ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN7 –HỌC KÌ I PHẦN I : TIẾNG VIỆT 1/ Từ ghép +Phân loại : 2 loại : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. . Từ ghép chính phụ có một tiếng chính và một tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính VD : ăn cơm , đi học, làm việc … . Từ ghép đẳng lập : có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính tiếng phụ ) VD: máu mủ , quần áo , bàn ghế … + Nghĩa của từ ghép . . Nghĩa của từ ghép có tính chất phân nghĩa . Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn tiếng chính . VD : cây xoài , bà ngoại , nhà ăn … . Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa . Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó .VD: quần áo , bàn ghế , sách bút … 2/ Từ láy : + Phân loại : có 2 loại : từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận . . Từ láy toàn bộ có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn . Nhưng có một số trường hợp . Tiếng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hòa về mặt âm thanh VD: xinh xinh , nho nhỏ , đo đỏ …. . Láy bộ phận : giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần VD : xinh xắn , lung linh , lấp lánh …. + Nghĩa của từ láy : được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng . Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa gốc ( tiếng gốc ) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái giảm nhẹ hay nhấn mạnh . VD : oa oa-> tiếng khóc to , đo đỏ-> hơi đỏ ( giảm nhẹ ) 3/ Đại từ : Khái niệm : đại từ là những từ dùng để trỏ người , sự vật , hoạt động , tính chất …nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi .VD: ai , nó, chúng nó , hắn + Vai trò ngữ pháp : đại từ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ , động tính từ . + Các loại đại từ : - Đại từ dùng để trỏ : Trỏ người sự vật ( xưng hô) ,trỏ số lượng , hoạt động , tính chất , sự vật . VD: Hắn , nó , tôi , tớ , bấy , bấy nhiêu , vậy , thế …. - Đại từ dùng để hỏi : Ai , gì ? bao nhiêu , mấy , thế nào … 4/ Từ hán việt : * Đơn vị cấu tạo : Trong tiếng việt có một khối lượng lớn từ hán việt . Tiếng để cấu tạo từ hán việt gọi là yếu tố hán việt . - Phần lớn yếu tố hán việt không đứng độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép . Một số yếu tố hán việt như : hoa, quả , bút , bảng học , tập … dùng để tạo từ ghép hay đứng độc lập như một từ . Có nhiều yếu tố hán việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. * Phân loại : Có hai loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập . + Từ ghép chính phụ : có một tiếng chính và một tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính VD: chiến thắng , tái phạm …. Về trật tự của các yếu tố hán việt trong từ ghép chính phụ . Có trường hợp : Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau : Áí Quốc (yêu nước) ; chiến thắng ( giao chiến giành được thắng lợi ) …. Có trường hợp : tiếng phụ đứng trước tiếng phụ đứng sau .VD: thiên thư ( sách trời) , thạch mã (ngựa đá) , tái phạm ( vi phạm lại ) … + Từ ghép đẳng lập : có các tiếng chính bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp . GV : HC _ 72@yahoo.com 1 VD: sơn hà , xâm phạm , giang sơn …. *Sử dụng từ hán việt : - Tạo sắc thái trang trọng , thể hiện thái độ trang trọng . - Tạo sắc thái tao nhã , tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ . - Tạo sắc thái cổ , phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa ( Khi nói hoặc viết không nên lạm dụng từ hán việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên , thiếu trong sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ) 5/ Quan hệ từ : * Đ/N : quan hệ từ dùng để biệu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh , sở hữu nhân quả … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn . * Sử dụng quan hệ từ : . Trong trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ : quan hệ từ làm cho câu văn được rõ nghĩa . . Trong trường hợp không bắt buộc thì dùng cũng được hoặc không dùng cũng được . Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp ( nếu/ thì , tuy / nhưng ,…) * Những lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ : - Thiếu quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không thích hợp với nghĩa - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết 6/ Từ đồng nghĩa : Đ/N : Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Một từ đồng nghĩa có thể thuộc nhóm từ đồng nghĩa khác nhau . + Phân loại : Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau về sắc thái) VD: Trái / quả ,giữ gìn / bảo vệ … . Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( có sắc thái khác nhau ) VD : chết / bỏ mạng , cho / biếu … + Sử dụng từ đồng nghĩa : khi nói hoặc viết cần cân nhắc để lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và có sắc thái biểu cảm . 7/ Từ trái nghĩa : + Đ/N : là những từ có nghĩa trái ngược nhau . Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiêu cặp từ trái nghĩa khác nhau : + Sử dụng từ trái nghĩa : Tạo tình huống tương phản , gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động . 8/ Từ đồng âm : + Đ /N : là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì với nhau. VD: mùa thu / thu tiền … Trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm . 9/ Thành ngữ : + Đ/N : Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh . . Nghĩa của thành ngữ : Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó . Nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ , so sánh . * Vai trò ngữ pháp của thành ngữ : Thành ngữ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu , hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ . *Sử dụng thành ngữ : Có tính hình tượng , tính biểu cảm cao trong nói và viết . 10/ Điệp ngữ : Đ/N : Khi nói hoặc viết người ta có thể sử dụng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh . Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là phép điệp ngữ + Các dạng điệp ngữ : điệp ngữ có nhiều dạng : - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp 11/ Chơi chữ : GV : HC _ 72@yahoo.com 2 Đ/N : lợi dụng đặc sắc về âm , về nghĩa của các từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước … làm câu văn hấp dẫn và thú vị . . Các lối chơi chữ thường gặp : - dùng từ đồng âm , dùng cách điệp âm , dùng lối nói trái âm , dùng nối nói lái , dùng từ trái nghĩa , đồng âm gần nghĩa Sử dụng lối chơi chữ : Trong lối nói hằng ngày , trong văn , thơ , câu đối . 12/ Chuẩn mực sử dụng từ : * Khi sử dụng từ phải chú ý : - Sử dụng từ đồng âm , đúng chính tả , đúng nghĩa , đúng tính chất ngữ pháp của từ đúng sắc thái biểu cảm , hợp với tình huống giao tiếp . II: VĂNHỌC (những văn bản trọng tâm ) 1/ Ca dao dân ca : + Khái niệm : Là những khái niệm tương đương ,chỉ các thể loại trữ tình dân gian , kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống của con người . Các chủ đề ca dao dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước , con người - Những câu hát than thân - Những câu hát châm biếm 2/ Thơ : • Sông núi nước nam ( Lý Thường Kiệt) Bài thơ ‘Sông núi nước nam’ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược . • Qua đèo ngang ( Bà huyên thanh quan ) Bài thơ cho ta thấy cảnh tượng đèo ngang heo hút thấy thoáng có sống của con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả • Bạn đến chơi nhà :( Nguyễn khuyến ) : Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống trái nghĩa khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết : “ bác đến chơi đây ta với ta” nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : ( Lý Bạch ) : Vơí những từ giản dị và thanh tịnh luyện bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm thanh tịnh . • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : ( Hạ Tri Chương) Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc hóm hỉnh . Ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảng khắc vừa mới đặt chân về quê cũ • Bài ca nhà tranh bi gió thu phá : ( Đỗ phủ) Đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát . Vượt lên trên bất hạnh cá nhân , nhà thơ bộc lộ khát vong cao cả : ước sao có được ngôi nhà vững , chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ . • Cảnh khuya và rằm tháng giêng ( Hồ Chí Minh) Hai bài thơ tứ tuyệt , miêu tả cảnh trăng ở chiến khu việt bắc , thể hiện tình cảm thiên nhiên , tâm hồn nhạy cảm , lòng yêu thương sâu nặng và phong thái ung dung , lạc quan của bác hồ . • Tiếng gà trưa : ( Xuân quỳnh ) Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu . Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước GV : HC _ 72@yahoo.com 3 III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( VĂN BIỂU CẢM) *Khái niệm : Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm , cảm xúc , sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc . * Dàn bài chung: + Biểu cảm về sự vật con người : -Mở bài : Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm . tiếp xúc -Thân bài : Nêu đặc điểm phẩm chất . của đối tượng kết hợp bày tỏ cảm xúc của người viết đối với sự đặc điểm , phẩm chất đó - Kết bài : Tình cảm của người viết đối với đối tượng + Biểu cảm về tác phẩm vănhọc : - Mở bài : Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc - Thân bài : Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên - Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm 1. Cảm nghĩ về loài hoa (Cây) em thích . 2. Cảm nghĩ về người thân của em. 3. Cảm nghĩ về trường (Thầy cô) . 4. Cảm nghĩ về một bài ca dao em yêu thích. 5. Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước. 6. Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang 7. Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà. 8. Cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya (Rằm tháng giêng) GV : HC _ 72@yahoo.com 4 . ngữ : điệp ngữ có nhiều dạng : - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp 11 / Chơi chữ : GV : HC _ 72 @yahoo.com 2 Đ/N : lợi dụng. yêu quê hương đất nước GV : HC _ 72 @yahoo.com 3 III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( VĂN BIỂU CẢM) *Khái niệm : Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm