1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hậu quả của những câu nói...

3 649 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 150,56 KB

Nội dung

Hậu quả của những câu nói . Có một vài câu nói bạn vẫn thường xuyên được nghe, hoặc thậm chí thường xuyên nói ở công sở. Nhưng hình như bạn không lường hết được những hậu quả của chúng. Đừng biến mình thành kẻ khoác lác nơi công sở (Ảnh minh hoạ) “Ồ vâng, không có vấn đề gì” (trong khi bạn không nghĩ thế) Nếu bạn thấy nhiệm vụ mới được giao quá khó khăn, vượt quá khả năng của bạn, hãy nói cho sếp biết, hoặc nhờ vả tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Đừng nhận việc với một nụ cười giả lả xã giao, kiểu “Ôi, chuyện đơn giản!”. “Không vấn đề gì, tôi sẽ hoàn thành nó ngay trong tuần này”… Bạn đang biến mình thành một kẻ khoác lác đấy. Không những thế, bạn có thể còn làm hỏng những dự án lớn. “Tôi không được tăng lương mấy năm nay rồi” Đừng nghĩ rằng cứ làm việc lâu là bạn sẽ được tăng lương. Chỉ có những ai thể hiện được năng lực làm việc tốt mới xứng đáng với điều đó. Vì vậy, nếu bạn đề nghị được tăng lương chỉ bởi vì lần tăng lương gần đây nhất của bạn đã qua lâu lắm rồi, sếp sẽ cho rằng bạn đang muốn nhiều tiền hơn, chứ không phải bạn đáng được như thế. Do đó, hãy nhấn mạnh những thành tích mà bạn đã làm được trong thời gian qua. “Suỵt! Đừng cho ai biết là tôi nói điều này…” Câu này có lẽ bạn đã được nghe một vài lần hoặc do chính bạn nói ra. Có thể bạn chưa biết, đó chính là một trong những câu tối kị ở môi trường công sở, nó thể hiện bạn không những là người thích đưa chuyện, tọc mạch mà còn không đáng tin cậy và hay kèn cựa. Nếu đó thực sự là một bí mật, hãy giữ nó cho riêng bạn. Dù bạn biết ai đó sắp bị sa thải hoặc mức lương thực sự của sếp là gì, bạn cũng sẽ không được tính công vì đã lan truyền thông tin đó. Có những câu nói ở công sở bạn nên tránh để người khác không hiểu lầm . (Ảnh minh hoạ) “Đó không phải là lỗi của tôi” Khi sếp gặp bạn để nói về một rắc rối, điều đầu tiên và cuối cùng bạn muốn làm là tìm cách đổ lỗi cho ai đó. Có lẽ đó thật sự không phải là lỗi của bạn, nhưng hãy nhớ rằng bạn không phải đang ở tòa án và chẳng ai muốn tìm kiếm “thủ phạm” ngay lúc đó. Vấn đề là làm sao để giải quyết ngay rắc rối và tránh xảy ra lần nữa. Trước mắt, hãy tích cực cùng sếp giải quyết vấn đề, sau đó, bạn có thể giải thích rằng mình không gây ra lỗi này. Tinh thần xây dựng và trách nhiệm của bạn chắc chắn sẽ được đánh giá cao. “Nói chân thành với cậu… ” Mỗi khi câu này được nói ra, bạn biết rằng sẽ có một điều không vui được đề cập đến sau đó. Câu mở đầu nghe có vẻ hay ho nhưng thực ra chứa đựng những ý không đẹp. Vậy nếu quả thật bạn muốn góp ý với đồng nghiệp, sao không thẳng thắn nói thẳng vào vấn đề, thay vì những lời mào đầu vòng vo? “Tôi không có đủ thời gian để làm việc đó” Trong thời buổi công nghiệp hiện nay, chẳng ai là không bận rộn cả. Khi sếp đã nhờ bạn làm một việc gì đó tức là sếp đã chọn và tin tưởng bạn. Sao không làm ngay đi, thay vì thoái thác? “Nếu anh không làm, tôi sẽ…” Tựa như một lời đe dọa, một “tối hậu thư”, khiến người khác chưa nhận việc đã thấy khó chịu. Thay vì đưa ra những lời cảnh báo, dọa dẫm kiểu quân sự, hãy đề cập đến công việc bằng những lời đề nghị chân thành, nghiêm túc.

Ngày đăng: 29/10/2013, 02:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w