NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM HẾT LÒNG PHỤC VỤ NHÂN DÂN

13 1.4K 2
NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM HẾT LÒNG PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kết quả thực hiện chuyên đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" ở Long An 6:37' 16/2/2010 Năm 2009, toàn tỉnh Long An đã triển khai chuyên đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” gắn với kiểm điểm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, nhiều đơn vị, địa phương chủ động tuyên truyền, lồng ghép linh hoạt, sáng tạo vào các phong trào, tạo nhiều hiệu quả thiết thực. Các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được duy trì, chất lượng tác phẩm ngày càng cao; số lượng tác giả, tác phẩm tham gia ngày càng đông; đa dạng phong phú về thể loại như văn học, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, thơ ca khúc, bài ca vọng cổ, tranh cổ động, ảnh nghệ thuật, báo in, báo hình, báo nói. Năm 2009, Ban Chỉ đạo cuộc vận động tỉnh chọn bổ sung 4 đơn vị, nâng tổng số lên 8 đơn vị điểm của tỉnh. Các đơn vị điểm được chia thành 2 nhóm đặc thù: nhóm thứ nhất gồm xã Bình Tân, xã Nhựt Chánh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh có tính chất đại diện, kết quả đạt được từ những cơ quan, địa phương trên sẽ tác động vào sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn tỉnh; nhóm thứ hai Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng PC 23, Bệnh viện Đa khoa Long An, Điện lực tỉnh là những cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị có liên quan đến các đối tượng, tầng lớp nhân dân, những vấn đề thiết yếu của đời sống xã hội, kết quả từ những đơn vị này đã giúp cho việc rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh. Hiệu quả của cuộc vận động đã tạo nét chuyển biến mới trong phong cách làm việc khoa học, quan hệ ứng xử văn minh của cán bộ, đảng viên và công chức khi thi hành công vụ, điển hình như xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, Văn phòng Tỉnh ủy, Phòng PC 23; cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm ở Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tài nguyên- Môi trường. Kết quả năm 2009, có 3.150 tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng từ địa bàn dân cư, cơ sở. Trong đó có 437 tập thể và 1.743 cá nhân điển hình tiên tiến được UBND tỉnh, huyện tặng Bằng khen, giấy khen; có 50 tập thể và 251 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu ở các ngành, các cấp trên các lĩnh vực được UBND tỉnh khen thưởng tại cuộc họp mặt biểu dương điển hình tiên tiến cấp tỉnh. (Nguồn: Báo Long An) Đồng Nai xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm học tập và làm theo đạo đức Bác Hồ 12:55' 17/1/2010 1 Tỉnh Đồng Nai vừa sơ kết 2 năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và phát biểu, đánh giá cao những nỗ lực của các cấp ủy đảng, các ngành và các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức, triển khai Cuộc vận động đã mang lại kết quả bước đầu rất tích cực, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục và chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Năm 2009, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" bước vào năm thứ 3 kể từ ngày Trung ương phát động, cũng là năm toàn Đảng bộ, quân và dân Đồng Nai nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Năm 2009, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của tình hình lạm phát và suy giảm kinh tế, nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, càng phải ra sức thực hiện có kết quả Cuộc vận động với nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo, hiệu quả, đi vào chiều sâu; tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thực hiện cuộc vận động trong năm 2009 với chủ đề: "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bước tiếp tục triển khai và đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, lấy việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo sự chuyển biến trong hành động, tạo ra những kết quả cụ thể, thiết thực; lấy việc nêu gương làm giải pháp động lực trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động. Thời gian tới các cấp ủy đảng, Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây: - Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất cao cả về nhận thức và hành động ở tất cả các ngành, các cấp, trước hếttrách nhiệm của các đồng chí bí thư cấp ủy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân. Cần nhận thức rõ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là xây dựng nền tảng đạo đức, nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội. Đó là công việc lâu dài, phải làm liên tục, làm thường xuyên và là một trong những giải pháp rất quan trọng để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị; góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. - Hai là, để tiếp tục tạo sự chuyển biến cơ bản, mạnh mẽ, đưa Cuộc vận động đi vào chiều sâu, các cấp ủy và Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào nội dung đã được Ban chỉ đạo Cuộc vận động của tỉnh xác định trong năm 2009 và tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị bổ sung, cụ thể hóa thành kế hoạch triển khai thực hiện ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình; phân công trách nhiệm cụ thể 2 cho từng thành viên Ban chỉ đạo các cấp và thời hạn hoàn thành cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đề ra. - Ba là, trọng tâm của Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" năm 2009 đã được Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh xác định đó là tiếp tục thực hiện nội dung làm theo và nêu gương làm giải pháp động lực; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; cán bộ đảng viên phải làm gương cho quần chúng, đảng viên lớn tuổi làm gương cho đảng viên trẻ tuổi, cấp trên làm gương cho cấp dưới; bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, cán bộ lãnh đạo, cán bộ đảng viên phải nêu cao vai trò gương mẫu, phải là gương tốt trong công tác và trong đời sống. Nêu gương là phải gương mẫu, làm trước, làm tốt để tạo niềm tin và được quần chúng noi theo; tăng cường công tác cổ vũ, tuyên truyền những tập thể, cá nhân tích cực, tự giác, gương mẫu, là điển hình trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thể hiện qua việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của mình; đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác, lao động, học tập, sáng tạo và trong đời sống thực tế để tạo ra phong trào và hiệu quả của Cuộc vận động trong thời gian tới. - Bốn là, quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của Cuộc vận động từ nay đến cuối năm 2009 phải gắn chặt với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong nội bộ Đảng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát huy và thể hiện rõ nét vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; tạo điều kiện thuận lợi và coi trọng sự giám sát và tham gia góp ý của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức; phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân, để quần chúng ngoài Đảng tham gia góp ý, giám sát, xây dựng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đạo đức, lối sống ở cơ quan, ở nơi cư trú và các sinh hoạt xã hội khác, nhất là với cán bộ chủ chốt, cán bộ có chức, cán bộ thường xuyên tiếp xúc với nhân dân trong công việc hàng ngày, nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; cán bộ, công chức phải gần dân, hiểu dân, học dân, thực sự là công bộc của dân, hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ nhân dân . - Năm là, tiếp tục phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động; tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, ban, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch của Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh đã đề ra trong năm 2009; trước hết các cấp ủy đảng và Ban chỉ đạo các cấp cần khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua; đồng thời, phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh; vai trò chủ động phối hợp của ủy ban kiểm tra, các ban đảng và văn phòng các cấp ủy; đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và của cả hệ thống chính trị, Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp trong việc triển khai thực hiện các nội dung đã xác định. Nghiên cứu chọn đơn vị chỉ đạo điểm để triển khai thực hiện các mô hình Cuộc vận động trong năm 2009, nhất là trong thực hiện nội dung làm theo và nêu gương nhằm rút ra được những kinh nghiệm hay, mô hình tiêu biểu để nhân rộng; đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thời gian tới; khắc phục cho bằng được tình trạng phô trương, hình thức, tiến hành Cuộc vận động theo đợt, kiểu phong trào, thiếu nội dung và thiếu chiều sâu. - Sáu là, các cấp ủy, Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp cần quan tâm phát hiện những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những tấm gương người lao động, công nhân, nông dân, trí thức . có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giới thiệu, tuyên truyền, nhân rộng trong toàn tỉnh nhằm tạo ra sức lan tỏa đối với toàn xã hội trong thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và của cả hệ thống chính trị, vai trò nêu 3 gương của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xác định vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung kế hoạch của Ban chỉ đạo Cuộc vận động đã đề ra, góp phần thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất của Cuộc vận động là xây dựng nền tảng tư tưởng, nền tảng đạo đức cho mỗi người, mỗi gia đình, cho toàn xã hội; làm cho cái xấu, cái ác, cái tiêu cực ngày cảng giảm đi, cái tốt, cái thiện, cái tích cực ngày càng tăng lên, để xã hội được lành mạnh tốt đẹp hơn. Xác định đây là Cuộc vận động lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành và của toàn xã hội, không ai tự cho phép mình được đứng ngoài hoặc thờ ơ với Cuộc vận động. (Nguồn: báo Đồng Nai) Nhà trường là môi trường rèn luyện, phấn đấu vào Đảng 20:27' 2/2/2010 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên"…"Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Thực hiện lời dạy của Người, từ những ngày đầu thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm bồi dưỡng, phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trẻ, nhằm bổ sung lực lượng, tăng sức chiến đấu và đảm bảo tính kế thừa trong Đảng. Trong những ngày tháng gian lao, vất vả của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, những thanh niên ưu tú như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Văn Giá và rất nhiều người trẻ tuổi… vẫn luôn khát khao được đứng vào hàng ngũ của Đảng để cống hiến cho đất nước, con người Việt Nam. Vì thế đã có hàng triệu thanh niên, học sinh, sinh viên ưu tú giác ngộ cách mạng được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Và trong thời bình, niềm tin vào Đảng, khát khao được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản vẫn cháy bỏng trong ý chí của nhiều đoàn viên thanh niên trẻ tuổi! Theo kết quả khảo sát của Thành đoàn Hà Nội, năm 2008 khối trường kết nạp được 1.002 đảng viên; năm 2009 kết nạp 1.220 đảng viên. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên vẫn còn hạn chế. Những năm qua số lượng phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên (HSSV) có tăng nhưng mới đạt khoảng 70% so với kế hoạch đề ra. Kết quả trên cho thấy công tác phát triển đảng viên trong HSSV còn gặp khó khăn, nhất là các trường đại học, cao đẳng khối nghệ thuật, cá biệt có trường 5 năm trở lại đây không kết nạp được đảng viên. Nguyên nhân do một số cơ sở đoàn chưa thực sự làm tốt công tác phát triển đảng viên. Số lượng đảng viên là sinh viên có tăng nhưng chưa như mong muốn. Một bộ phận HSSV chưa có ý thức phấn đấu, còn mơ hồ về lý tưởng hoặc động cơ vào Đảng còn thực dụng… Từ thực tế trên, trong cuộc tọa đàm “Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên - thực trạng và giải pháp” để thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2010) do Thành đoàn Hà Nội và báo Hà Nội mới tổ chức đã đem đến những tiếng nói chân thành, những nguyện vọng tha thiết, nhiều ý kiến tâm huyết của các bạn đoàn viên thanh niên trẻ, các bí thư chi bộ đang ngày đêm phấn đấu, rèn luyện, dìu dắt thế hệ trẻ để bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng. Hiện nay, bên cạnh những đoàn viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về Đảng vẫn còn bộ phận sinh viên coi phấn đấu vào Đảng là việc quá sức, xa vời với bản thân. Nhiều sinh viên quá trình phấn đấu không liên tục, thiếu quyết tâm trước những khó khăn. Một số sinh viên khi trở thành cảm tình đảng đã vội bằng lòng, xa rời tập thể dẫn đến mất uy tín trong tập thể do đó không được tiếp tục giới thiệu để kết nạp đảng. Hiện vẫn tồn tại một mâu thuẫn trong quá trình phát triển đảng của sinh viên, nhiều sinh viên rất năng nổ tham gia công tác đoàn, hội thì kết quả học tập chưa cao trong khi đó nhiều sinh viên có kết quả học tập rất cao nhưng hầu như không tham gia rèn luyện trong môi trường đoàn, hội. Đối với tổ chức đoàn, hội và chi ủy chi bộ sinh viên việc theo dõi, nắm bắt quá trình phấn đấu, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay quy mô đào tạo của các trường ngày càng lớn, hoạt động đoàn, hội chưa đáp ứng được nguyện vọng tham gia của đoàn viên, sinh viên. Khâu thẩm tra lý lịch cho sinh viên ở các địa phương còn khó khăn. Số lượng đoàn viên được kết nạp vào Đảng còn rất ít so với số lượng đoàn viên ưu tú được cử đi học các lớp tìm hiểu về Đảng. Bên cạnh những khó khăn đó, một yếu tố rất quan trọng là sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền chưa đúng mức, có khoa có tới 5.000 sinh viên nhưng không phát triển được đảng viên nào. Theo thầy Phạm Ngọc Quý, phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi đảng viên, mỗi tổ chức đảng. Có quan tâm, bồi dưỡng, phát triển đảng viên thì Đảng mới không ngừng lớn mạnh, mới hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo. Những năm qua, Trường Đại học Thuỷ Lợi đã thực hiện công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên sinh viên đi vào nền nếp và đạt được những kết quả nhất định. Theo thầy Quý, hiện nay ở Đảng bộ Đại học Thủy Lợi thuận lợi trong công tác phát triển đảng viên là Đảng ủy rất quan tâm, có chủ trương, biện pháp cụ thể. Và khó khăn là do mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng không tốt tới lối sống của sinh viên, đa số sinh viên chưa có định hưóng phấn đấu rõ ràng, hình thức đào tạo theo tín chỉ ảnh hưởng tới công tác tập hợp sinh viên và các hoạt động tập thể của Đoàn, Hội… Theo GS.TS Phạm Ngọc Quý, để có nhiều đoàn viên là sinh viên được 4 đứng vào hàng ngũ của Đảng, đảng ủy trường, khoa, các chi ủy cần xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên cụ thể, theo năm học và đưa vào nội dung sinh hoạt định kỳ, đặc biệt chú ý công tác tạo nguồn, tạo môi trường tốt để sinh viên thể hiện mình, cống hiến và được ghi nhận, giới thiệu cho tổ chức đảng. Hôm qua (24/2), Ban Thường vụ Thành uỷ tổ chức học tập chuyên đề “ Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức là văn minh” gắn với công tác tổ chức và tiến hành Đại hội Đảng các cấp trong năm 2010 cho hơn 500 cán bộ chủ chốt thành phố, quận, huyện, thị xã. Đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thành phố Hà Nội đã đến dự và chỉ đạo hội nghị. Phát biểu với lớp học, đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh, học tập và làm theo Bác không chỉ là học trong một ngày, một năm hay trong một nhiệm kỳ, mà học Bác là học suốt đời, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị trường tồn, là vốn quý của Đảng ta, của dân tộc ta và của cả nhân loại. Những giá trị văn hoá đạo đức trong tư tưởng của Bác chính là sự kết tinh tinh hoa văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam và thế giới. Vì vậy, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với cán bộ, đảng viên mà còn là nhiệm vụ cấp thiết để góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh. Bí thư Thành ủy yêu cầu, từng cán bộ, đảng viên phải quán triệt, thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đồng chí, tư tưởng đạo đức của Bác thật ra rất gần gũi với cán bộ đảng viên và với cả người dân, đó là những đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; làviệc gì có lợi cho dân thì phải cố gắng làm, việc gì không có lợi cho dân phải hết sức tránh. Việc tổ chức học tập chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “ là đạo đức là văn minh” ngay từ đầu năm mới Canh Dần 2010 là bước khởi đầu quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt của thành phố thấm nhuần hơn tư tưởng của Bác. Đồng thời cũng là sự khích lệ, động viên tinh thần và nhắc nhở đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trước hết là chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, làm tốt việc xây dựng báo cáo chính trị, lựa chọn, giới thiệu cho Đảng những đảng viên tiêu biểu, gương mẫu, xuất sắc có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm những trọng trách lớn lao của Đảng trong thời kỳ mới. Bí thư Thành ủy yêu cầu các đại biểu tham dự lớp học cần tiếp thu quán triệt nghiêm túc tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiểu rõ tấm gương đạo đức của Người về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh". Đồng chí mong muốn sau buổi học tập, những tư tưởng, đạo đức của Bác sẽ được nhân rộng và từng cán bộ, đảng viên sẽ phát huy vai trò tiền phong gương mẫu ngay trong công việc hằng ngày để xây dựng cơ quan, đơn vị và góp phần xây dựng Đảng bộ thành phố ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2010. Tại lớp học, các đại biểu đã được nghe GS.TS Hoàng Chí Bảo- Ủy viên thư ký khoa học Hội đồng lý luận TƯ giới thiệu nội dung đề cương, ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ đề: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh". Đặc biệt là những đức tính nổi bật trong tấm gương đạo đức của Bác, như: Hồ Chí Minh là một người suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng Đảng; luôn luôn gương mẫu làm tròn nhiệm vụ của Đảng giao phó. Là tấm gương tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; tấm gương về trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên. Trong đó, nổi bật là phẩm chất trung thành với Đảng, với nước, hiếu với dân; làtầm trí tuệ cao, tri thức uyên bác, nhìn xa trông rộng; là lòng nhân ái bao la đối với mọi lớp người lao động; là lối sống giản dị, thiết thực, hòa đồng, thân thiện với thiên nhiên và xã hội; làtác phong gần dân, hiểu dân, vì dân, sâu sát, tỉ mỉ trong công việc . Theo KTĐT 5 Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình 2/9/1945 Bác Hồ cho cá ăn (1960) Bác Hồ tham gia tết trồng cây tại Hà Tây (1969) Bác Hồ và Bác Tôn (1960) Bác Hồ tại đại hội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (1967) Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Đại biểu Hội Lao động Giải phóng Miền Nam Việt Nam (1963) Bác Hồ nói chuyện với đại biểu phụ nữ các dân tộc thiểu số Bác Hồ với thanh niên Việt Nam Bác Hồ làm việc trong vườn Phủ Chủ tịch (1957) Bác Hồ với các anh hùng chiến sỹ miền Nam (1965) Bác Hồ với các cháu thiếu nhi miền Nam NÓI VÀ VIẾT VỚI PHONG CÁCH BÁC HỒ Cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam, tất cả những người làm báo, những người đọc báo, quan tâm đến báo chí Việt Nam đều nhớ đến một con người, một cái tên - vĩ đại mà thân quen - Hồ Chí Minh - người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn có thể học tập từ nhiều điều từ sự nghiệp làm báo - làm cách mạng của Bác; vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của tình người và ánh sáng của những tinh hoa văn hoá toả ra từ khối lượng đồ sộ những tác phẩm, bài nói, bài viết của Người… 6 Ảnh tư liệu Học viết và học nói Trong rất nhiều điều Bác Hồ mong muốn các cán bộ cách mạng phải rèn luyện, có điều Bác mong muốn mỗi người đều phải học viết; học nói. Đối với Bác, tiếng Việt là của cải lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc, “chúng ta phải giữ gìn nó, Quý trọng nó, làm nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Học viết học nói cũng không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ tuyên truyền, trong đội ngũ những người cầm bút mà cũng là điều cần thiết đối với mọi người, từ các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường… Trong sự đa dạng và phong phú của những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, có thể rút ra những nét chung nổi bật nhất của phong cách diễn đạt mà Người đã thể hiện suốt cuộc đời mình, một phong cách mẫu mực cho cả hiện tại và tương lai. Đối với “nhà báo” Hồ Chí Minh trước hết cần xác định rõ chủ đề đối tượng, mục đích của việc nói và viết từ đó mới có thể tìm cách nói, cách viết cho phù hợp nhất mới chủ đề, với đối tượng để đạt được mục đích đề ra. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trong bài Cách viết; trong bài nói tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ hai; bài nói tại Hội nghị tuyên truyền miền núi (1958), cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh chúng ta đều thấy Người nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: Nói, viết cái gì? Nói, viết như thế nào? Chủ đề, đối tượng, Mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với chủ đề, đúng đối tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết. Giản dị và sâu sắc Bác Hồ đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng Việt Nam, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế… trong chủ đề bao trùm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người nói và viết cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ những đại biểu cao nhất của chủ nghĩa thực dân đề quốc; nhân dân các nước thuộc địa; nhân dân và Đảng Cộng sản các nước anh em; những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế giới… và nhiều nhất là cho đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam với dân tộc, tôn giáo, trình độ khác nhau. Với mỗi đối tượng cụ thể, trong những văn cảnh cụ thể, Bác Hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp nhất. Nếu đối tượng là người phương tây, Bác có cách viết rất “Tây”, sâu xa, châm biếm, hài hước, ý nhị…Với nhân dân Việt Nam, Bác lại nói và viết rất giản dị, Mộc mạc, nhiều khi có vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc với số đông mọi người. Với những nhà tri thức uyên bác, Người lại bàn về những lời răn dạy của các bậc tiên hiền, bàn về những vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ thuật… Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xướng hoạ thơ đường với các vị khoa bảng hay với các đồng chí Trung Quốc nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có điều kiện học nhiều chữ, Người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào…Chân biếm kẻ thù thì sâu cay “như những ngon roi quất mạnh vào mặt bọn chúa tể ở pháp và các nơi khác…Đối với các đồng chí cán bộ đảng viên, bác lại hài hước nhắc nhở nhẹ nhàng bằng những hình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ mãi như nhắc nhở mọi người tiết kiệm mà lẫn lôn chữ nghĩa để tiết kiệm biến thành tiết canh… Người làm tiếng Việt thêm phong phú Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ Tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân Việt Nam, Nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp lý, sãng tạo… “Người còn làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ mới, từ rút ngắn như Vùng trời, Giặc đói, giặc dốt… Nhà báo nổi tiếng U.Bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bầy được những vấn đề phức tạp”. Hình ảnh đoàn quân đội viễn chinh Pháp bị nhốt váo đáy mũ của Người minh hoạ cho cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ lúc nên đến đỉnh cao là một ví dụ rõ nét nhất… Một nhà 7 báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện: “Hồ Chí Minh đã gạch tất cả những công thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa. Người không đồng ý câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn toàn”. Sự phong phú trong cách thể hiện của Bác Hồ khi nói và viết làm chúng ta nhận ra những đặc trưng trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh. Đó là: Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”… Ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng.Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh. Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại. Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ, trước hết phải học cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác Hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ…(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường giản dị hoá mọi vấn đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị, trong sáng của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ… Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng to…. Sinh thời Bác Hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói. Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những phẩm giá của mình. Ngô Vương Anh HỌC BÁC THÌ KHÔNG ĐƯỢC NÓI SUÔNG, NÓI CHUNG CHUNG . Học Bác thì không được nói chung chung mà phải thể hiện cụ thể ngay trong hệ thống chính trị của Đảng, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. Không phải đến bây giờ ta mới đặt vấn đề học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội . xuyên qua các thời kỳ đó thì tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn được đề cập tới, tạo nên sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất quan trọng cho dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành những sự nghiệp cao đẹp. Khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" đã có ý nghĩa thiêng liêng, mỗi người đều cố gắng thực hiện theo khẩu hiệu đó trong phạm vi hoạt động của mình, từ đó tạo ra sức mạnh to lớn cho toàn dân. Sang thời kỳ cơ chế thị trường, chúng ta chứng kiến sự suy thoái về đạo đức, tinh thần, kể cả trong bộ máy 8 Đảng và chính quyền. Đó là thực tế đáng buồn. Lãnh đạo Đảng đã nhận thức được nguy cơ này nên có Chỉ thị 06 - CT/TW ra ngày 7.11.2006: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cần phải chú ý trong chỉ thị này có hai vế tương quan đẳng lập là "học tập" và "làm theo". Bởi qua thực tế, chúng ta đã có kinh nghiệm: có thể học tập, có thể nói rất hay, nhưng lại xem nhẹ việc làm theo. Tệ hơn nữa, có thể tránh không làm theo hoặc làm trái với những gì họ nói. Chính vì thế, Chỉ thị 06/BCT của thời đại này mới đặc biệt chú ý đến việc lời nói đi đôi với việc làm. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói học tập rèn luyện nâng cao phẩm chất cách mạng của mình là việc thường xuyên, cũng như rửa mặt hàng ngày để cho mặt mày sáng sủa. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện, đề cập đến tất cả các lĩnh vực với rất nhiều yêu cầu nhưng đi vào cụ thể những vấn đề lớn, quan trọng nhất thì Bác đã tổng kết một cách ngắn gọn đó là "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". GS sử học Đinh Xuân Lâm Với những chữ ngắn gọn như vậy thì cần phải suy nghĩ thật kỹ để hiểu được nội dung của nó. Gần đây báo chí có nêu những yêu cầu thiết thân nhất như chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí . đấy chính là những nhiệm vụ, yêu cầu trước mắt của chúng ta, nằm trong hệ thống đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu chúng ta nói sống theo gương Hồ Chí Minh tức là phải thực hiện thật tốt những điều đó. Muốn làm theo gương Bác thì phải có tinh thần yêu dân, có ý thức trách nhiệm với nhân dân, hoàn thành công việc với chất lượng cao. Không phải nói chung, mà phải thể hiện cụ thể ngay trong hệ thống chính trị của Đảng, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. Tôi muốn nhấn mạnh chữ kịp thời, bởi hiện nay không có sự kịp thời. Có tội rành rành nhưng vẫn không phạt, có công nhưng mãi chẳng được khen thưởng. Phải bảo đảm được tính minh bạch, công bằng trong cách xử lý mọi trường hợp. Chúng ta cũng đã có khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật" nhưng chưa thật sự làm theo. Phải sống theo pháp trị, và khi nói đến pháp trị thì đồng thời phải gắn liền với đức trị, mà đức trị chính là vấn đề làm gương. Trong cuộc đời hoạt động của Bác, có một điều cần nhấn mạnh bởi chính điều này quyết định mọi thứ đó là tinh thần yêu nước một cách đúng đắn, kiên định. Đã yêu nước thì phải thương dân. Bác Hồ là tấm gương sáng của lòng yêu nước, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Nhìn ra những nước phát triển, họ vẫn làm những việc về cơ bản có tác dụng như tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh. Họ cũng chống tham nhũng, chống lãng phí, đề cao cần kiệm liêm chính. Chỉ như thế thì bộ máy chính trị của họ mới thông suốt, mới mạnh được. Tham nhũng là bệnh của tầng lớp có quyền lực. Một trong những yêu cầu quan trọng của lãnh đạo là phải chống triệt để bệnh quyền lực, phải chặn đứng nạn chạy theo quyền lực. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là giá trị trường tồn, là đúc kết đỉnh cao của tư tưởng cách mạng triệt để của một nhân cách vĩ đại đã toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, là động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển, tùy theo điều kiện lịch sử của từng thời kỳ mà có sự vận dụng thích hợp, nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. Nước ta vào thời hội nhập, ta phải song hành với các nước, phát triển trong bối cảnh hợp tác đoàn kết, lại càng cần đặt quyền lợi của dân tộc lên trên để hội nhập mạnh mẽ, phát huy bản lĩnh, mặt mạnh của mình, tiếp thu những mặt mạnh của thế giới. Bản lĩnh Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc càng cần phát huy trong hội nhập. Mỗi cá nhân trong những công việc cụ thể hàng ngày khi cố gắng làm tốt nhất thì sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội GS sử học Đinh Xuân Lâm 9 HỌC BÁC SỬ DỤNG NGƯỜI TÀI Người tài chúng ta không thiếu. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình. Ảnh tư liệu Làm thế nào để cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từ nay đến 2011 thực sự đi vào đời sống và có hiệu quả ? Ngay từ năm 1945, khi kêu gọi những người tài giỏi ra giúp đỡ Chính phủ, Bác đã cho đăng tin trên báo chí: sẵn sàng dành thì giờ tiếp 15 phút với bất kỳ ai để nghe kiến nghị, góp ý phê bình về các vấn đề quốc kế, dân sinh . Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, chúng ta thấy những lời dặn của Bác trước lúc đi xa, những tư tưởng, những hoài bão, con đường mà Bác đã chọn cho dân tộc chúng ta càng sáng rõ; như suốt bao nhiêu năm qua, tư tưởng của Bác đã luôn soi sáng cho dân tộc ta vượt qua bao khó khăn. Đó cũng là vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm, thể hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua. Những người lớn tuổi chắc chắn còn nhớ nhiều câu khẩu hiệu đã thuộc nằm lòng trước thời đổi mới như "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại"; "Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công, Vô tư"; "Thi đua là yêu nước, đã yêu nước thì phải thi đua" v.v .Bước vào thời kỳ đổi mới cả nước thực hiện công cuộc "xoá đói giảm nghèo" rồi chuyển dần sang kinh tế thị trường, những câu khẩu hiệu như vậy đã phần nào bị xem nhẹ. Nói theo, học thuộc những câu khẩu hiệu bao giờ cũng dễ hơn rất nhiều cái đích đến của nó là làm đúng như đã nói. Giờ đây, cái nghèo đã giảm, kinh tế đã khá hơn và đặc biệt, khi chúng ta bước vào sân chơi lớn bình đẳng với các cường quốc kinh tế, văn hoá trên thế giới thì chúng ta phải có vốn liếng của riêng mình. Nói một cách giản dị và thực tế là chúng ta đang rất cần những người có tài và những người có tài cũng rất cần cơ chế, cơ hội để mang cái tài của mình phục vụ tốt nhất cho đất nước. Gần đây chúng ta thấy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề sử dụng nhân tài và bồi dưỡng nhân tài. Cách đây 5 - 7 năm, vấn đề này chưa được đặt ra. Tại sao lại đặt ra đúng vào thời điểm này? Điều đó chứng tỏ đây đang là vấn đề bức xúc của xã hội, và là biểu hiện sự trở lại của những giá trị ban đầu - những giá trị mà lâu nay, nhiều lúc chúng ta đã buông lơi. Thế nào là người có tài và chúng ta có thiếu người tài hay không? Có nhiều cách định nghĩa về người tài, nhưng người tài trước hết phải có hoài bão, có động lực mạnh mẽ, có sự thôi thúc là phải làm được một cái gì đó cho đất nước. Trong quá trình thực hiện hoài bão đó, người tài cũng tìm được hạnh phúc cho bản thân thông qua công việc của mình. Người tài chúng ta không thiếu. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình. Không có cạnh tranh thì không nổi lên người tài. Nền kinh tế của chúng ta đang ngày càng xoá bỏ độc quyền một cách mạnh mẽ hơn. Khi độc quyền bị xoá bỏ và cạnh tranh thực sự thì lúc ấy cơ chế sẽ đẩy người giỏi lên. Có như vậy người giỏi mới có cơ hội để giỏi thực sự. Người tài là người phải biết thắng hoàn cảnh thì đó mới thực sự tài, nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh thì anh ta chỉ tài vừa vừa thôi. Những điều kiện, cơ hội dành cho người tài thể hiện đang ngày càng có nhiều hơn. Có rất nhiều bạn trẻ học ở nước ngoài đã về nước sáng lập những công ty kinh doanh rất thành đạt. Rõ ràng đó là những người tài! Và những người đó tiếp tục phải tài vì thị trường mở ra cạnh tranh. Không tài thì sẽ bị các công ty khác đánh đổ ngay. Môi trường mới này đang hình thành và ta phải bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. Cơ hội đưa ra phải bình đẳng cho mọi người và người nào tài hơn sẽ hiện thực hoá được cơ hội đó. Hiện giờ 10 [...]... là một việc làm lâu dài và hết sức nghiêm túc, khoa học Học tập Bác Hồ phải chăng nghiên cứu kỹ từ cách nghĩ, cách làm của Hồ Chí Minh để soi rọi, giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội hiện tại Chỉ một chữ dân, ta học Bác trong việc huy động được hết sức mạnh toàn dân, đúng như Bác nói rằng có dân là có tất cả Dù dân trình độ văn hóa có thể không cao nhưng dân rất thông minh, họ biết... tất cả Dù dân trình độ văn hóa có thể không cao nhưng dân rất thông minh, họ biết chọn những người tài, người tốt Vậy thì phải thực sự dựa vào dân, huy động sức mạnh toàn dân Muốn dân làm chủ, dân thi hành ( dân 11 làm) thì dân phải biết, dân phải được bàn, dân được kiểm tra Tất cả hình như ai cũng thuộc, song vì sao vẫn không thực hiện được? Cần, kiệm, liêm, chính Chí công vô tư: tám chữ vàng ấy đã... Đảng là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Hai tuyến vấn đề đó đi liền với nhau, kết hợp chặt chẽ chính là triết lý tổng quát cho nước VN hiện đại phát triển Làm cho Việt Nam phát triển nhanh chóng, vững chắc sánh vai được cùng các cường quốc đó chính là ý nghĩa cao nhất của học tập tấm gương, đạo đức Bác Hồ Học tập tư tưởng Bác Hồ để soi rọi cho con đường phát triển của dân tộc,... quà dâng lên Bác nhân ngày sinh của Người mà còn là một diễn đàn đưa ra những đóng góp thiết thực cho cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang diễn ra trên phạm vi cả nước Những suy nghĩ, đóng góp của bạn đọc trên Diễn đàn VietNamNet được tổng hợp để trao đổi với các vị khách mời của chương trình đối thoại VietNamNet và Truyền hình Việt Nam đang có vinh dự và trách nhiệm. .. tưởng Bác Hồ để soi rọi cho con đường phát triển của dân tộc, của đất nước trong thời đại mới! Đó là một việc làm lâu dài và hết sức nghiêm túc, khoa học Học tập Bác Hồ phải nghiên cứu kỹ từ cách nghĩ, cách làm của Hồ Chí Minh để soi rọi, giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội hiện tại và tìm ra một con đường đi lên hiệu quả, vững chắc! Nhân kỷ niệm 32 năm Thống nhất đất nước và 117 năm... làm và những trăn trở của Người dành cho dân tộc, sẽ giúp chúng ta những bài học soi rọi cho con đường phát triển trong thời đại mới Hàng trăm ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước đã gửi về tòa soạn cho rằng: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" chính là triết lý của công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Đó chính là biểu hiện cụ thể nhất của trí tuệ, nhân cách tư tưởng của Bác với tư cách của... dụng người có tài vào những việc ích nước lợi dân mới thực sự quý giá Trong một bài báo Bác Hồ viết trên tờ Cứu quốc ngày 4/10/1945 đã chỉ rõ: "Việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe - (chữ khắt khe này có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa mà trong một thời gian khá dài thời bao cấp người ta nhấn mạnh nhiều đến lý lịch) - và có lòng trung thành với tổ quốc Tài to ta dùng... khỏi lạc hậu, vươn mình đứng dậy tự tin và kiêu hãnh như một quốc gia hùng cường trên bản đồ thế giới ? Đó là khát vọng cháy bỏng của 85 triệu người Việt hôm nay, từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất cho tới những người dân bình thường nhất Nhiều bạn đọc viết thư về Tòa soạn đề nghị mở Diễn đàn để mỗi người từ thực tế đời mình sẽ đóng góp những ý kiến cụ thể Với ý thức góp phần cho Việt Nam bay lên một... chính là triết lý của công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Đó chính là biểu hiện cụ thể nhất của trí tuệ, nhân cách tư tưởng của Bác với tư cách của người lãnh tụ đã giành lại đất nước này cho dân tộc Việt Nam Tiếp đó, hai mươi năm Đổi mới với những thành tựu đáng ghi nhận đã chứng minh sự đúng đắn của một con đường Việt Nam đã lựa chọn Một Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế thứ nhì thế... Nam đang có vinh dự và trách nhiệm được tập hợp và đăng tải ý kiến của bạn đọc xa gần nói lên tình cảm, nhận thức về những điều Bác đã nói, những việc Người đã làm và những trăn trở của Người dành cho dân tộc, để giúp chúng ta những bài học soi rọi cho con đường phát triển trong thời đại mới Vietnamnet 12 13 . Kết quả thực hiện chuyên đề " ;Nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân& quot; ở Long An 6:37' 16/2/2010. tỉnh Long An đã triển khai chuyên đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân gắn với kiểm điểm 40 năm thực hiện

Ngày đăng: 29/10/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan