So sánh hướng động và ứng động : - Giống : Hình thức cảm ứng ở thực vật để trả lời kích thích của môi trường Sinh vật tồn tại và phát triển.. - Ứng động không sinh trưởng : + Ứng động
Trang 1ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 11
A Hình vẽ (trang 5) :
B Câu hỏi so sánh :
1 So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
- Giống : Vai trò vận chuyển các chất đi nuôi cơ thể.
- Khác :
1 Đại diện Đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân
khớp (côn trùng, tôm…)
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống
2 Sơ đồ
đường đi của máu - Máu từ tim Động mạch Khoang cơ thể, máu trộn lẫn vào dịch mô tạo thành hỗn hợp máu
- Dịch mô trao đổi chất trực tiếp với tế bào Máu theo tĩnh mạch trở về tim
Máu từ tim Động mạch Mao mạch trao đổi chất tế bào qua thành mao mạch Máu theo tĩnh mạch trở về tim
5 Hiệu quả Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan
chậm
Điều hòa và phân phối máu đến các
cơ quan nhanh
2 So sánh hướng động và ứng động :
- Giống : Hình thức cảm ứng ở thực vật để trả lời kích thích của môi trường Sinh vật tồn tại và phát triển.
- Khác :
1 Kiểu cảm ứng Vận động có hướng Vận động thuận nghịch
2 Tác nhân
kích thích
3 Cơ chế Do tốc độ sinh trưởng không
đồng đều tại hai phía của một
cơ quan
- Ứng động sinh trưởng : Do tốc độ sinh trưởng không
đồng đều tại hai phía đối diện của cùng một cơ quan
- Ứng động không sinh trưởng :
+ Ứng động sinh trưởng nước : Do biến động sức trương
nước ở tế bào chuyển hóa, hay các miền chuyển hóa của
cơ quan cho sự tiếp xúc và hóa ứng động
+ Ứng động tiếp xúc – hóa ứng động : Xuất hiện kích
thích di truyền
4 Phân loại 2 loại chính :
- Hướng động dương : Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
- Hướng động âm : Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích
Gồm 2 kiểu :
- Ứng động sinh trưởng : gồm quang ứng động và nhiệt ứng động
- Ứng động không sinh trưởng : gồm ứng động sức trương nước, ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
3 So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Giống : Đều là sự phản ứng lại đối với các kích thích của môi trường giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Khác :
- Chậm
- Khó nhận thấy
- Hình thức kém đa dạng
- Nhanh
- Dễ nhận thấy
- Hình thức đa dạng
4 So sánh cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 11
Trang 2a) Miệng : không nhai thức ăn :
- Răng : cắt, xé nhỏ thức ăn
+ Răng cửa : nhọn, sắc Lấy thịt ra khỏi xương.
+ Răng nanh : nhọn, dài Cắm và giữ mồi cho chặt.
+ Răng trước hàm + răng ăn thịt : lớn, sắc, có nhiều
mấu dẹt Cắt nhỏ thịt để dễ nuốt
b) Dạ dày : Đơn, to.
c) Ruột non : Ngắn.
d) Ruột già : Manh tràng không phát triển.
e) Tiêu hóa :
- Miệng : Cơ học + Hóa học
- Dạ dày : Cơ học + Hóa học
- Ruột non : Cơ học + Hóa học
- Manh tràng : Không thực hiện
a) Miệng : nhai kĩ, tiết nhiều nước bọt :
- Răng : cắt, xé nhỏ thức ăn
+ Răng cửa + Răng nanh : Giúp giữ và giật cỏ
+ Tấm sừng : Giúp răng hàm dưới tì vào để giữ và giật cỏ
+ Răng trước hàm + răng hàm : phát triển
b) Dạ dày :
+ 4 ngăn : động vật nhai lại
+ 1 ngăn : thỏ, ngựa…
c) Ruột non : Dài.
d) Ruột già : Manh tràng phát triển.
e) Tiêu hóa :
- Miệng : Cơ học + Hóa học
- Dạ dày : Cơ học + Hóa học + Sinh học
- Ruột non : Cơ học + Hóa học
- Manh tràng : Sinh học
C Câu hỏi tự luận :
1 Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa :
- Ở ống tiêu hóa có dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa loãng nhiều với nước
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn các chất thải như ở túi tiêu hóa
- Ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn, túi tiêu hóa không có sự tiêu hóa như trên
2 Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày 4 ngăn ở trâu bò :
- Thức ăn (cỏ, rơm…) được nhai qua loa qua miệng
+ Dạ cỏ : Thức ăn được trộn với nước bọt và được VSV cộng sinh phá vỡ thành tế bào, tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ
+ Dạ tổ ong : Ợ lên miệng để nhai kĩ lại
+ Dạ lá sách : Hấp thụ bớt nước
+ Dạ múi khế : Tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein
3 Loài nào hô hấp trên cạn hiệu quả nhất ? Vì sao ?
- Chim.Vì chim hô hấp nhờ phổi và nhờ hệ thống túi khí
Khi thở ra hay hít vào, đều có không khí giàu Oxi đi qua phổi
4 Ở cá xương, bề mặt trao đổi khí phải có những đặc điểm gì để tăng hiệu quả trao đổi khí ? Vì sao khi lên cạn cá không thể sống được ?
- 6 đặc điểm :
+ Mỏng
+ Rộng và ướt
+ Nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp
+ Có sự chênh lệch nồng độ khí Oxi và Cacbonic
+ Miệng và diềm mang đóng mở nhịp nhàng liên tục
+ Mao mạch xếp song song ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mang
- Cá không thể sống được vì không có áp lực nước đẩy các cung mang mở rộng Diện tích bề mặt trao đổi khí rất nhỏ, không đủ cung cấp Oxi cho cá
5 Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể mà vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng ? Cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền tim ?
Trang 3- Tim vẫn có khả năng co dãn theo chu kì là do tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim.
- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các bó sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin
- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, xung điện kan khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mang Puockin lan khắp cơ tâm thất làm tâm thất co
6 Thế nào là chu kì hoạt động của tim ?Vì sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ?
- Chu kì : Từ pha co tâm nhĩ (0,1s) Pha co tâm thất (0,3s) Pha dãn chung (0,4s)
- Ví dụ : Ở người, mỗi chu kì tim khoảng 0,8s
+ Chu kì tim : 75
+ Nhịp tim trung bình : 75 lần / phút, với :
Tâm nhĩ co : 0,1 giây ; nghỉ 0,7 giây
Tâm thất co : 0,3 giây ; nghỉ 0,5 giây
- Tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi là do thời gian tim hoạt động ít hơn thời gian tim nghỉ
7 Mối liên quan giữa tim với khối lượng cơ thể.
- Tim và khối lượng tỉ lệ nghịch với nhau
- Động vật nhỏ Tỉ lệ
V
S
lớn Nhiệt lượng tỏa ra môi trường nhiều
Quá trình chuyển hóa cao
Tim đập nhanh để cung cấp đủ Oxi
8 Huyết áp là gì ? Thế nào là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương ? Những tác nhân làm thay đổi huyết áp.
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) : Tim co bóp đẩy máu lên động mạch Huyết áp cực đại
- Huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn) : Tim nghỉ, máu không bơm lên động mạch Huyết áp cực tiểu
- Tác nhân : Sức co bóp của tim và nhịp tim, sức cản trong mạch máu (khả năng đàn hồi của thành mạch), khối lượng máu và độ nhớt của máu
9 Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch ? Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch ?
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây
- VD : Ở động mạch chủ là 500 mm/s ; mao mạch là 0,5 mm/s ; tĩnh mạch chủ là 200mm/s
- Mối liên quan :
+ Giảm dần từ động mạch chủ Tiểu động mạch Mao mạch thấp nhất
+ Giảm dần từ mao mạch Tiểu tĩnh mạch Tĩnh mạch chủ
Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết
áp giữa hai đầu đoạn mạch
10 Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn.
- Không có hệ tuần hoàn Có hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
- Tim 3 ngăn, máu pha nhiều Tim 3 ngăn có vách hụt, máu pha ít Tim 4 ngăn, máu sạch
11 Vai trò của thận trong việc điều hòa áp suất thẩm trong máu.
- Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào lượng nước và nồng động các chất hòa tan trong máu, đặc biệt là Na+
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu :
Trang 4+ Tăng cao Thận tăng cường tái hấp thụ nước trở về máu Động vật uống nhiều nước.
+ Giảm Thận tăng thải nước
- Thận thải ure, creatin…
Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu
12 Gan có vai trò gì trong việc điều hòa nồng độ glucoz trong máu ?
- Điều hòa nồng độ của một số chất (glucoz) trong huyết tương
- Sau bữa ăn, nồng độ glucoz tăng cao : tuyến tụy tiết insulin Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucoz thành glycogen dự trữ
- Ở xa bữa ăn, nồng độ glucoz giảm : tuyến tụy tiết glucagon Glucagon có tác dụng kan2 cgchuyển glycogen thành glucoz và đưa vào máu
Duy trì nồng độ glucoz trong máu ổn định
13 Hệ đệm là gì ? Các hệ đệm chủ yếu trong máu ?
- Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ và OH- khi các ion này xuất hiện trong máu
- Các hệ đệm chủ yếu : hệ đệm bicacbonat, hệ đệm photphat, hệ đệm proteinat
14 Các kiểu hướng động, vai trò ?
- Hướng sáng (quang hướng động) : Thân cây có tính hướng sáng dương : hướng về nguồn sáng để quang
hợp
- Hướng trọng lực : Rễ cây có tính hướng trọng lực dương : Rễ mọc hướng vào đất để giúp cây đứng vững và
hút nước cùng các chất khoáng có trong đất
- Hướng hóa : Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương) để dinh dưỡng và tránh xa các nguồn
hóa chất độc hại (hướng hóa âm)
- Hướng nước : Rễ cây hướng về phía nguồn nước để hút nước.
- Hướng tiếp xúc : Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm có thể đứng vững vươn lên
nhận ánh sáng
15 Phân tích nguyên nhân gây ra sự vận động tự vệ ở cây trinh nữ và sự đóng mở của khí khổng.
- Sự vận động tự vệ khi bị a chạm do sức trương nước ở nửa dưới của các chỗ phình bị giám do nước di chuyển vào những mô lận đận
- Sự đóng mở khí khổng :
+ Khi tế bào hạt đậu no nước, vách ngoài mỏng căng ra trước vách trong dây căng ra, lỗ khí khổng mở rộng + Khi tế bào hạt đậu mất nước, vách ngoài xẹp xuống, vách trong duỗi thẳng, lỗ khí khổng khép lại
16 Cấu tạo của các dạng thần kinh ở động vật, và cho biết ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với dạng lưới, của hệ thần kinh ống so với dạng chuỗi hạch Từ đó rút ra chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh.
- Cấu tạo của các dạng thần kinh ở động vật :
1 Dạng lưới Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ
thể, liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh
Tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
Khi bị kích thích, động vật phản ứng bằng cách
co toàn bộ cơ thể
Phản ứng không chính các, tiêu tốn nhiều năng lượng
2 Dạng
chuỗi hạch - Các tế bào thần kinh tập trung lại thành các hạch thần kinh
- Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể
Khi bị kích thích, động vật phản ứng định khu trên từng vùng do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể
Phản ứng chính xác hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn so với thần kinh dạng lưới
Trang 53 Dạng ống Một số lượng rất lớn các tế bào thần kinh
tập trung lại thành một ống nằm ở phía lưng con vật, tạo thành thần kinh trung ương : Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống
Do số tế bào thần kinh lớn và tập trung
Khả năng phối hợp và xử lý thông tin tốt hơn, thuận lợi cho việc học tập, rút kinh nghiệm
Phản ứng rất chính xác, sử dụng năng lượng
có hiệu quả nhất
- Chiều hướng tiến hóa :
+ Tập trung hóa : Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong hệ thần kinh dạng lưới, tập trung lại thành chuỗi hạch,
hệ thần kinh dạng ống
+ Từ đối xứng tỏa tròn (thủy tức, sứa) đối xứng hai bên : Đối xứng hai bên hình thành nhờ động vật chủ động di chuyển theo một hướng xác định
+ Hiện tượng đầu hóa : Tế bào thần kinh tập trung vào phía đầu làm não bộ phát triển mạnh
Cả hai điều khiển phối hợp và thống nhất hoạt động được tăng cường