BệnhCảm Làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng và thời gian bị bệnh? Khi bệnhcảm đến, từ người lực lưỡng cho đến người chân yếu tay mềm đều chỉ có thể làm một việc giống nhau là . chịu đựng. Thuốc kháng sinh, thần dược của nhân loại trên mọi chứng nhiễm trùng, hoàn toàn bó tay trước virus cảm cúm. Vì vậy, ta chỉ có thể uống thuốc cảm rồi chờ đợi, cầu trời cho cơn bệnh chóng qua. Có nhiều cách để rút ngắn thời gian bị cơn bệnh hành hạ xuống còn 1-2 ngày thay vì một tuần, hoặc làm giảm các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, đau họng, ho, nhảy mũi xuống còn 20% mức thông thường. Vitamin C Chất này như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn hay vi trùng. Nhờ đó, cơn bệnh đáng lẽ phải kéo dài 7-8 ngày chỉ còn lại 2-3 ngày. Vitamin C còn giúp làm giảm ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần . và nhiều triệu chứng cảm khác. Một thí nghiệm tại đại học Wisconsin cho thấy, ở những người dùng vitamin C (mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 500 mg), các triệu chứng cảm chỉ bằng một nửa so với những người không uống. Việc bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc rau sẽ tốt hơn là uống thuốc viên. Một số cách trị cảm cúm khác - Bổ sung chất kẽm: Có công dụng rút ngắn cơn bệnh, làm dịu cảm giác khô cổ, rát cổ. Kẽm được chế thành thuốc viên hoặc kẹo ngậm. Phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc đơn bác sĩ. Nếu được dùng quá nhiều, kẽm có thể trở thành chất độc. - Ăn tỏi: Có công dụng giết vi trùng và rút ngắn cơn cảm cúm. Ăn tỏi sống có hiệu quả cao hơn uống thuốc làm từ tỏi. - Uống nước la hán quả (Lohan quo): Có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả, dùng pha nước uống. Vị thuốc này có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng; thường chỉ sau 1-2 lần uống là có thể tiêu trừ hết đờm ở cổ họng. - Súc miệng nước muối: Khi súc, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu. Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, khạc ra đờm nhiều hơn. - Uống trà nóng hoặc canh nóng: Càng nóng càng tốt, miễn là đừng để bị bỏng miệng. Uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết. Có công dụng làm thông mũi. - Tắm nước nóng: Tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Phương pháp này có công hiệu gần giống như phương pháp xông cổ truyền tại Việt Nam. - Không hút thuốc: Khói thuốc làm tăng cảm giác khó chịu và làm cơn bệnh lâu dứt hơn. Dùng thuốc chữa nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt - Thuốc kháng histamine với tên biệt dược là Sudafed Plus, Contact, Dimetapp, Cholotrimeton . dưới dạng thuốc nhỏ. Thuốc này ngăn chặn các histamine, không cho tiết nước mũi, nước mắt, phòng ngứa. Không dùng quá 3 ngày liên tiếp; nếu dùng lâu hơn, mũi sẽ sưng và nghẹt trầm trọng hơn. Thuốc có thể gây buồn ngủ. - Thuốc chống ngạt mũi: Loại thuốc uống tuy công hiệu chậm hơn loại xịt nhưng có thể dùng lâu hơn mà không bị biến chứng. Chỉ được dùng tối đa 3 ngày (thuốc xịt) hoặc 7 ngày (thuốc uống). Cặp "siêu nặng": Gây đau lưng, vẹo cột sống Hiệp hội Vật lý trị liệu Mỹ khẳng định việc đeo cặp quá nặng hoặc đeo không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương vùng lưng, cổ, vai do các cơ ở đây phải vận động quá sức dẫn đến căng, mỏi. Theo Jerome McAndrews, thành viên Hiệp hội Trị liệu thần kinh cột sống Mỹ, những tổn thương do việc đeo cặp quá nặng ở tuổi học sinh thậm chí có thể dẫn đến những di chứng xương khớp khi đã bước sang tuổi trung niên. Khuyến khích các em đeo cặp bằng cả hai vai, không đeo lệch về một bên hoặc xách ở tay Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi. Tiến sĩ Lori Karol, người phát ngôn của Học viện phẫu thuật chỉnh hình Mỹ AAOS cho rằng các ông bố bà mẹ không nên quá lo lắng về nguy cơ vẹo cột sống hay các biến dạng tương tự ở vùng lưng do đeo cặp nặng vì cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa hai vấn đề nói trên. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chiếc cặp đến sức khoẻ của con em, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số lời khuyên của các chuyên gia AAOS: Nên chọn loại cặp có quai rộng bản bằng chất liệu dày, mềm mại (tốt nhất là quai may độn mút). Không nên mua cặp bằng da hoặc vải bạt vì những chất liệu này dù bền nhưng thường rất nặng (riêng cặp đã có thể nặng vài kg). Cặp bằng chất liệu nylon là tối ưu vì nhẹ và dễ giặt. Nên chọn loại cặp có nhiều ngăn vì như vậy vừa dễ phân tán đều trọng lượng những đồ vật cần mang theo trong cặp, vừa giúp các em nhanh chóng tìm thấy thứ mình cần. Chỉnh lại quai sao cho khi đeo, cặp không lỏng lẻo mà nằm gần sát vào giữa lưng, mép trên cặp gần vai, mép dưới không trễ quá 10cm dưới eo lưng. Tuy nhiên, cũng nên chú ý là quai cặp phải đủ dài để các em có thể đeo hoặc tháo cặp dễ dàng. Hướng dẫn các em cách sắp xếp vở và đồ dùng học tập vào cặp. Chỉ nên mang theo những thứ cần thiết cho buổi học, không mang truyện, trò chơi điện tử, đồ ăn vặt . Những thứ nhỏ, nhẹ xếp sau ở các ngăn phụ. Khuyến khích các em đeo cặp bằng cả hai vai, không đeo lệch về một bên hoặc xách ở tay. PGS Dương Xuân Đạm, nguyên trưởng khoa vật lý trị liệu, Bệnh viện 108: Đeo cặp nặng ảnh hưởng đến cột sống của trẻ Cách đây 7 - 8 năm, tôi đã làm một điều tra đối với học sinh tiểu học về vấn đề này. Có những trường, có tới gần 20% trẻ lệch, vẹo cột sống. Các em đeo bao lô sau lưng thì vẹo về phía trước. Đeo bên hông thì vẹo cột sống, lỗi không chỉ do đeo cặp, còn do ngồi học không đúng tư thế, do bàn ghế chưa chuẩn so với tầm vóc. Cách tốt nhất để không làm trẻ cột sống là để trẻ học mà chơi, chơi mà học, đừng bắt chúng học nhiều môn để phải mang nhiều sách vở quá. Hiện nay, có những môn học mà một môn kèm theo mấy quyển sách. Như vậy, ngoài việc quá tải học, trẻ còn bị quá tải bởi sự mang vác nặng so với trọng lượng cơ thể. Khi trẻ đã bị cong vẹo cột sống, việc chữa trị bằng phẫu thuật, luyện tập, chỉnh hình sẽ rất khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian. Chuột Rút Vào Ban Đêm Nếu bạn thỉnh thoảng bị chuột rút vào ban đêm, lại còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ thì đó có thể là triệu chứng tắc các động mạch đến chân. Hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể nguy hiểm. Chuột rút ban đêm thường gặp ở người già nhưng cũng không hiếm ở người trẻ. Tuy không nguy hiểm nhưng nó cũng gây khó chịu, mất ngủ. Thường thì chuột rút ban đêm chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên "khó chịu", dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và tình trạng ứ đọng chất canxi ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn. Chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng. Các nguyên nhân có thể gặp là: - Thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể (như canxi, magiê, natri và kali). Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang . - Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân. - Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết. Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh . cũng gây ra triệu chứng chuột rút. Để phòng chuột rút, cần xem mình có yếu tố nào như đã kể trên hay không để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định được bằng cách thử máu. Uống sữa hằng ngày hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống canxi) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi vì họ hay bị loãng xương. Ở người già, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục. Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chứng này tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mất ngủ. Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo. Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi b, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết. Chính điều đó cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút, rồi sau đó nâng cao chân lên. Đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá. Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Thuốc thường được dùng nhất là Quinine (thường được dùng trị sốt rét). Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. . Bệnh Cảm Làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng và thời gian bị bệnh? Khi bệnh cảm đến, từ người lực lưỡng cho đến. trước virus cảm cúm. Vì vậy, ta chỉ có thể uống thuốc cảm rồi chờ đợi, cầu trời cho cơn bệnh chóng qua. Có nhiều cách để rút ngắn thời gian bị cơn bệnh hành