1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY mô và CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

14 2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2) KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

-***** -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC

QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Trang 2

1 Đặt vấn đề

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu của mỗi quốc gia nhằm phát triển kinh tế, xã hội Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực chính về nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế Trong các nguồn lực này thì nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các nguồn lực khác Điều đó có nghĩa là phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, các ngành và nền kinh tế ở mức độ phát triển khác nhau Bên cạnh đó những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh mới cho những nước đang bắt đầu phát triển trong thế kỉ XXI với nhiều khó khăn và thách thức hơn Trong khi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong phát triển ổn định và lâu dài của các nước.

Trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đều cần có nguồn nhân lực để thực hiện tất cả các hoạt động trong cuộc sống Tuy nhiên một nguồn nhân lực kém phát triển, không được đào tạo cũng như đào tạo không đảm bảo chất lượng về lý thuyết và thực hành thì nó sẽ trở thành mối nguy lớn của đất nước Nguồn lực con người nắm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Nó quyết định sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Điều đó cho thấy chất lượng nguồn nhân lực là một nhu cầu cần thiết và nên đặt lên vị trí đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước Nếu không có một nguồn nhân lực chất lượng thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, khả năng sáng tạo và mọi lĩnh vực khác đều bị hạn chế Bởi lẽ không có khả năng tiếp cận công nghệ hóa, hiện đại hóa, không thể sử dụng máy móc thiết bị hiện đại Điều đó không mang lại hiệu quả công việc như mong muốn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cần được giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho thành phố, đặc biệt là đối với nền kinh tế.

Chất lượng nguồn nhân lực cao cũng là lợi thế cho sự cạnh tranh, tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút vốn đầu tư đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Nắm giữ lượng dân số đặc biệt là dân số trong tuổi lao động khá lớn so với cả nước, song chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều

Trang 4

chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa thật sự được đầu tư Xuất phát từ phân tích trên, em thực hiện đề tài: “ Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh”.

2 Thực trạng về vấn đề nghiên cứu

2.1 Quy mô nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Cục thống kê năm 2014, tổng số dân của TP HCM là 7.590.138 người, so với tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, dân số tăng thêm 2,5 triệu người, tăng 51,8% và chiếm 26,25% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm Năm 2015, ước tính dân số của thành phố là 8.238.113 người, trong đó nam chiếm tỉ trọng 47,1% và nữ chiếm tỉ trọng 52,9%.

Năm 2015, ước tính cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có 5.898.134 người chiếm 71,59% so với tổng dân số; lực lượng lao động có 4.243.578 người 51,51% so với tổng dân số, trong đó lao động đang làm việc chiếm 96,17% Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,20%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 5,90%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,40% và các loại công việc khác chiếm 33,10%.

Theo số liệu của Cục thống kê năm 2016, dân số của thành phố là 8.406.815 người, trong đó nam chiếm tỉ trọng 47,85% và nữ chiếm tỉ trọng 52,15% Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có 5.995.513 người chiểm 71,32% so tổng dân số; tỷ lệ 54% tổng số lao động Tổng số lao động đang làm việc 4.234.768 người chiếm 70,62% tổng số lao động Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,57%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 5,61%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,24% và các loại công việc khác chiếm 35,81%.

Sang năm 2017, ước tính dân số trung bình của thành phố là 8.561.608 người Trong đó: phân theo giới tính tỷ lệ nam chiếm 47,15%; nữ chiếm 52,85%; dân số khu vực thành thị chiếm 82,46%, khu vực nông thôn chiếm 17,54% Dân số trong độ tuổi lao động là 6.207.115 người; lực lượng lao động thành phố có 4.513.193 người ( chiếm 52,71% tổng dân số) trong đó tỷ lệ nữ chiếm 48,15% Tỷ lệ nam tham gia lực lượng lao động thành phố năm 2017 ước tính 72,71%

Trang 5

Đến năm 2018 ước tính dân số trung bình của thành phố là 8.827.931 người, Trong đó, nữ chiếm 52,14% Lực lượng lao động thành phố có 4.598.135 người (chiếm 52,09 % tổng dân số); lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp là 3.317.058 người, trong đó, lao động nữ chiếm 47,79% Tỷ lệ thất nghiệp năm 2018, dự kiến là 3,8%; ước tính năng suất lao động năm 2018 tăng 5,47% so với năm 2017.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về lao động tại TP.HCM năm 2015 – 2018

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM

Bảng 2.1 cho ta thấy, nhìn chung các chỉ tiêu về dân số và lao động tại TP.HCM tăng dần qua các năm Cụ thể như sau: dân số 2015 tăng so với 2018 là 589.818 người, lực lượng lao động tăng 354.557 người, tổng số lao động có việc làm tăng 235.803 người.

Bảng 2.2: Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và phân theothành thị, nông thôn

(ĐVT: %)

2

Trang 6

NămPhân theo giới tínhPhân theo thành thị, nông

Nguồn: Niên giám thống kê 2017 TP.HCM

Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính có lực lượng lao động nam chiếm nhiều tỉ lệ hơn lực lượng lao động nữ nhưng lại giảm dần qua các năm cụ thể là năm 2014 lực lượng lao động nam chiếm 54,1% sang năm 2017 giảm còn 53,1% Bên cạnh đó, lực lượng lao đọng nữ ít hơn lao động nam nhưng lại tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2014 nữ chiếm 45,9% sang năm 2017 tăng lên thành 46,9%

Trong khi đó ở cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn thì lực lượng lao động tập trung đa số ở khu vực thành thị với cao nhất là 81,8% (năm 2014) giảm dần qua các năm đến 2017 còn 80,3% Khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ ít lực lượng lao động với năm 2014 là 18,2 % tăng dần đến năm 2017 là 19,7%.

Bảng 2.3: Lao động đang làm việc theo loại hình và khu vực kinh tế

(ĐVT: người)

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước 172.585 159.739 143.055

Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2.115.695 2.286.123 2.463.375

Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 667.455 687.059 710.628

Trang 7

Khu vực kinh tế

Công nghiệp – xây dựng 1.421.271 1.467.818 1.510.120

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017 và tính toán Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực vàthông tin thị trường lao động TP.HCM

Dựa trên bảng 2.3, theo tính toán của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao dộng TP.HCM, năm 2018 lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 4,31% (143.055) giảm 1,53% so với năm 2016 (172.585), khu vực ngoài nhà nước chiếm 74,26% (2.463.375) tăng 2,68% so với năm 2016 (2.115.695) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,42% (710.628) giảm 1,16% so với năm 2016 (667.455).

Lao động làm việc trong khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp năm 2018 chiếm 0,45% (14.850) tăng 0,12% so với năm 2016 (9.639), khu vực Công nghiệp – Xây dựng năm 2018 chiếm 45,53% (1.510.120) giảm 2,55% so với năm 2016 (1.421.271), khu vực dịch vụ chiếm 54,03% (1.792.088) giảm 2,44% so với năm 2016 (1.524.825).

2.2 Chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa bên trong và bên ngoài Chất lượng nguồn nhân lực được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực, bởi nếu không chịu được sức ép của công việc cũng như không thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới

Bảng 2.4: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phân theo giới tính TP.HCM năm2014 – 2017

(ĐVT: %)

4

Trang 8

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017 TP.HCM

Số liệu thống kê ở bảng 2.4 cho thấy tuổi thọ trung bình của nguồn nhân lực TP.HCM tăng dần qua các năm chứng tỏ chất lượng cuộc sống và thể lực của người lao động được cải thiện rõ rệt Trong đó tuổi thọ trung bình của lao động nữ cao hơn lao động

Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đi học đúng tuổi phân theo cấphọc và phân theo giới tính

Trang 9

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017

Qua bảng 2.5 ta thấy được tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi qua các năm học ngày càng tăng cao Điều đó phản ánh cho ta thấy được những chính sách của nhà nước về phổ cập giáo dục và năng lực huy động học sinh đã từng bước được cải thiện, giúp cho nguồn nhân lực tương lai tránh nguy cơ bị mù chữ, không có bằng cấp ngày càng giảm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rất lớn cũng như góp phần phát triển kinh tể - xã hội ở TP.HCM.

Bảng 2.6: Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học phân theo cấp học vàphân theo giới tính

Trang 10

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017

Qua bảng 2.6 số lượng học sinh bỏ học, lưu ban không nhiều chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng số học sinh đi học mỗi năm nhưng những con số này đang trở thành một đề toán khá nan giải cho xã hội hiện nay Nghĩ về tương lai, tình trạng bỏ học, lưu ban ngày nay sẽ là một dấu hiệu đáng lo ngại do có tính liên thế hệ Khi bố mẹ thất học hoặc học vấn thấp thì nhiều khả năng con cái của họ sẽ rơi vào tình trạng tương tự, bởi họ không đủ tri thức để hướng dẫn con cái trong việc học và thu nhập của họ cũng không đủ để trang trải cho việc học của con cái Vì thế chất lượng nguồn nhân lực hiện nay cũng như tương lai đang trở thành một vấn đề mà TP.HCM cần giải quyết cấp bách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.2.2 Trình độ chuyên môn kĩ thuật

Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động tại TP.HCM

Trang 11

Bảng 2.8 đã thể hiện rõ được lao động chưa qua đào tạo tại TP.HCM từ năm 2015 đến năm 2017 giảm 5,17%; lao động có trình độ sơ cấp nghề tăng 1,1%; công nhân kỹ thuật lành nghề tăng 1,07%; lao động có trình độ trung cấp tăng 1%; lao động có trình độ cao đẳng tăng 1%; lao động có trình độ đại học trở lên tăng 1% Nhìn chung ta thấy được nguồn nhân lực tại TP.HCM qua các năm gần đây đã nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật đáng kể, giảm bớt được lao động chưa qua đào tạo, nâng cao được lao động đã qua đào tạo Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với nhu cầu thực tế của thành phố.

3 Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

Nâng cao trình độ học vấn và kỹ thuật lao động:

 Cần tiến hành đổi mới từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức tuyển sinh đến quản lý hoạt động đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học, gắn dạy lý thuyết với thực hành, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và kiểm định chất lượng để có những sản phẩm đào tạo có giá trị và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

 Cùng với đó, nên rà soát lại năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ; quan tâm cải thiện chế độ lương, thu nhập khác, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu công việc; tạo cơ chế và động lực để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp đào tạo.

 Đồng thời, có chế độ và chính sách phù hợp để thu hút sinh viên học và sau khi tốt nghiệp yên tâm làm việc trong các ngành kinh tế, xã hội tại các vùng miền nhà nước đang có nhu cầu.

Khích lệ lao động tự học:

 Cần ban hành chế độ chính sách và tạo điều kiện cho lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

 Cần xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 Các cơ quan quản lý phát triển nhân lực thông qua cơ chế này để gắn kết nhà trường, người học và doanh nghiệp trong đào tạo, cung cầu nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động.

8

Trang 12

 Đồng thời, qua đó đánh giá thực trạng nguồn nhân lực để phối hợp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động.

Gắn chiến lược phát triển nhân lực với phát triển kinh tế xã hội:

 Tập trung gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; gắn quy hoạch phát triển nhân lực của mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của đất nước.

 Nên tổ chức điều tra khảo sát nhân lực hiên đang làm việc và nhu cầu nhân lực trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền để có định hướng trong việc phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn.

Trọng nhân tài và xây dựng xã hội học tập:

 Giải pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội học tập.

 Cụ thể, tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp.

 Bên cạnh đó, phương châm học tập suốt đời phải làm cho mỗi lao động thấu hiểu, tự giác, chủ động học tập; tạo điều kiện cho người lao động học tập, bồi dưỡng thường xuyên.

 Đồng thời, thông qua các hình thức đào tạo không chính quy, tạo điều kiện để người lao động giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kỹ thuật công nghệ mới ở các trung tâm đào tạo trong nước và trên thế giới  Cải cách thông tin về thị trường lao động:

 Đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, khách quan và minh bạch, tiến hành cung cấp kịp thời cho người lao động cũng như

Trang 13

học sinh sinh viên thông tin về đào tạo, nhân lực, việc làm và chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, của các bộ ngành, địa phương.

Tăng cường gắn kết nhà trường với doanh nghiệp:

 Quá trình đào tạo gắn với công tác điều tra, khảo sát xây dựng hệ thống thông tin nhu cầu thị trường nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho chín ngành dịch vụ, bốn ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động, trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng người học, khắc phục tình trạng “khập khiễng” trong cung và cầu lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 PGS.TS Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động –

Xã hội

2 Niên giám thống kê 2017, Dân số và lao động, Cục thống kê TP.HCM Truy

xuất từ

3. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM,

Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2018 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh Truy xuất từ

http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/7617.thi-truong-lao-dong-nam-2018-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-nam-2019-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html

4. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM,

Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2017 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh Truy xuất từ

http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/7071.thi-truong-lao-dong-nam-2017-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-nam-2018-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html

5. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM,

Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2016 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh Truy xuất từ

http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/6320.thi-truong-lao-dong-nam-2016-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-nam-2017-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html

10

Ngày đăng: 08/01/2021, 03:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w