3. Giả thiết khoa học, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu : Giả thiết một: Hiện tại, trên 50% các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Quảng Bình chưa có nhận thức đúng đắn về thực trạng cũng như hậu quả của lũ lụt. Giả thiết hai: Các yếu tố khóa học, địa bàn của học sinh, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh có ảnh hưởng đến nhận thức của của học sinh về lũ lụt. Mục đích nghiên cứu: Dự án này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ về lũ lụt của học sinh THPT, mô tả mối liên quan và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhận thức cũng như thái độ về lũ lụt của học sinh Trung học phổ thông. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các phương án điều chỉnh các yếu tố nội dung tác động tới quá trình nhận thức và thái độ của học sinh nhằm hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh về lũ lụt hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Lũ lụt gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn? Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ về lũ lụt của học sinh? Câu hỏi 4: Làm thế nào để học sinh luôn có nhận thức và thái độ đúng đắn về phòng chống lũ lụt ở địa phương? 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng nhận thức, thái độ của học sinh Trung học phổ thông về phòng chống và ứng biến các tình huống do lũ lụt gây ra. Khách thể nghiên cứu : Học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Quảng Bình Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về không gian: trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh Quảng Bình Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu từ tháng 15092020 đến tháng 05122020, trong đó thời gian tiến hành lấy mẫu điều tra xã hội học là từ tháng 25092020 đến tháng 02112020.