. ĐÓN TRẺ HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG. 1. Đón trẻ: Thái độ: Cô đón trẻ vào lớp vui vẻ, ân cần. Trẻ chào cô, chào bố mẹ rồi cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh: Trò chuyện với phụ huynh về tình trạng sức khỏe, tâm lý của trẻ, tình hình của trẻ ở nhà và ở trường để cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Hoạt động tự chọn. Cho trẻ tự chọn góc chơi, đồ chơi và chơi theo ý thích. 3. Trò chuyện. Cùng trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ về trường lớp mầm non, mùa thu và không khí của ngày tết trung thu. Trẻ trò chuyện tự nhiên với cô và các bạn. Cô nêu tình huống để trẻ trả lời. 4. Điểm danh. Cô gọi tên trẻ theo số thứ tự ghi trong sổ theo dõi và trẻ biết “Dạ”khi nghe cô gọi đến tên của mình. 5. Thể dục sáng a. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết thực hiện động tác theo yêu cầu của cô một cách nhịp nhàng, chính xác Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và cân đối. b. Chuẩn bị : Sân tập bằn phẳng, sạch sẽ Trang phục của cô, trẻ gọn gàng. Cờ nơ, gậy vòng…. c. Cách tiến hành : 1. Khởi động : Cho trẻ đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, đi các kiểu đi sau đó đứng thành hang ngang ( dọc ) 2. Trọng động : Bài tập phát triển chung Tập kết hợp động tác với lời ca bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”. “Ai hỏi cháu... thật hay: Tay đưa ngang lên cao. “Cô là mẹ...mầm non”: Ngồi khuỵu gối tay đưa cao ra trước. “Ai hỏi cháu... sạch ghê: Nghiêng người sang bên 90o. “ Khi về nhà...mầm non”: Bật tại chỗ. Trẻ tập theo cô. 3. Hồi tĩnh : Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 12 vòng. II. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển Thể chất: Bé nào giỏi hơn Bật xa 50 cm Phát triển Nhận thức: Bé đếm giỏi Ôn số lượng 1,2; So sánh chiều dài. Phát triển Thẩm mỹ: Ánh trăng đêm rằm Vẽ ánh trăng đêm rằm Phát triển Ngôn ngữ: Bé vui cùng chữ cái Làm quen chữ cái o ô ơ. Phát triển TC – XH: Vườn trường mùa thu Hát: Vườn trường mùa thu III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Nội dung quan sát: Quan sát Cây Bàng; Quan sát lớp học; Quan sát nhà bếp; Quan sát đồ chơi trên sân trường; Quan sát bầu trời. a. Mục đích yêu cầu : Trẻ được hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. GD trẻ có thái độ đúng trong khi tham gia chơi. b. Chuẩn bị : Sân bằng phẳng, rộng rãi,sạch sẽ, an toàn cho trẻ Các lớp học trang trí đẹp. Tranh ảnh về trường Mầm non Một số bài hát có trong chủ điểm Nhà bếp trang trí đẹp. c. Cách tiến hành : 1. Quan sát Cây Bàng. Cô và trẻ cùng dạo chơi và Quan sát Cây Bàng Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về đặc điểm của Cây Bàng + Chúng mình thấy cây như thế nào? + Trồng cây để làm gì? Muốn cây xanh tốt chúng mình phải làm gì ? 2. Quan sát trường mầm non: + Cô dẫn trẻ ra sân và Quan sát một số lớp học trong trường và hỏi trẻ + Hỏi trẻ tên lớp? Lớp xây như thế nào? Có mấy phòng? Để làm gì? + Quang cảnh trường như thế nào? Các con có yêu trường mầm non không? Vì sao? Con làm gì để trường luôn đẹp? 3. Quan sát đồ chơi trên sân trường + Cô cho trẻ xếp hàng ra sân : Hỏi trẻ : Sân trường có gì? Màu sắc ra sao ? khi chơi như thế nào ? GD trẻ nhường nhịn nhau trong khi chơi. 4. Tham quan nhà bếp + Cô dẫn trẻ đến nơi chế biến thức ăn. Hỏi trẻ về đồ dùng, dụng cụ chế biến. Hướng dẫn trẻ quan sát công việc của nhà bếp. Giáo dục trẻ yêu quí kính trọng các cô bác nhà bếp. 5. Quan sát bầu trời + Cô dẫn trẻ ra sân. hỏi trẻ Bầu trời hôm nay như thế nào? Bây giờ là mùa gì? Tiết trời như thế nào? Trong tiết trời như thế này con lựa chọn trang phục như thế nào?... 2. Trò chơi vận động : Trò chơi: Tìm bạn thân; Mèo đuổi chuột; Bịt mắt bắt dê Trò chơi: Tìm bạn thân a. Mục đích: Luyện tập lời bài hát Tìm bạn thân. Rèn luyện tính nhanh nhẹn ở trẻ, khả năng hiểu và thực hiện đúng theo lời giải thích của cô. b. Chuẩn bị Trẻ thuộc bài hát Tìm bạn thân. c. Cách chơi Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài Tìm bạn thân. Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: Tìm bạn thân thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi cô giáo phải cho các cháu đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: Đổi bạn thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. Trò chơi tiếp tục 34 lần. Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng. Trò chơi: Mèo đuổi chuột. a. Mục đích: Rèn luyện tố chất nhanh nhẹn, phát triển các cơ vận động, khả năng hiểu và thực hiện đúng theo lời giải thích của cô. Biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi. Tôn trọng luật chơi. b. Chuẩn bị Sân rộng sạch sẽ, an toàn. Trẻ khỏe mạnh, trang phục gọn gàng. c. Cách chơi : Cho trẻ xếp đứng thành vòng tròn. Trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu. Cô chọn 2 trẻ có sức khỏe tương đương nhau : 1 trẻ đóng vai “ Mèo” 1 trẻ đóng vai “ chuột” 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi cô có hiệu lệnh bắt đầu thì “ Chuột chạy “ mèo” đuổi. Chuột chui vào lỗ nào thì meo chui vào lỗ đó. Mèo bắt được chuột coi như mèo thắng cuộc. Nếu Mèo ko bắt được chuột thì coi như mèo thua cuộc. Mỗi lần chơi ko để trẻ chạy quá 1 phút nên đổi vai chơi. Luật chơi: Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê a. Mục đích: Rèn luyện tố chất nhanh nhẹn, phát triển các cơ vận động, khả năng hiểu và thực hiện đúng theo lời giải thích của cô. Biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi. Tôn trọng luật chơi. b. Chuẩn bị Sân rộng sạch sẽ, an toàn. Trẻ khỏe mạnh, trang phục gọn gàng. c. Cách chơi : Cho cả lớp đứng thành vòng tròn . Mỗi lần chơi chọn 2 trẻ. 1 trẻ làm dê 1 trẻ làm người bắt dê. Cô bịt mắt cả 2 trẻ lại. Khi chơi cả 2 trẻ cùng bò vào trong vòng tròn. Trẻ làm dê vừa bò vừa kêu be ,be…còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe để tìm bắt được “con dê”. Nếu trẻ bắt được dê là thắng cuộc. 3. Chơi tự do Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng Góc XD: Xây dựng trường Mầm non, Xây dựng vườn trường, lắp ghép theo ý thích. Góc học tập: Xem truyện tranh, xem tranh về trường mầm non, Đồ dùng học tập của bé Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, Nhạc cụ bé yêu, Hát múa về trường Mầm non. Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây, tưới cây. 1. Mục đích Yêu cầu: Góc Phân vai: Thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ Trẻ chơi theo nhóm và biết cách phối hợp hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng. Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết độc lập và 1 số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi. Góc Xây dựng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường Mầm non, vườn trường. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo. Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng Góc Học tập: Biết nhận xét tranh về trường Mầm non, đồ dùng học tập của bé. Giúp trẻ yêu thích trường mầm non. Hứng thú xem tranh về trường Mầm non Góc Thiên nhiên: Hứng thú tham gia các hoạt động lau lá cây, chăm sóc cây. 2. Chuẩn bị: Góc Phân vai: Bộ đồ chơi nấu ăn bằng nhựa, một số đồ dùng học tập. Góc Xây dựng: Bộ xếp hình, các khối nhựa, gỗ, hàng rào, thảm cỏ, cây.. Góc học tập: Truyện tranh, bút giấy, Trang ảnh về trường, lớp mầm non. Góc Nghệ thuật: Nhạc cụ âm nhạc, đất nặn, dạy trẻ bài hát về trường Mầm non. Góc Thiên nhiên: Xô nước, ca, cốc. 3. Tổ chức hoạt động Cô giới thiệu trò chơi ở các góc chơi, trẻ nhận góc chơi, thỏa thuận chơi lấy đồ chơi, cùng chơi. Cô quan sát gợi ý để trẻ hoàn thành vai chơi, thực hiện tốt yêu cầu của từng góc chơi, sáng tạo trong khi chơi, liên kết các góc chơi. + Góc Phân vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng trong một hoạt động nào đó ở trường Mầm non. + Góc Xây dựng: Sử dụng đồ chơi xếp hình, các khối xây dựng thành trường Mầm non, vườn trường theo ý tưởng của trẻ. + Góc học tập: Xem tranh, trò chuyện về nội dung tranh, gọi tên đặc điểm một số đồ dùng học tập, sử dụng, chơi cùng những đồ dùng học tập. + Góc Nghệ thuật: Gọi tên nhạc cụ âm nhạc, sử dụng gõ đệm khi hát, sử dụng kĩ năng nặn nặn đồ chơi bé thích. + Góc Thiên nhiên: Hàng ngày cho trẻ tưới, nhổ cỏ, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên. Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống. Cuối buổi chơi cho trẻ nhận xét góc chơi và giới thiệu sản phẩm chơi của mình tạo ra.