Chủđiểm:BảnthânĐềtài:NhữngđồdùngcóđôiLớp:Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết chữ số 2 tương ứng với số lượng hai. - Trẻ biết gép hai đối tượng tạo thành một đôi. - Trẻ nhận biết đôi dày, dép, bao tay đúng. - Ôn luyện nhận biết bên phải, bên trái của bảnthân trẻ. - Trẻ gọi tên và nhận biết công dụng của một số đồdùng cá nhân của mình. - Nhận biết đồdùng cá nhân của bạn nam và bạn nữ. - Rèn khả năng so sánh đối chiếu về hình dạng, kích thước và định hướng không gian. - Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, phát triển vốn từ: đôi giày, đôi dép…. - Giáo dục sức khỏe: phải đi giày dép đúngđể bảo vệ đôi chân, không đi chân không, không đi giày, dép trái, dày dép cọc cạch (chiếc nọ, chiếc kia). II. Chuẩn bị: - Tất cả nhữngđôi dép của trẻ trong lớp. - Thẻ hình nhữngđôi giầy (một chiếc bên phải và một chiếc bên trái) - Bao tay cho trẻ, thẻ hình nhữngđôi bao tay cho bé trai và bé gái, vớ chân cho bé trai và bé gái, thẻ hình vớ chân cho bé trai và bé gái (mỗi cặp thẻ hình bao gồm một chiếc bên phải và một chiếc bên trái) - Giầy của trẻ. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Đôi giày của bé: Cô chọn một đôi giày của bé trai và một đôi giày của bé gái. Lần lượt giới thiệu với trẻ từng đôi giày: màu sắc, hình dạng. Cho trẻ nhận biết sự khác nhau giữa giầy bạn nam và giày bạn nữ: về màu sắc, kiểu dáng. Lấy một đôi giày cho một trẻ đi và cho cả lớp quan sát. Lấy hai chiếc giày không cùng đôi. Mời một bạn lên để đi 2 chiếc giày không cùng đôi vào chân. Cho cả lớp quan sát và nhận xét. So sánh xem 2 bạn đi giày, bạn nào đẹp hơn? Đi hai chiếc giày không cùng đôicó được không? Tại sao đi hai chiếc giày không cùng đôi lại trông không đẹp? Có nên đi giày, dép như thế ra đường không? Cho 2 trẻ lên đi giày đúngđôinhưng đảo bên, giày bên trái đi chân phải, giày bên phải đi chân trái. Hỏi trẻ xem trẻ đi như thế có cảm giác gì? có thoải mái như lúc đi đúng bên không? Các bạn ngồi dưới quan sát xem bạn mình đi như vậy cóđúng không? Tại sao phải đi giày đúng bên: giày bên trái đi chân trái, giày bên phải đi chân phải? Cô chỉ cho trẻ xem từng cặp hai chiếc giày và hỏi xem đây có phải là một đôi giày không? Côđể 3 đôi giày lộn xộn và đề nghị 3 bé lên xếp lại thành từng đôi cho cô. Hoạt động 2: Nhữngđồ vật có đôi: Cô đàm thoại cùng trẻ và giúp trẻ tìm xem, ngoài giày ra, còn nhữngđồdùng gì của trẻ dùng theo đôi: -Đôi dép -Đôi vớ -Đôi bao tay Cô giới thiệu từng loại đồdùng và cách sử dụng cho đúng từng loại đồdùng đó. Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát cho một rổ cónhững thẻ hình: dép, bao tay, vớ chân. Yêu cầu mỗi nhóm chọn ra trong rổ chiếc bao tay, vớ chân, giày dép và xếp thành từng đôi. Cô đi mỗi nhóm và sửa cho trẻ. Hoạt động 3: Trò chơi: phân loại đồ dùng. Mỗi nhóm sau khi đã xếp các đồdùng thành từng đôi, mang nhữngđồdùng ấy về bảng của mình, đồdùng của bạn gái gắn vào bên ô bạn gái, đồdùngbạn trai gắn vào ô bạn trai. Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. Sau khi phân loại đồdùng xong. Mỗi trẻ tìm xung quanh lớpnhững chiếc dép và xếp lại thành đôi, để trên kệ dép của lớp. Kết thúc . Chủ điểm: Bản thân Đề tài: Những đồ dùng có đôi Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết chữ số 2 tương ứng với số lượng hai. - Trẻ biết. còn những đồ dùng gì của trẻ dùng theo đôi: - Đôi dép - Đôi vớ - Đôi bao tay Cô giới thiệu từng loại đồ dùng và cách sử dụng cho đúng từng loại đồ dùng