SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề có 4 trang ) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 NĂM HỌC 2010-2011 Mơn: SINH HỌC - Giáo dục trung học phổ thơng Thời gian làm bài: 60 phút, khơng kể thời gian giao đề Mã đề thi 208 Họ, tên thí sinh: . Số báo danh : I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 32 CÂU (Từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Phiên mã khác dịch mã như thế nào? A. phiên mã tạo ra ADN con, còn dịch mã tổng hợp ARN. B. Dịch mã xảy ra trước, phiên mã xảy ra sau. C. Dịch mã là tổng hợp ARN, còn phiên mã là tổng hợp protein. D. Phiên mã là tổng hợp ARN, còn dịch mã là tổng hợp protein. Câu 2: Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế : A. gây đột biến ở mức độ phân tử. B. gây đột biến ở mức độ tế bào. C. gây bệnh ở mức độ phân tử. D. gây bệnh ở mức độ tế bào. Câu 3: Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là: A. mức phản ứng của kiểu gen B. biến dò tổ hợp C. sự mềm dẻo kiểu hình D. đột biến cấu trúc NST Câu 4: Điều kiện nghiệm đúng nào là đặc trưng của quy luật phân li độc lập? A. Tính trạng trội hồn tồn phản B. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau C. Mỗi cặp gen alen quy định 1 cặp tính trạng tương D. Thế hệ xuất phát thuần chủng Câu 5: Số nhóm gen liên kết ở mỗi lồi bằng số A. nhiễm sắc thể lưỡng bội của lồi. B. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của lồi. C. tính trạng của lồi. D. giao tử của lồi. Câu 6: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên xét 1 gen có 2 alen A và a, tần số tương đối của alen A là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa B. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa. C. 0,32AA + 0,64Aa + 0,04aa. D. 0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa. Câu 7: Điều kiện riêng của hiện tượng hốn vị gen là : A. các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. B. các gen phải nằm trên NST thường. C. các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST. D. xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo NST giữa 2 crơmatit. Câu 8: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(X m ), gen trội M tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: A. X M X M x X m Y. B. X M X m x X M Y. C. X M X m x X m Y. D. X M X M x X M Y. Câu 9: Tỉ lệ kiểu hình nào thuộc tương tác bổ sung? A. 13:3 B. 12:3:1 C. 15:1 D. 9:7 Câu 10: Hiện tượng di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là : A. liên kết gen. B. tương tác gen C. phân li độc lập. D. hốn vị gen. Câu 11: Nếu thế hệ P tứ bội có kiểu gen là: AAaa, nếu tiến hành tự thụ phấn, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F 1 sẽ là: A. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAa. B. 1 AAAA : 8 AAaa: 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. Trang 1/4 - Mã đề thi 208 C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1aaaa : 8 AAaa : 18 Aaa : 8Aaaa : 1 AAAA. Câu 12: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là : A. thực hiện lai khác dòng đơn. B. tạo dòng thuần. C. thực hiện lai thuận nghịch. D. thực hiện lai khác dòng kép. Câu 13: Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là: A. Bản dịch mã. B. Bản mã sao. C. Bản đối mã. D. Bản mã gốc. Câu 14: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau. B. tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 15: Đặc điểm cơ bản của gen không phân mảnh là: A. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ ba mã hóa axit amin. B. Gen không do đoạn ôkazaki nối lại. C. Gen gồm 1 đoạn ADN nằm ở 1 nơi. D. Gen có các nuclêôtit nằm ở 1 nơi. Câu 16: Đặc điểm nổi bật của thể đa bội là: A. tế bào sinh dưỡng to, lượng ADN tăng, sinh sản tốt. B. bộ NST tăng theo bội số đơn bội, sinh sản tốt. C. năng suất cao, chống chịu tốt, nhưng khó sinh sản. D. rối loạn giới tính nghiêm trọng, dị dạng quái thai. Câu 17: Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza được sử dụng để : A. cắt ADN của tế bào cho ở những điểm xác định. B. cắt mở vòng plasmit. C. nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit. D. nối ADN của tế bào cho với vi khuẩn E. coli. Câu 18: Các nhân tố nào sau đây làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? A. Đột biến, chon lọc tự nhiên, di - nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến, chon lọc tự nhiên, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến, chon lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. Câu 19: Những dạng đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân là đột biến A. xôma và đột biến tiền phôi. B. giao tử và đột biến xôma. C. cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến tiền phôi. D. tiền phôi và đột biến giao tử. Câu 20: Cá thể mang đột biến, biểu lộ thành kiểu hình đột biến gọi là : A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến số lương nhiễm sắc thể. C. đột biến gen. D. thể đột biến. Câu 21: Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số guanin chiếm 30% tổng số thì: A. ADN này dài 10200A o với A = T = 900; G = X = 600. B. ADN này dài 5100A o với A = T = 600; G = X = 900. C. ADN này dài 5100A o với A = T = 900; G = X = 600. D. ADN này dài 10200A o với A = T = 600; G = X = 900. Câu 22: Tác động gây đột biến của 5-brôm uraxin (5BU) minh họa bằng sơ đồ: A. T – A T – 5BU G – 5BU G – X. B. A – T A – 5BU G – 5BU G – X. C. A – T A – 5BU X – 5BU X – G. D. T – A T – 5BU X – 5BU X – G. Câu 23: Phép lai nào sau đây cho đời con có 100% kiểu hình lặn? A. Bố: AA x Mẹ: AA B. Bố: AA x Mẹ: aa C. Bố aa x Mẹ: AA D. Bố: aa x Mẹ: aa Câu 24: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) sẽ phát triển thành: A. thể tam nhiễm B. tam nhiễm kép C. thể một nhiễm .D. thể khuyết nhiễm Trang 2/4 - Mã đề thi 208 Câu 25: Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là: A. 50%, 25% B. 75%, 50% C. 75%, 25% D. 87,5%, 12,5% Câu 26: Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Ôkazaki là: A. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’ 3’. B. các đoạn êxôn của gen không phân mảnh. C. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’ 5’. D. các đoạn intrôn của gen phân mảnh. Câu 27: Nguyên nhân của thường biến là do A. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. B. tác động trực tiếp của các tác nhân vật lý và hoá học. C. rối loạn cơ chế phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể. D. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào. Câu 28: Ở người 2n= 46, tế bào ở người bị hội chứng Đao chứa bao nhiêu NST ? A. 46. B. 48 C. 47. D. 45. Câu 29: Tần số một alen trong quần thể được xác định bằng: A. tỉ lệ của thể đồng hợp về alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ của loại giao tử mang alen đó trong quần thể. C. một nửa tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể. D. số cá thể mang alen đó trong quần thể. Câu 30: Một loài cây mới được hình thành bằng con đường dị đa bội từ hai loài bố mẹ có 2n = 4 và 2n = 8. Tế bào xôma của loài cây mới có bao nhiêu nhiễm sắc thể ? A. 12. B. 48. C. 6. D. 24. Câu 31: Xét 2 alen A, a tạo ra 5 kiểu gen bình thường trong quần thể thì vị trí của gen này là : A. trên NST thường B. trên NST giới tính Y. C. ngoài tế bào chất. D. trên NST giới tính X. Câu 32: Khi có n cặp gen dị hợp nằm trên n cặp NST khác nhau, số loại giao tử là: A. 2 2n B. 2n C. 2 n D. n II. PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn 8 câu (Từ câu 33 đến câu 40) ----------------------------------- -- Câu 33: Ở người, ung thư máu là hậu quả của đột biến: A. chuyển đoạn. B. đảo đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. Câu 34: Điều hòa hoạt động của gen chính là : A. điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra. B. điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra. C. điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra. D. điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. Câu 35: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng chính: A. Khuyết nhiễm, một nhiễm, ba nhiễm, đa nhiễm. B. Mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST. C. Mất, thêm, thay hay đảo vị trí gen ở NST. D. Lệch bội, đa bội. Câu 36: Vai trò chủ yếu của đột biến trong tiến hóa là : A. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. B. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. D. qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể , định hướng cho quá trình tiến hóa. Câu 37: Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa là : A. đột biến gen. B. biến dị tổ hợp C. đột biến NST. D. biến dị không xác định. Câu 38: Sự phát sinh và phát triển sự sống bao gồm những giai đoạn chính : A. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Trang 3/4 - Mã đề thi 208 B. tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. C. tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học. Câu 39: NST giới tính không có đặc tính: A. luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính. C. có gen quy định tính trạng thuộc giới tính. D. có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng. Câu 40: Theo Đacuyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò : A. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn. B. hình thành tập quán hoạt động ở động vật. C. giúp cơ thể sinh vật thích ứng với những biến đổi của ngoại cảnh. D. là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. B. Theo chương trình nâng cao 8 câu (Từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Đột biến xôma và đột biến tiền phôi khác nhau ở chỗ A. đột biến tiền phôi chỉ có thể nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng, còn đột biến xôma có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. B. đột biến tiền phôi không thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu, còn đột biến xôma có thể truyền lại cho thế hệ sau được. C. đột biến xôma chỉ có thể nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng, còn đột biến tiền phôi có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. D. đột biến tiền phôi có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính, còn đột biến xôma không truyền lại cho thế hệ sau được. Câu 42: Ở người, 2n = 46 nhiễm sắc thể, vậy người bị hội chứng claiphenter, trong tế bào chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 46. B. 23 C. 45. D. 47. Câu 43: Một gen cấu trúc bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau ở giữa gen và không phải là đột biến vô nghĩa. Chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp sẽ bị : A. mất 2 axit amin. B. mất 1 axit amin. C. thay thế 2 axit amin. D. thay thế 1 axit amin. Câu 44: Trong một đàn bò, số con lông đỏ chiếm 64%, số con lông khoang chiếm 36%. Biết rằng lông đỏ là trội hoàn toàn, quy định bởi alen A, lông khoang là lặn, quy định bởi alen A. Tần số của mỗi alen trong quần thể là: A. A = 0,6 ; a = 0,4. B. A = 0,8 ; a = 0,2. C. A = 0,4 ; a = 0,6 D. A = 0,2 ; a = 0,8. Câu 45: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng một liên kết hidro của gen? A. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X. B. Thay thế một cặp A-T bằng cặp T-A. C. Thêm một cặp nucleotit. D. Mất một cặp nucleotit. Câu 46: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi: A. Đồng loạt, không xác định, không di truyền. B. Riêng lẻ, không xác định, di truyền. C. Đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền. D. Đồng loạt, xác định, không di truyền. Câu 47: Khi tiến hành lai Xôma giữa tế bào có 2n 1 nhiễm sắc thể với tế bào có 2n 2 nhiễm sắc thể thì sẽ tạo ra tế bào lai có bộ nhiễm sắc thể là: A. 2n 1 + 2n 2 B. n 1 + n 2 C. 4n D. 2n Câu 48: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng : A. tạo thể khảm. B. di truyền qua sinh sản hữu tính. C. nhân lên trong mô sinh dưỡng. D. di truyền qua sinh sản vô tính. ----------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 208 . dưỡng. D. di truyền qua sinh sản vô tính. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- -- - -- - -- - HẾT -- -- - -- - -- Trang 4/4 - Mã đề thi 208 . Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn 8 câu (Từ câu 33 đến câu 40) -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- Câu