1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Giảm thính lực do dùng thuốc doc

3 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 127,76 KB

Nội dung

Giảm thính lực do dùng thuốc Một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến tai, làm giảm khả năng nghe, thậm chí gây điếc vĩnh viễn. Mức độ giảm thính lực khác nhau tùy từng cá thể, thường nặng ở người cao tuổi, hoặc suy giảm chức năng thận, gan. Vấn đề điếc do tác dụng phụ của thuốc như quinin (ký ninh), salicylat và tinh dầu giun đã được đề cập từ thế kỷ thứ 19, với biểu hiện ù tai, chóng mặt, nghe kém. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tạm thời rồi hết, nhưng cũng có thể diễn tiến ngày càng nặng và không thể hồi phục. Có nhiều thuốc gây suy giảm thính lực, gây điếc: Nhóm kháng sinh aminoglycosid - Néomycin: Là kháng sinh gây hại nhất cho tai. Khi dùng bằng đường uống với liều cao để diệt khuẩn đường ruột, hoặc dùng liều cao để bôi vết thương là đã có thể gây điếc. - Kanamycin và Amikacin: Cũng gây độc hại mạnh như Néomycin. - Streptomycin: Gây tổn hại nhanh chóng cho bộ phận tiền đình, dẫn đến chóng mặt, mất cân bằng, loạng choạng, khó bước đi trong chỗ tối. Nếu sử dụng 1 g/ngày trong 1 tuần lễ thì sau 7-10 ngày, bệnh nhân sẽ suy giảm sức nghe. Nếu tiếp tục điều trị sẽ dẫn tới điếc nặng, vĩnh viễn không phục hồi được. Đã có trường hợp dùng Streptomycin điều trị viêm phổi cho trẻ rồi dẫn tới hậu quả trẻ bị câm điếc. - Gentamycin: Cũng gây độc cho tai như Streptomycin nhưng nhẹ hơn. Một số kháng sinh khác cũng gây hại cho tai: - Erythromycin: Nếu tiêm tĩnh mạch liều cao 4 g/ngày (để điều trị viêm phổi cho bệnh nhân cao tuổi, suy gan, thận) thì có thể gây điếc và chóng mặt. Triệu chứng này sẽ giảm và hết nếu ngưng thuốc kịp thời. - Ampicillin: Dùng điều trị viêm màng não do Hemophillus influenzae, có thể làm suy giảm thính lực. - Chloramphenicol: Giống như Ampicillin, khi dùng điều trị viêm màng não cũng làm giảm sút sức nghe. Các kháng sinh như Viomycin, Vancomycin, Capreomycin cũng làm suy giảm thính lực, gây điếc. Thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé Đây là một trong 2 nhóm thuốc gây hại nặng nhất cho tai (cùng với nhóm vừa kể trên), bao gồm acid ethacrynic, furosemid, bumetanid. Thuốc gây độc mạnh nhất ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận. Độc tính tăng thêm khi dùng đồng thời với kháng sinh nhóm aminoglycosid. Thuốc chống viêm Salicylat thường gây ù taigiảm thính lực, nhưng có khả năng hồi phục. Aspirin liều cao cũng gây ù taigiảm thính lực ở tần số cao, thường phục hồi sau khi ngừng thuốc. Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, indomethacin, piroxicam cũng có tác dụng làm suy giảm sức nghe, gây điếc. Thuốc chống sốt rét Từ thế kỷ 19, người ta đã phát hiện Quinin và Chloroquin có thể làm giảm thính lực. Nếu dùng liều nhỏ thì triệu chứng sẽ mất hẳn khi ngưng thuốc, nhưng với liều cao thì có thể gây điếc vĩnh viễn. Thuốc chống ung thư Cis-Platinum có thể gây nghe kém, ù tai, rối loạn tiền đình. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể hồi phục được, nếu nặng có thể gây điếc vĩnh viễn. Bleomycin, - 5. Fluorouracil cũng có thể gây hại cho tai, làm suy giảm thính lực. Tuy vậy, các thuốc thuộc nhóm này chưa được nghiên cứu nhiều. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cao tuổi, có thai, suy gan thận không được dùng các thuốc có khả năng gây độc cho tai, mà phải thay thế bằng các thuốc khác có cùng tác dụng. Nếu bắt buộc phải dùng, bệnh nhân cần được đo thính lực và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình dùng thuốc (đặc biệt là các kháng sinh). . Giảm thính lực do dùng thuốc Một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến tai, làm giảm khả năng nghe, thậm chí gây điếc vĩnh viễn. Mức độ giảm. chứng này sẽ giảm và hết nếu ngưng thuốc kịp thời. - Ampicillin: Dùng điều trị viêm màng não do Hemophillus influenzae, có thể làm suy giảm thính lực. -

Ngày đăng: 26/01/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w