi phí cho việc ra quyết định trong lĩnh vựcsản xuất rượu vang ở Bulgaria Tác giả đã phân tích vai trò của thông tin chi phítrong quá trình ra quyết định, các bất cập hiện có của KTQTCP trong các doanhnghiệp sản xuất rượu vang và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCP trong cácdoanh nghiệp ở Bulgaria Các giải pháp của tác giả nhấn mạnh đến hoàn thiệnKTQTCP phục vụ cho các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá.

- Theo Ronald W.Hilton (2005), “Management Accounting” [50], thìKTQTCP cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, lập kế hoạch và là cơ sở để cácnhà quản lý đưa ra các quyết định; hỗ trợ các nhà quản lý trong việc chỉ đạo vàkiểm soát các hoạt động nhằm thúc đẩy đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp -Luận án Trần Thị Dự (2013), “Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường kếtoán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi”, đã chỉ ravai trò quan trọng của việc cung cấp thông tin chi phí giúp các nhà quản trị thựchiện các chức năng quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết và hữu íchcho hoạt động ra quyết định, đảm bảo chi phí được sử dụng hiệu quả và đem lại lợinhuận cao cho doanh nghiệp Luận án bổ sung tiêu thức phân bổ chi phí chungtrong phương pháp ABC, bao gồm ba tiêu thức phân bổ là phân bổ chi phí theo tầnsuất hoạt động, theo thời gian và theo mức độ công việc Nhưng luận án vẫn chưađáp ứng được các yêu cầu là xây dựng các TTCP nhằm phù hợp với việc quản trịcủa từng cấp quản lý; chưa hệ thống hóa các nội dung liên quan đến KTQTCP củacác loại hình doanh nghiệp [8]

trạng hoạt động phân tích và ứng dụng thông tin chi phí trong quá trình ra quyếtđịnh tại các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, từ đó đưa ra phương pháp phântích chênh lệch chi phí sản xuất, cụ thể ở các trung tâm chi phí kỹ thuật và trung tâmchi phí tùy ý Hoàn thiện phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận,hoàn thiện định giá chuyển giao nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất thép tạiViệt Nam [10]

*Về hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

Trang 27

- Tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) đã đề xuất hệ thống báo cáo kế toán quản trịchi phí trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam, bao gồm: Báo cáo dựtoán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch; báo cáo dự toán trung tâm chi phí, báocáo dự toán trung tâm chi phí, báo cáo dự toán chi phí theo loại hình vận chuyển;báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí thông qua báo cáo tình hìnhthực hiện chi phí của trung tâm chi phí; báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định củanhà quản lý thông qua báo cáo phân tích chênh lệch chi phí vận tải Trong nghiêncứu của mình, tác giả chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng làm phát sinhchênh lệch và nguyên nhân dẫn dến chênh lệch chi phí giữa thực tế và dự toán cũngnhư các báo cáo cung cấp thông tin thích hợp Việc này làm hạn chế quá trình cungcấp thông tin cho nhà quản lý Tuy nhiên trong luận án khi lập dự toán chi phí tácgiả mới chỉ đề cập đến lập dự toán tĩnh chưa đề cập đến việc lập dự toán linh hoạt.

Đề cập đến mô hình ABC - phương pháp xác định chi phí nhưng chưa chỉ rõ cáchvận dụng phương pháp này vào thực tế tại đơn vị [3]

- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) trong nghiên cứu “Tổ chức kế toánquản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã

đề cập đến hệ thống báo cáo KTQTCP vận tải, theo đó hệ thống bao gồm; (1) báocáo đánh giá trách nhiệm quản lý; (2) báo cáo cung cấp thông tin cho việc xây dựng

kế hoạch; (3) báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá; (4) báocáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định, ứng với mỗi loại báo cáo tác giả

đã đề cập đến cơ sở và căn cứ lập cũng như tác dụng của từng loại báo cáo Tuynhiên tác giả chưa đề cập đến tần xuất của các loại báo cáo này khi cung cấp thôngtin cho nhà quản trị doanh nghiệp vận tải [15]

* Các công trình nghiên cứu về KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng

- Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) đã nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trịvới việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựngViệt Nam” Trong luận án, tác giả đã đề cập đến tổ chức KTQT theo chức năng vàchu trình của thông tin kế toán, tổ chức theo nội dung công việc như: Tổ chức cácyếu tố sản xuất, tổ chức kế toán trách nhiệm, tổ chức kế toán chi phí và xây dựng

mô hình KTQT nói chung Tuy nhiên, luận án nghiên cứu trong giới hạn trong các

Trang 28

công ty xây dựng thuộc ngành xây dựng công nghiệp Luận án chưa phân tích rõđặc điểm của doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng như thế nào đến công tác KTQT.Tác giả luận án đi nghiên cứu theo nội dung KTQT, tuy nhiên nội dung kế toántrách nhiệm chưa được tác giả phân tích sâu trong luận án Hơn nữa kế toán tráchnhiệm theo kinh nghiệm của thế giới và trong nước chỉ được sử dụng ở các tổ chức,đơn vị, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trên thị trường chứng khoán Nếu đưa ra

kế toán trách nhiệm áp dụng chung cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thìnội dung này chưa thỏa đáng trong nội dung của kế toán quản trị [31]

- Tác giả Lê Thị Diệu Linh (2011) với luận án “Hoàn thiện công tác kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xâydựng dân dụng” Luận án đã phân tích, hệ thống hóa các lý luận chi phí giá thànhtrên cả khía cạnh KTTC và KTQT, khái quát và phân tích được những hạn chế cơbản về hạch toán chi phí và giá thành trong các DN xây dựng dân dụng Tuy nhiên,các vấn đề nghiên cứu trong luận án này cơ bản là chi phí sản xuất và tính giá thànhtrong KTTC Luận án chưa khảo sát rõ về kế toán quản trị chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm các doanh nghiệp xây dựng dân dụng như khâu xây dựng dựtoán, khâu phân tích, kiểm soát chi phí [16]

- Tác giả Giáp Đăng Kha (2015) với luận án ‘‘Hoàn thiện kế toán chi phí sảnxuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng” Luận

án đã phân tích làm rõ lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong mối quan hệvới kiểm soát chi phí trên cả hai góc độ KTQT và KTTC với vai trò là công cụ chủyếu để kiểm soát chi phí sản xuất trong DNXD Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâuthực trạng, luận án đã luận giải và phân tích rõ những kết quả đạt được và tồn tạitrong kế toán chi phí SX kể cả theo cơ chế khoán nhằm tăng cường kiểm soát chiphí trong các DNXD hiện nay Các giải pháp đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễnnhằm hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong cácDNXD Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến phân tích thông tin về chi phí việc raquyết định, chưa đề cập đến kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp xây dựng [14]

-Luận án: "Hoàn thiện kế toán quản trị tại các Tổng công ty ngành xây dựng

thuộc Bộ Quốc Phòng" của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (năm 2016) Luận án đã

Trang 29

nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty ngành xây dựngthuộc Bộ Quốc Phòng với các nội dung như: Kế toán quản trị các yếu tố đầu vào, kếtoán quản trị chi phí, kế toán trách nhiệm, tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các

tổng Công Ty ngành xây dựng thuộc Bộ Quốc Phòng …Từ đó, tác giả đã đưa ra các

giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các Tổng công ty ngành xây dựngthuộc Bộ Quốc Phòng Tuy nhiên, luận án này cũng chỉ đề cập đến sản phẩm xâylắp tại các Tổng công ty ngành xây dựng thuộc Bộ Quốc Phòng [12]

-Luận án "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xây dựng

Công trình giao thông 8" của tác giả Nguyễn La Soa (năm 2016) Luận án đã nghiêncứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty xây dựng công trình giaothông 8 với các nội dung như: Nhận diện chi phí, kế toán quản trị chi phí phục vụchức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát, ra quyết định…Từ đó, tác giả

đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xâydựng Công trình giao thông 8 Tuy nhiên, luận án này cũng chỉ đề cập đến sản phẩmxây lắp tại Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông [33]

*Đề tài nghiên cứu về thủy lợi

Ở Mali: Theo bài báo của tác giả Alyse Marie Schrecongost, năm 2005

Bài báo này tìm hiểu mối liên hệ giữa chi phí và giá cả và phân tích hai trường

hợp định lượng thủy lợi ở Mali- Văn phòng du Niger (ON), một cơ quan tưới tiêu

trọng lượng lớn, và một số các ruộng lúa nhỏ được tưới tiêu ở các chu vi của thôn

dọc theo sông Niger (PetitsPerimetres d'Irragigation illagois ) Trong bài báo tác

giả cho rằng hiệu quả của việc định giá lại chi phí các chiến lược để cải thiện tínhbền vững tài chính dài hạn của các hệ thống thủy lợi và thúc đẩy các mục tiêu pháttriển quốc gia là một chức năng của quá trình ra quyết định, ảnh hưởng đến sự phân

bố và mức độ tuyệt đối của dòng chảy chi phí và lợi ích Sự sẵn lòng và năng lựccủa người tham gia để đầu tư vào việc giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọngtrong khả năng tồn tại hệ thống thủy lợi bằng cách tăng tỷ lệ công nghệ và thể chếthay đổi, có thể làm tăng lợi ích và giảm chi phí sản xuất Bài báo xem xét các chiếnlược giá cả trong hai trường hợp và các mối quan hệ giữa các bên liên quan trongviệc thiết kế và thực hiện chiến lược giá của từng hệ thống [58]

Trang 30

2.2 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu

Các nghiên cứu trên trước hết là nhấn mạnh vị trí quan trọng đặc biệt của kếtoán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong doanh nghiệp, cáccông cụ này cần được thiết kế linh hoạt để áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệpkinh doanh cụ thể, trong những nghiên cứu về sau, các tác giả đã vận dụng kế toánquản trị chuyên sâu cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu liên quan đến KTQT trong và ngoàinước, tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của KTQT nói chung và KTQTCP

và giá thành tại các công ty nói riêng Các công trình nghiên cứu trên đã góp phầnphong phú cơ sở lý luận về công tác KTQTCP và giá thành trong các loại hình DNkhác nhau Tuy nhiên, các công trình công bố liên quan đến KTQT chưa đi sâunghiên cứu các vấn đề sau:

+ Nội dung nghiên cứu: Các công trình chưa nghiên cứu chuyên sâu về kếtoán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong khi ngành xây dựng làngành đang phát triển, rất cần tổ chức kế toán quản trị một cách khoa học, hiệu quả

để cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý các hoạt động sản xuấtkinh doanh Và một số công trình chưa đi sâu nghiên cứu nội dung: Phân tích đặcđiểm ngành và lĩnh vực hoạt động, đặc điểm tổ chức sản xuất và qui trình công nghệsản xuất sản phẩm, tổ chức thu nhận thông tin, tổ chức kiểm tra và xử lý thông tin,phân tích sâu về giá thành sản phẩm xây dựng nhu cầu thông tin của các cấp quảntrị và khả năng áp dụng các phương pháp KTQTCP cụ thể (trong đó nghiên cứu sâu

về phương pháp chi phí mục tiêu), phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục

vụ cho việc ra quyết định… Ngoài ra, các công trình nghiên cứu chưa làm rõ nộidung và các chỉ tiêu báo cáo kế toán quản trị chi phí giá thành, nội dung và các chỉtiêu báo cáo phân bổ các loại chi phí cho các đối tượng cũng như báo cáo tình hìnhthực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Có những côngtrình còn nặng nề về phân tích kỹ thuật nghiệp vụ, công việc của kế toán quản trị màchưa đi sâu phân tích tổ chức triển khai vận dụng các quy định của Nhà nước về báocáo kế toán quản trị…

Trang 31

+ Đối tượng nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu tổchức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; các công trình nghiên cứu đisâu vào nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm, nhìnnhận chính xác ưu nhược điểm về tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toánquản trị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạtđộng kinh doanh Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và cụ thể đến đối tượng

nghiên cứu là các DN xây dựng với tư cách là nhà thầu cho chủ đầu tư.

+ Phạm vi nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toánchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại một vài doanh nghiệp cụ thể nên phạm vi

đề xuất, giải pháp bị giới hạn, do đó khó áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệpkhác nhau Nghiên cứu của một số tác giả đã nghiên cứu cho các doanh nghiệp xâydựng Việt Nam nhưng số liệu phân tích cũng chỉ lấy cho hai doanh nghiệp đại diệntại khu vực phía Bắc Một số công trình nghiên cứu chưa làm rõ sự khác nhau vềphạm vi và nội dung của KTQT chi phí sản xuất và giá thành của các công trình với

tư cách là nhà thầu xây dựng cho chủ đầu tư

+ Phương pháp nghiên cứu: Do đối tượng nghiên cứu là tại các doanh nghiệpxây dựng cụ thể nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát và dựa vào suyluận, chưa có các điều tra khảo sát Một số nghiên cứu khác đã có kết quả điều trakhảo sát nhưng câu hỏi đang sơ sài, chưa tập trung vào báo cáo kế toán quản trị chiphí và giá thành sản phẩm

Các nghiên cứu kể trên, hiện chưa có công trình đã công bố nào nghiên cứu

chuyên sâu về hệ thống kế toán quản trị chi phí và giá thành áp dụng cho các công

ty xây dựng công trình thủy lợi, trong khi thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng

trong cuộc sống của nhân dân, tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếpnhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thìkéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Đây cũng là điểm khác biệt so với cácdoanh nghiệp xây dựng khác

Như vậy, từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiêncứu, tìm ra giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành tại các công ty xâydựng công trình thủy lợi ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong điều

Trang 32

kiện nền kinh tế phát triển hiện nay Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế

toán chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu của luận án Đề tài không trùng lắp với những đề tài khoahọc, luận án, luận văn mà tác giả được biết Các trích dẫn trong luận án từ các đề tài

và kết quả nghiên cứu đã được công bố có căn cứ và rất cụ thể

* Khung nghiên cứu của luận án được trình bày dưới dạng sơ đồ mục tiêu và

cách thức tiếp cận luận án như sau:

M

ục t iêu 2 : Làm rõ các

nội dung của KTQTCP

và giá thành trong mối quan hệ với chức năng quản lý của nhà quản trị

Nghiên cứu các nội dung cơ bản của KTQTCP và giá thành gắn với chức năng quản lý của nhà quản trị

M

ục t iêu 4 : Đánh giá thực trạng

áp dụng nội dung KTQTCP và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

M

ục t iêu 3 : Tìm hiểu các đặc điểm bên

trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nội dung KTQTCP và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng công trình thủy lợi có những điểm khác biệt

so với các công ty xây dựng khác

M

ục t iêu 5 : Giải pháp hoàn thiện KTQTCP và giá thành tại các công ty

xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

Nghiên cứu định hướng của ngành xây dựng công trình thủy lợi và điều kiện thực hiện giải pháp

Sơ đồ TQ01: Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận của luận án

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Trang 33

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

3.1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa và làm rõ bản chất, nội dung chi phí, những vấn đề lý luận cơbản về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp nóichung và các công ty xây dựng công trình thủy lợi nói riêng Nghiên cứu những vấn

đề lý luận liên quan đến kế toán quản trị chi phí và tính giá thành để định hướng choviệc ứng dụng lý thuyết vào việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành cáccông ty xây dựng công trình thủy lợi Trên cơ sở nghiên cứu đặc thù hoạt độngSXKD của DN xây dựng thủy lợi, tác giả hệ thống hoá lý luận về KTQTCP và giáthành ở DN xây dựng thủy lợi theo hướng tập trung nghiên cứu các nội dung củaKTQT CP và giá thành trong mối quan hệ với chức năng quản lý của nhà quản trị,nghiên cứu các phương pháp KTQTCP để đưa ra phương pháp KTQTCP phù hợpnhất đối với DN xây dựng thủy lợi

3.2 Về mặt thực tiễn

Mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí và giáthành đang áp dụng tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi Từ đó chỉ ra nhữngmặt đã làm được, những mặt chưa làm được của công tác kế toán quản trị chi phí

SX và giá thành tại các công ty này

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng KTQTCP và giá thành tại các công ty xâydựng công trình thủy lợi trong thời gian qua tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp

để hoàn thiện theo hướng vận dụng phương pháp KTQT chi phí mục tiêu Phươngpháp này không chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt màcòn được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như DN xâydựng thủy lợi Tuy sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng những công trình trong đơnđặt hàng không thể quá khác biệt mà chủ yếu chỉ khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng

để có thể thi công bằng dây truyền công nghệ với lực lượng lao động hiện có Việcthực hiện thi công đều trải qua các hoạt động tương tự nhau chỉ khác nhau ở tầnsuất Vì vậy, chi phí mục tiêu có thể vận dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu cắt giảmchi phí trong giai đoạn thiết kế - giai đoạn quyết định hiệu quả kinh doanh

Trang 34

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Dựa trên những nội dung cơ bản về KTQT được thừa nhận, luận án tập trungnghiên cứu những lý luận về nội dung của KTQT trong mối quan hệ với các chứcnăng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp Đối tượng nghiên cứu được xác định là:

KTQT CPSX và giá thành của các công trình xây dựng thủy lợi tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam Với tư cách là nhà thầu các công trình thủy lợi cho chủ đầu tư (không bao gồm đơn vị chủ đầu tư có thành lập BQLDA).

Nghiên cứu về đối tượng này nhằm đánh giá và chỉ ra những kết quả đã đạtđược và những điểm còn hạn chế của KTQTCPSX và giá thành tại các công tyxây dựng công trình thủy lợi Từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoànthiện kế toán quản trị chi phí SX và giá thành tại các công ty xây dựng công trìnhthủy lợi ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Về mặt nội dung

Để luận án được tập trung, tác giả xin chỉ đi sâu vào nghiên cứu kế toán quảntrị chi phí SX và giá thành CT/HMCT trong hoạt động xây dựng thủy lợi, với tư

cách là nhà thầu Luận án không nghiên cứu KTQTCP và giá thành tại các đơn vị

là chủ đầu tư, ban quản lý dự án thủy lợi hay các ban quản lý dự án công trình thủy lợi (với tư cách là khách hàng của các công ty xây dựng công trình thủy lợi) Hoạt

động kinh doanh của các DN xây dựng nói chung và xây dựng thủy lợi nói riêng rấtphong phú và đa dạng Phạm vi nghiên cứu của luận án là tập trung nghiên cứuKTQTCPSX và giá thành cho CT/HMCT xây dựng thủy lợi với tư cách là nhà thầu,tác giả nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị

doanh nghiệp, nội dung KTQT chi phí SX và giá thành bao gồm: Nhận diện và phânloại chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí, tập hợp, tính toán phân bổ chiphí cho các đối tượng tính giá, tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí, phân tích chi phínhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, lập báo cáo kế toán

Trang 35

Thứ hai: Vận dụng phương pháp KTQT theo phương pháp chi phí mục tiêu

tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

Thứ ba: Kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở

Việt Nam

Tác giả tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế liên quan đến kếtoán quản trị chi phí SX và giá thành tại một số tổng công ty, công ty xây dựngcông trình thủy lợi ở Việt Nam mà không nghiên cứu kế toán quản trị chi phí ngoàisản xuất

4.2.2 Về không gian

Do các công ty xây dựng công trình thủy lợi hoạt động trong các khu vực địa

lý khác nhau (VN có 3 miền: Bắc, Trung, Nam) nhưng đều giống nhau về đặc điểmhoạt động của DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi Và không có sự khácbiệt lớn về kế toán quản trị chi phí SX và giá thành Nên đề tài chỉ khảo sát cáccông ty xây dựng thủy lợi khu vực miền Bắc làm đại diện

Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các công ty xây dựng công trìnhthủy lợi khu vực Miền Bắc như: TCT Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi,Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, Công ty TNHH MTV QLKTCT thủy lợi Bắc Kạn,Hải Dương, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng Tác giảtập trung nghiên cứu lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi Tiến hành khảo sát cáccông ty xây dựng thủy lợi khu vực miền Bắc Việt Nam

4.2.3 Về thời gian

Số liệu được tác giả thu thập nghiên cứu là số liệu kế toán giai đoạn 2014- 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp: Bao gồm các công trình nghiên cứu trong nước và

nước ngoài có liên quan đến đề tài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu tạicác thư viện, các ấn bản phẩm đã được xuất bản, các bản dịch và tìm kiếm trênmạng internet Các trang website được tác giả truy cập để đọc các bài báo, luận ángồm các trang web của các trường đại học và các trang web chuyên cung cấp cácbài báo, tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như:www.c g m a org; w ww e m e r aldins i ght.c o m;w w w.sciencedi r ect.c o m ; WWW search,

Trang 36

proquest.com;www igpublish.com; w ww m o f gov v n ; w w w.th u vien p haplu a t.vn ;V.V Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án còn bao gồm các tài liệu, hồ sơ

dự toán, sổ kế toán chi phí, các hồ sơ quyết toán, báo cáo tài chính… của các công

ty xây dựng công trình thủy lợi khu vực miền Bắc do các các công ty cung cấp vàthông tin từ các trang web tại các công ty này

Thu thập thông tin sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp bao gồm các số liệu khảo sát về

thông tin chung; thực trạng công tác KTQTCPSX và giá thành; mức độ và tình hình

sử dụng thông tin KTQTCPSX và giá thành; mong muốn của các nhà quản trị vềviệc cải thiện công tác KTQTCPSX và giá thành tại các công ty xây dựng côngtrình thủy lợi khu vực miền Bắc

Luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đó là thông qua khảosát, điều tra về thực trạng KTQTCPSX trong các công ty xây dựng công trình thủylợi, bao gồm: Nội dung KTQTCPSX và giá thành, phương pháp xác định chi phí, kếtoán trách nhiệm… Để khảo sát thực trạng KTQTCPSX và giá thành tại các công ty,tác giả sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn các nhà quản lý, kế toán trưởng

và các nhân viên kế toán trực tiếp phụ trách các phần hành liên quan đến nội dungcần tìm hiểu Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng KTQT tại các Công ty xây dựngcông trình thủy lợi

+ Khảo sát bằng phương pháp điều tra: Tác giả lựa chọn mẫu điều tra theo 2

đối tượng: Đối tượng thứ nhất là nhà quản trị Công ty xây dựng công trình thủy lợi.Đối tượng thứ hai là trưởng (phó) phòng kế toán, phòng kế hoạch-vật tư và kế toánchi phí giá thành các Công ty xây dựng công trình thủy lợi đang thực hiện nhiệm vụxây dựng (Phụ lục 01)

Tác giả gửi phiếu điều tra đến 68 Công ty xây dựng công trình thủy lợi thuộckhu vực miền bắc Đối tượng là nhà quản trị và kế toán của các Công ty xây dựngcông trình thủy lợi là 68 phiếu Tổng số phiếu thu về 52/68 phiếu

* Phương pháp phỏng vấn: Luận án tiến hành lấy ý kiến cá nhân thông quaphỏng vấn trực tiếp Đối tượng được hỏi là giám đốc công ty, kế toán trưởng, kế

toán chi phí, giá thành của công ty, trưởng phòng kế hoạch - vật tư (Phụ lục 1A)

+ Phỏng vấn Giám đốc công ty: Để tìm hiểu các hoạt động của công ty cũng như

Trang 37

nhu cầu sử dụng thông tin cần thiết như thế nào trong quá trình ra quyết định.

+ Phỏng vấn Kế toán trưởng: Để nắm bắt được các chính sách tài chính kếtoán, toàn bộ công tác tổ chức kế toán tại công ty như thế nào, sự phân công phânnhiệm trong công tác cho từng cá nhân như thế nào, các báo cáo kết quả đầu ra hàngtháng, quý, năm

+ Phỏng vấn nhân viên kế toán về quá trình thực hiện theo dõi chi phí và tínhgiá thành sản phẩm

+ Phỏng vấn trưởng phòng kế hoạch - vật tư về tình hình lập kế hoạch chi phígiá thành sản phẩm

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp, sau khi thu thập tiến hành phân loại, sắp xếp các dữ

liệu theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng

Đối với dữ liệu sơ cấp, từ các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng

hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoahọc Quy trình nghiên cứu được kết hợp giữa diễn giải và quy nạp, tùy từng mụctiêu nghiên cứu cần đạt được Một số kỹ thuật cụ thể như: Kỹ thuật tổng hợp, thống

kê, phân tích, so sánh, phỏng vấn v.v được tác giả sử dụng linh hoạt trong luận án.Phạm vi khảo sát được tiến hành tại 52 công ty trong tổng số 72 công ty xâydựng công trình thủy lợi khu vực miền Bắc Trong số 52 công ty được lựa chọn, tácgiả chọn ngẫu nhiên theo thứ tự từ A đến Z, tác giả chia theo loại hình: Công tyTNHH MTV do 1 tổ chức hoặc các nhân làm chủ sở hữu (DNNN) như Công tyTNHH MTV Lũng Lô trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô… , Công tyTNHH hai thành viên trở lên (Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân)

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin được tập hợp lại dưới dạng văn bản theotừng chủ đề đã dự định trước Mặc dù lượng thông tin lớn nhưng số quan sát ít nênviệc xử lý dữ liệu được thực hiện theo cách thức thủ công (không có hỗ trợ củaphần mềm máy tính) Nghiên cứu sinh tự so sánh, tập hợp các ý kiến của từng đốitượng được phỏng vấn, tính toán tần suất xuất hiện của các từ khóa Trong quá trình

xử lý dữ liệu, có đối chiếu với những thông tin thu nhập được bằng cách quan sáttrực tiếp và nghiên cứu tại bàn để kiếm chứng độ tin cậy và bổ sung, làm rõ nếu cầnthiết Các kết luận của quá trình này được trình bày trong chương 2 của luận án

Trang 38

6 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí SX và giá thành trong các doanhnghiệp xây dựng ở Việt Nam là gì?

(2) Phương pháp KTQTCP nào là phù hợp với DN xây dựng nói chung và cáccông ty xây dựng thủy lợi nói riêng?

(3) Phương pháp chi phí mục tiêu vận dụng như thế nào vào các công ty xâydựng thủy lợi ở Việt Nam?

(4) Thực tế KTQTCPSX và giá thành tại các công ty xây dựng thủy lợi ở ViệtNam được thực hiện đến mức độ nào trong thời gian qua?

(5) Cần hoàn thiện những nội dung nào của kế toán quản trị chi phí SX và giáthành tại các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam?

7 Những đóng góp của luận án

Về mặt lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận về KTQTCPSX và giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng Kết quả nghiêncứu có cơ sở khoa học này sẽ bổ sung và góp phần làm phong phú lý luận vềKTQTCPSX và giá thành trong các doanh nghiệp nói chung và KTQTCPSX và giáthành trong công ty xây dựng công trình thủy lợi nói riêng

Từ kết quả nghiên cứu KTQTCP của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới,luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm trong KTQTCP trong các DNXD ởViệt Nam

Ý nghĩa thực tiễn:

- Luận án nghiên cứu chỉ rõ đặc thù tổ chức quản lý, đặc thù hoạt động SXcủa các công ty xây dựng công trình thủy lợi và những ảnh hưởng của nó tớiKTQTCPSX và giá thành Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu thực trạng, luận án đãluận giải và phân tích rõ những kết quả đạt được và tồn tại trong KTQTCPSX vàgiá thành trong các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam

- Về tính ứng dụng vào thực tiễn, luận án đã đánh giá những ưu điểm, tồn tại

và nguyên nhân của những tồn tại của KTQTCPSX và giá thành để đề xuất nhữnggiải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn thiện KTQTCPSX và giá thành trongcác công ty xây dựng công trình thủy lợi

Trang 39

25Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý tại các Công ty xâydựng công trình thủy lợi, các Học viện, cơ sở đào tạo có thể tham khảo trong triểnkhai thực tế, trong quản lý, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các vấn đề liên quanđến KTQT.

Trang 40

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí và giá thành

1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng

1.1.1.1 Các quan điểm và sự phát triển của các quan điểm về KTQT chi phí

Lịch sử phát triển lâu dài của kế toán nói chung, kế toán quản trị chi phí(QTCP) nói riêng gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người, qua cáchình thái kinh tế xã hội Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, con người đều phải tiếnhành hoạt động lao động sản xuất, và trong khi tiến hành hoạt động lao động sảnxuất đó, con người luôn có sự quan tâm đến thời gian lao động đã bỏ ra và kết quảlao động đạt được, họ tư duy và tích lũy kinh nghiệm để thực hiện hoạt động laođộng sản xuất sao cho ngày càng đem lại kết quả nhiều hơn, hữu ích hơn, nhằm đảmbảo nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng xã hội

Theo nhóm tác giả Atkinson, Kaplan & Young (2004) [36], ngay từ thời Cổđại đã xuất hiện những hình thức sơ khai của kế toán Cho đến các thời kỳ Trung cổ(thế kỷ VI – thế kỷ XV) và thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV – thế kỷ XVI), đã manhnha xuất hiện kế toán QTCP, ban đầu là bằng việc ghi chép vào sổ sách các khoảnchi phí phát sinh như nguyên vật liệu hay nhân công, các nhà sản xuất hiểu đó làminh chứng về chất lượng của sản phẩm tạo ra Sau đó là xuất phát các ý niệm vềđịnh mức, dự toán nguyên vật liệu, năng suất lao động, và phiếu theo dõi chi phícho từng công việc, đơn hàng Giúp cho các “ông chủ” trong việc định hướng quản

lý và đầu tư

Đến thế kỷ XVIII – XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở Tây

Âu và Bắc Mỹ, sang đầu thế kỷ XX, cách mạng công nghiệp lan rộng ra toàn thếgiới và phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu Môi trường kinh doanh mới, kéotheo tư duy kiểm soát và quản lý chi phí thay đổi Một trong các công ty ở Mỹ điđầu trong việc vận dụng kế toán QTCP, là Công ty dệt Lyman Mills, sau đó là Công

ty Louisville & Nashville (công ty này hoạt động trong ngành đường sắt) khi phạm

Ngày đăng: 23/01/2021, 01:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w