KIỂMTRA HỌC KÌ I Môn sinh 7 Năm học 2010-2011 Đề ra: Câu 1: (2,5đ) Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp? Nhện có tập tính bắt mồi và tiêu hóa mồi như thế nào? Câu 2:( 2,5 đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép để thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước? Câu 3: ( 3 đ) Cho các đại diện sau: Trùng lỗ, sứa, giun móc câu, giun đỏ, trùng kiết lị, sán lá máu, giun đũa, đỉa, sán dây, hải quỳ, mọt hại gỗ, ve sầu. Hãy sắp xếp các đại diện vào các ngành đã học theo chiều tiến hóa của động vật . Câu 4: (2 đ) Tại sao trâu bò nước ta có tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhiều? Đáp án: Câu 1: ( 2,5 đ ) HS nêu đúng mỗi đặc điểm chung của ngành chân khớp và mỗi tập tính bắt mồi của nhện được 0,5 đ. * Đặc điểm chung của ngành chân khớp: - Có vỏ ki tin che chở bên ngoài làm chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. * Tập tính bắt mồi và tiêu hóa mồi của nhện: - Nhện chăng lưới để bắt mồi. Một số loài nhện còn dùng tơ nhện để di chuyển và trói mồi. - Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi. Để chờ một thời gian cho phần thịt của con mồi dưới tác động của en zim biến đổi hoàn toàn thành chất lỏng, nhện mới hút dịch lỏng đó để sinh sống. Câu 2: ( 2,5 đ) HS trả lời đúng mỗi đặc điểm được 0,5 đ - Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân: Giảm sức cản của nước - Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường: Màng mắt không bị khô - Vây cá có da bảo vệ: Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước - Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp: Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang. - Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với nhau: Có vai trò như bơi chèo. Câu 3: ( 3 đ) HS xếp các đại diện vào đúng mỗi ngành được 0,5 đ - Ngành ĐVNS: Trùng lỗ, trùng kiết lị - Ngành ruột khoang: Sứa, hải quỳ. - Ngành giun dẹp: sán dây, sán lá máu - Ngành giun tròn: giun đũa, giun móc câu - Ngành giun đốt: Giun đỏ, đỉa - Ngành chân khớp: Mọt hại gỗ, ve sầu Câu 4: ( 2 đ) HS trả lời đúng mỗi đặc điểm được 0,5 đ - Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan. - Trâu, bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan - Trâu, bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan - Trong cây cỏ thủy sinh có nhiều kén sán . KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn sinh 7 Năm học 2 010 -2 011 Đề ra: Câu 1: (2,5đ) Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?. (2 đ) Tại sao trâu bò nước ta có tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhiều? Đáp án: Câu 1: ( 2,5 đ ) HS nêu đúng mỗi đặc điểm chung của ngành chân khớp và mỗi tập tính