BÀIHỌCTRONGVIỆC "BẮT MẠCH" THỊTRƯỜNG Trước khi khai trương 25 cửa hàng tiện nghi Masan Mart, tất cả thành viên Hội đồng quản trị Masan đã đọc rất kỹ các nghiên cứu và khảo sát về thịtrường bán lẻ ở Việt Nam. Nhưng rốt cục mô hình cửa hàng bán lẻ kiểu Seven/Eleven vốn rất thành công ở Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã không trụ được ở Việt Nam. Với thế mạnh am hiểu thịtrường Nga thời chuyển đổi sang kinh tế thị trường, vì họ hầu hết tốt nghiệp các trường đại học ở Liên Xô cũ, lãnh đạo Masan đã tính toán chi li từng bước khi đưa mô hình cửa hàng tiện nghi vào hoạt động. Những bước chuẩn bị ban đầu của họ khá bài bản, chuyên nghiệp: từ thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hóa, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch; đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho việc chuyển hàng hóa kịp thời bằng công nghệ tin học thông qua việc thiết kế một phần mềm quản lý riêng biệt. Thế nhưng chỉ 7 tháng sau khi đưa vào hoạt động (12/2001), 80% số cửa hàng của Masan Mart phải đóng cửa do doanh thu không được như dự tính. Số cửa hàng còn lại được đầu tư thêm hàng hóa, cách bày hàng cũng bắt mắt hơn và đặc biệt áp dụng nhiều chiêu thức khuyến mãi, nhưng doanh thu cũng chỉ tăng được trong vài tuần. Những tháng kế tiếp, doanh thu mỗi cửa hàng không vượt qua con số 10 triệu đồng/tháng. Trong khi chi phí trả cho việc thuê mướn mặt bằng, lương nhân viên, khấu hao thiết bị vượt qua dự tính cho phép. Cái tên Masan Mart lặng lẽ rời bỏ thị trường. Đã từ lâu, người tiêu dùng Việt Nam quen với chợ, với các quầy hàng gia đình bán đủ thứ linh tinh mà người mua chủ yếu là các bà nội trợ. Những cửa hàng tiện nghi dáng vẻ sang trọng, với các cô bán hàng mặc đồng phục, bảo vệ trông xe miễn phí, hàng hóa bày gọn gàng, ngăn nắp . khiến người ta e dè vì giá có thể cao hơn giá chợ, vì phải ăn mặc tươm tất khi bước vào và vì sự ân cần quá mức của cô bán hàng giúp chọn lựa hàng hóa. Trong khi đó, cần mua gì các bà có thể diện nguyên quần áo mặc ở nhà, chạy ù ra ngoài quán, chợ đầu hẻm. Ông Nguyễn Tử Long, Phó Tổng Giám đốc Masan, giãi bày: "Chúng tôi đã khảo sát rất kỹ lưỡng thành phần đi chợ, mức chi tiêu của các bà mỗi lần vào chợ, nhưng lại quên mất rằng các bà đến các chợ, cửa hàng gia đình mấy lần một tuần". Nhìn lại chuyện Masan, ông Long nói, bây giờ thì đời sống khá lên thu nhập tăng, thị hiếu người tiêu dùng cũng thay đổi, nhưng sự thay đổi ấy vẫn bị chi phối bởi các yếu tố thời gian. Các siêu thị lớn nhất phải mất 3-5 năm vắng khách lúc đầu mới có được lượng khách hàng như hiện nay. Cũng phải mất ít nhất ngần ấy năm để người tiêu dùng chấp nhận trả thêm mỗi món hàng 500-1.000 đồng, cao hơn giá chợ, để đổi lấy sự tiện nghi. Giờ chưa phải thời điểm để các cửa hàng tiện nghi xuất hiện Dẫu sao sự thất bại của mô hình chuỗi cửa hàng tiện nghi cũng là một kinh nghiệm đáng tham khảo đối với những doanh nhân muốn tung ra thịtrường kiểu kinh doanh mới. Ông Long nói vui: "Chúng tôi u đầu vì đón đầu". Ở một góc cạnh nào đó, sự đi đầu không phải bao giờ cũng thành công nếu không bắt đúng mạch thịtrường mà ở đây cụ thể là sự chuyển đổi của thị hiếu người tiêu dùng. Các chủ đầu tư vào mô hình bán lẻ mới chưa nhận được sự ủng hộ của yếu tố thiên thời. . BÀI HỌC TRONG VIỆC "BẮT MẠCH" THỊ TRƯỜNG Trước khi khai trương 25 cửa hàng tiện nghi Masan. Việt Nam. Với thế mạnh am hiểu thị trường Nga thời chuyển đổi sang kinh tế thị trường, vì họ hầu hết tốt nghiệp các trường đại học ở Liên Xô cũ, lãnh đạo Masan