luận án tiến sĩ tích hợp phát triển kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trong dạy học đọc hiểu VBTS ở THCS

253 44 0
luận án tiến sĩ tích hợp phát triển kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trong dạy học đọc hiểu VBTS ở THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 09/01/2021, 06:32

Mục lục

  • Như vậy, để tích hợp phát triển KN TNT cho HS, chúng ta cần phải chú ý tác động lên cả quá trình tự nhận thức trong quá trình dạy đọc hiểu: từ nhận thức đến hình thành thái độ và cho HS thực hành luyện tập để thay đổi hành vi.

  • Từ đặc điểm, cấu trúc của KN TNT, theo chúng tôi, quá trình hình thành KN TNT của HS là một quá trình liên tục gồm ba bước cơ bản:

  • Bước 1: Nhận ra được các hệ giá trị chung làm nền tảng cho TNT.

  • Bước 2: Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, giá trị của bản thân.

  • Bước 3: Thực hành các hành vi ứng xử dựa theo các chuẩn mực đạo đức, luân lí xã hội.

  • Bước 1: HS tự nhận thức được các giá trị sống có trong VBTS

  • Bước 3: HS thực hiện các hành vi ứng xử dựa trên nền tảng giá trị sau khi đọc hiểu VBTS.

  • Tuy nhiên, như đã nói, phát triển tự nhận thức là một quá trình liên tục, việc hình thành KN TNT cho HS THCS chỉ là một nội dung tích hợp, lồng ghép trong dạy học đọc hiểu VBTS. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phát triển KN TNT cho HS thông qua đọc hiểu VBTS phải được thực hiện một cách linh hoạt và tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Mặc dù vậy, quy trình này sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất lựa chọn nội dung và các biện pháp tích hợp phát triển KN TNT cho HS thông qua đọc hiểu VBTS ở chương 3 theo hướng vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu VBTS vừa khai thác tối đa tiềm năng của VBTS vào việc nâng cao KN TNT cho HS THCS.

  • Từ cơ chế của quá trình hình thành KN TNT đã xác định ở chương 2, theo chúng tôi, quá trình hình thành KN TNT của HS thông qua đọc hiểu VB tự sự cũng là một quá trình liên tục gồm 3 bước: 1) nhận ra được các giá trị sống có trong VBTS; 2) nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thông qua đọc hiểu VBTS; 3) thay đổi tình cảm, nhận thức và thực hành các hành vi ứng xử theo chuẩn mực đạo đức xã hội sau khi đọc hiểu VBTS. Có thể mô hình hóa qua sơ đồ sau:

  • Để có tri thức nền tảng hỗ trợ TNT, trước hết cần hướng dẫn HS nhận thức được các giá trị sống được khái quát, được gợi lên từ VBTS. Giá trị sống (hay giá trị cuộc sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống là hoa tiêu, là động lực để con người nỗ lực vươn tới. Theo Diane Tillman, “12 giá trị căn bản của cá nhân và xã hội gồm: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết.” [37, tr. 7].

  • Sau khi giúp HS nhận ra các giá trị sống trong VBTS; từ nhân vật tự sự để nhận ra chính bản thân mình, bước cuối cùng để hoàn tất một quá trình tự nhận thức là giúp HS thực hiện các hành vi ứng xử giàu tính nhân văn (hành vi ứng xử dựa trên nền tảng giá trị).

  • Mục tiêu chung của môn Ngữ văn trong chương trình 2018 rất nhấn mạnh đến việc HS cần phải biết ứng dụng, liên hệ văn bản với thực tế cuộc sống để làm thay đổi hành vi ứng xử hằng ngày của mình. Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn học và triết lí giáo dục của UNESCO là: Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình; Học để chung sống.

  • Tuy nhiên, thực tế dạy học Ngữ văn nói chung, đọc hiểu VBTS nói riêng ở trường THCS vẫn chưa theo kịp yêu cầu của giáo dục hiện đại cũng như yêu cầu của cuộc sống. Dù các giá trị, tiềm năng giáo dục có trong các VBTS rất lớn nhưng khi dạy, GV thường tập trung thuyết trình, đọc - chép về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, ít khi cho HS liên hệ, ứng dụng văn bản vào đời sống theo suy nghĩ và tình cảm của các em. Trong giờ dạy, GV ít cởi mở nên HS cũng ít có cơ hội bày tỏ suy nghĩ của riêng các em về tác phẩm, nhân vật. Rất ít khi các em được tự do trình bày chính kiến của mình trong một không khí thảo luận cởi mở. Ngay cả khi HS được trình bày thì các em cũng chưa dám nói thực suy nghĩ của mình mà chủ yếu nói theo sách tham khảo hoặc theo gợi ý của thầy, hoặc chỉ là những cảm xúc vay mượn. Đôi khi HS trả lời trái với bài giảng của thầy cô hoặc “trật” barem sẽ có thể bị la mắng, chế giễu. Hệ quả là, HS hoặc cảm thấy tức giận vì bị xúc phạm, hoặc sợ và từ đó sẽ ngại nêu chính kiến của mình trong giờ học.

  • Theo đó, các các câu hỏi, đề bài kiểm tra cũng còn nặng về tái hiện giá trị nội dung tác phẩm là chính, ít các đề thi cho phép HS liên hệ để phát triển KN TNT. Vì vậy, những bài học vốn hấp dẫn, đầy tính nhân văn trong các tác phẩm bị biến thành những khái quát khô khan, đơn điệu, giáo điều đối với HS.

  • Aristotle đã giải thích về hiệu quả của thực hành, đại ý: Cho dù học làm gì chúng ta cũng nên học bằng cách bắt tay vào thực hiện, con người trở thành thợ xây nhờ xây dựng, trở thành nhạc sĩ đàn hạc nhờ chơi đàn hạc. Cũng như vậy, nhờ thực hiện những hành động chính trực mà chúng ta trở nên chính trực; nhờ thực hiện những hành động có kiểm soát mà chúng ta biết kiểm soát bản thân; nhờ thực hành những hành động can đảm mà chúng ta trở nên can đảm. Để HS thực sự hứng thú với tác phẩm, để những thay đổi về tình cảm và nhận thức chuyển hóa thành hành động, từ các tình huống điển hình trong tác phẩm tự sự, giáo viên cần mở rộng môi trường thực hành các hành vi ứng xử chuẩn mực cho HS.

  • Ba bước nêu trên cũng là 3 nội dung then chốt, đồng thời cũng là quy trình phát triển KN TNT cho HS qua dạy học đọc hiểu VBTS. Phải tác động đồng thời lên cả quá trình 3 bước này, KN TNT của HS mới được cải thiện và hướng đích.

  • Tóm lại, việc dạy học đọc hiểu VBTS phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói riêng. Trên đây, luận án đề xuất một số nguyên tắc, yêu cầu chuyên biệt đối với việc tích hợp phát triển KN TNT cho HS qua dạy học đọc hiểu VBTS ở nhà trường THCS.

  • I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

    • II. Đọc - Hiểu văn bản

    • I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

      • II. Đọc - Hiểu văn bản

      • * Ghi nhớ: SGK/68

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan