1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BIA THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

30 48 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HOÀNG HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BIA THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HOÀNG HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BIA THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – Năm 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TSKH Trương Quang Học

2 PGS TS Nguyễn Danh Sơn

Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ

Họp tại:

Vào hồi: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN

- Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Câu hỏi nghiên cứu và luận điểm bảo vệ 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận án 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 7

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Địa điểm nghiên cứu 10

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

2.3 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 12

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12

3.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội và những vấn đề sử dụng tài nguyên, môi trường 12

3.2 Cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh 13

3.3 Giải pháp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội 15

3.4 Thảo luận kết quả 21

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Trong những năm qua, việc các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ là kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, dưới áp lực của tăng trưởng, các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều tài nguyên, xả thải nhiều hơn và độc hại hơn ra môi trường Với những định hướng tăng trưởng xanh (TTX) hiện nay của Đảng và Chính phủ cũng đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp từng bước cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược xanh hóa sản xuất kinh doanh

Sản xuất bia ở nước ta luôn có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kinh tế cao Riêng Hà Nội đã có trên 20 nhà máy bia với năng lực sản xuất chiếm 12,46% trên quy mô cả nước [Bộ Công Thương, 2015a] Với tốc độ phát triển nhanh về số lượng và quy mô doanh nghiệp như hiện nay đã kéo theo nhiều vấn đề về tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, ngành sản xuất bia vốn là ngành tiêu thụ nước, năng lượng khá lớn, phát sinh nhiều chất thải Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn liền với hiệu quả sử dụng tài nguyên và trách nhiệm bảo

vệ môi trường (BVMT) đang là giải pháp tốt nhất để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Với lý do đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”

được lựa chọn Theo đó, phạm vi nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (gồm giảm phát thải khí nhà kính) trong quá trình phát triển doanh nghiệp sản xuất bia

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX;

Trang 5

- Đánh giá được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX phù hợp với bối cảnh phát triển Việt Nam;

- Xây dựng được bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá doanh nghiệp theo hướng TTX và thử nghiệm cho doanh nghiệp sản xuất bia ở

Hà Nội

3 Câu hỏi nghiên cứu và luận điểm bảo vệ

3.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Nền tảng cơ sở lý luận của doanh nghiệp và TTX là gì (khái niệm, nội hàm TTX, mối quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp và TTX…)?

- Các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội đang được triển khai thực hiện như thế nào trong bối cảnh Chiến lược quốc gia về TTX

đã được phê duyệt và được xác định là một chiến lược nhằm hướng đến PTBV?

- Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quan điểm TTX là gì?

- Những giải pháp, công cụ nào có thể thực hiện nhằm phát triển doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội theo hướng TTX?

3.2 Luận điểm bảo vệ

- Hướng TTX là tất yếu đối với doanh nghiệp trong bối cảnh mới của PTBV Xanh hóa sản xuất là cách thức tốt hơn cả mà mọi doanh nghiệp cần lựa chọn thực hiện càng sớm càng tốt trong nền kinh tế thị trường

mở cửa, hội nhập

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (bao gồm giảm phát thải khí nhà kính) là các yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi mô hình sản xuất “nâu” sang

“xanh” Đối với doanh nghiệp sản xuất bia, nước, năng lượng và chất thải là những yếu tố quan trọng hàng đầu mà càng xanh hóa thì lợi ích kép đem lại càng lớn

Trang 6

- Hiện nay vẫn thiếu giải pháp, công cụ hiệu quả cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý trong việc theo dõi và đánh giá thực hiện TTX Việc xây dựng được bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá TTX cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng là một trong những giải pháp thiết thực, hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

4.1 Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp luận cứ khoa học về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX, trong đó, làm rõ nội hàm “hướng tăng trưởng xanh“ đối với doanh nghiệp phù hợp với điều kiện một nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu PTBV

- Các bài học kinh nghiệm (quốc tế, trong nước) được khái quát, tổng kết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu và hoạch định chính sách PTBV và BVMT

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp những nhận xét, đánh giá cùng các chứng cứ thực tiễn về thực trạng các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quan điểm TTX

- Đề xuất một số hàm ý chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội theo hướng TTX, đặc biệt là bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng TTX được kiểm nghiệm ở một doanh nghiệp sản xuất bia ở Hà Nội có thể vận dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác và địa phương khác ở nước ta

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận án được kết cấu thành 3 chương:

- Chương I Cơ sở lý luận và Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

- Chương II Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Trang 7

- Chương III Kết quả và thảo luận

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV Sau đó, nội hàm PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio-92 và được hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg- 2002: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm phát triển kinh

tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường“ [Chính phủ, 2004]

Thuật ngữ TTX đã được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới đề cập và được hiểu ở những khía cạnh khác nhau Nhưng có quan điểm chung, TTX là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững Trong đó, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là nền tảng cho tăng trưởng và các hoạt động kinh tế [Rogall, 2009; Nguyễn Danh Sơn, 2011]

1.1.1.2 Sản xuất xanh

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuật ngữ SSX của UNEP [2011b] Theo đó, “SXX với mục đích chính là giảm lượng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm thông qua việc sử dụng các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường Theo nghĩa rộng, SSX liên quan đến tái thiết kế sản phẩm, hệ thống sản xuất và mô hình kinh doanh, cũng như trách nhiệm

Trang 8

mở rộng của nhà sản xuất trong việc thu hồi, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch và tái chế một cách tối đa”

1.1.1.3 Chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh ở cấp độ doanh nghiệp

Giám sát và đánh giá (M&E) là một quá trình cải tiến việc thực hiện

và đạt được kết quả M&E có chức năng khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, cái nọ củng cố cho cái kia và là công cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ quá trình ra quyết định [UNDP Evaluation Office, 2002; WB, 2003; Sera and Beaudry, 2007] Còn tiêu chí được hiểu là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tượng nào đó [Nguyễn Bá Dương, 2013] Mặt khác, theo Chế Đình

Lý[2006], chỉ thị dùng để cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện tượng/ môi trường/khu vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng của các thông số liên quan

Trong nghiên cứu này, tiêu chí giám sát và đánh giá TTX cho doanh nghiệp được hiểu là sự cụ thể hóa những đặc tính, phẩm chất yêu cầu đưa ra cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện TTX và được cụ thể hóa thông qua các chỉ thị Còn chỉ thị giám sát và đánh giá TTX cho doanh nghiệp được hiểu là sự mô tả của tình trạng hoặc dự báo xu thế diễn biến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

1.1.2 Hệ thống các yếu tố tác động tới doanh nghiệp tăng trưởng xanh

1.1.2.1 Tăng trưởng xanh, con đường hướng đến phát triển bền vững

Tăng trưởng xanh là một khái niệm hẹp hơn, chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường TTX gắn chặt với khái niệm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, gắn với nền kinh tế ít phát thải khí nhà kính, gắn với một xã hội có lối sống lành mạnh, và thân thiện với môi trường Với những ý nghĩa đó, TTX không thay thế khái niệm PTBV nhưng có nội hàm của PTBV và là con đường hướng tới PTBV trong bối cảnh BĐKH [UNEP, 2011b; WB, 2012; Võ

Trang 9

Thanh Sơn, 2015; Trương Quang Học và Hoàng Văn Thắng, 2015], trong đó, tính bền vững là mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích [UNEP, 2011b; ISPONRE, 2011]

1.1.2.2 Sản xuất xanh, yếu tố cốt lõi của tăng trưởng xanh

Khoa học môi trường và kinh tế môi trường đã phân tích rõ mối quan

hệ giữa hoạt động sản xuất của con người và môi trường tự nhiên, đó là mối quan hệ tương quan hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, có thể cùng thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình phát triển Để hài hòa mối quan hệ với môi trường tự nhiên, hoạt động sản xuất cần duy trì lâu dài, cải thiện và tăng cường các chức năng của môi trường Vì vậy, việc

sử dụng tiết kiệm, thông minh, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, trong đó chất thải được coi là nguồn tài nguyên quý giá, đã trở thành nguyên tắc của sản xuất, kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Đó là cốt lõi của SSX Mặt khác, nhiều nghiên cứu [UNESCAP, 2006; UNIDO, 2012; Chính phủ, 2012b; UNEP, 2013] đã khẳng định một trong những nội dung quan trọng của TTX là xanh hóa sản xuất Theo đó, xanh hóa sản xuất hay SSX là tập con của sản xuất bền vững,

nó được coi là một bước để hướng tới TTX và PTBV [Dornfeld et al.,

2013]

1.1.2.3 Doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Trên cơ sở lý luận về TTX và nội hàm liên quan, doanh nghiệp theo hướng TTX trong nghiên cứu này được hiểu là một tổ chức có những định hướng, cam kết và hành động thực hiện các nguyên tắc bền vững môi trường, hướng tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu dần các tác động tiêu cực đến môi trường (giảm dần việc phát sinh chất thải, khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường) trong quá trình quản lý và vận hành sản xuất, trong khi vẫn duy trì được lợi nhuận (Hình 1.6)

Trang 10

Hình 1.6 Doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

1.1.3 Khung phân tích nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thể mô tả trên khung phân tích theo Hình 1.8

Trang 11

Hình 1.8 Khung phân tích nghiên cứu

Trang 12

Thực tế, SSX trong doanh nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm và bàn luận như Seidel et al [2007]; Cortellini [2011]; UNEP [2011b]; Dornfeld et al [2013]; Tsai et al [2014]; Singh et al

[2014] Theo đó, SSX là việc thực hiện bất kỳ một thay thế nào trong quá trình sản xuất mà dẫn đến việc giảm tiêu thụ năng lượng, tài nguyên, giảm thải các sản phẩm phụ ra môi trường Trong khi đó, nhiều công trình cũng phân tích cơ hội và thách thức của doanh

nghiệp trong tiến trình chuyển đổi sang mô hình SSX như Seidel et

al [2007], Deif [2011], UNIDO [2011], UNEP [2011b, 2013],

Dornfeld el al [2013]

Nhằm giám sát và đánh giá TTX ở cấp độ doanh nghiệp, OECD [2011a] đã khẳng định, việc xây dựng bộ chỉ thị giám sát và đánh giá hoạt động xanh hóa sản xuất được coi là một bước đầu tiên quan trọng để doanh nghiệp hướng đến TTX Hiện có khá nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của WBCSD [2000]; UNIDO and UNEP

[2010]; OECD [2011a]; Tsai et al [2014]; Singh et al [2014] Qua

tổng hợp, rà soát cho thấy, các bộ chỉ thị hiện nay đều có mục tiêu chung là hướng tới việc giám sát, thiết lập mục tiêu, theo dõi quá trình thực hiện xanh hoá sản xuất của một doanh nghiệp qua thời gian Mỗi bộ chỉ thị giám sát và đánh giá đều có những ưu thế và khó khăn trong việc áp dụng Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nhiều bộ chỉ thị hiện tại là tập trung vào việc báo cáo bên ngoài với mục đích cải thiện hình ảnh doanh nghiệp mà chưa mang lại nhiều giá trị trong nội bộ của một doanh nghiệp Do đó, thách thức cơ bản là việc xây dựng và lựa chọn các chỉ thị giám sát và đánh giá phù hợp

Trong lĩnh vực sản xuất bia, nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai nhằm hướng tới TTX Điển hình, tại Anh, Hiệp hội Bia hàng năm đã công bố báo cáo ngành bia xanh của nước này với mục đích

Trang 13

so sánh những nỗ lực của ngành qua các năm trong việc cam kết hướng tới một tương lai bền vững Những cam kết tập trung vào hiệu quả năng lượng và phát thải cacbon; hiệu quả sử dụng nước; giảm tác động môi trường từ quá trình bao gói; giảm lượng chất thải; quản lý môi trường và chuỗi cung ứng [British Beer and Bub Association, 2014]

1.2.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong nước

Xét về chủ trương, chính sách, trong những năm qua, Việt Nam

đã ban hành nhiều định hướng lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng TTX và PTBV, trong đó nhấn mạnh nội dung xanh hóa sản xuất

Ở góc độ nghiên cứu, mặc dù TTX vẫn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và cũng chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện Tuy nhiên đã có một số nghiên cứu phân tích về chủ đề này, điển hình là nghiên cứu của UNIDO [2012]; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP [2014]; Vũ Tuấn Anh và cs [2015]; Vũ Anh Dũng [2015] Trong đó, các nghiên cứu đều khẳng định doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình xanh hóa sản xuất, hướng đến TTX Một

số nghiên cứu khác đề cập đến việc xây dựng bộ chỉ thị giám sát và đánh giá TTX như Lê Anh Tuấn [2014]; Nguyễn Trung Thắng [2016]; Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam, 2016; Hồ Công Hòa [2016] Tuy nhiên cho đến nay cho đến nay qua

rà soát cho thấy có ít công trình nghiên cứu về chủ đề này và nhiều nghiên cứu chưa có thử nghiệm nên khó đánh giá được tính khả thi trong thực tế

Trong lĩnh vực sản xuất bia, thực tế đã có những nghiên cứu về sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, tiết kiệm năng lượng Điển hình là nghiên cứu của Bộ Công Thương [2008, 2014]; Nguyễn Thị

Trang 14

Đoan Trang và Lê Thanh Hải [2010]; ISPONRE [2013] Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề phát triển doanh nghiệp sản xuất bia hướng đến TTX nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng

1.2.3 Đánh giá chung

Tổng quan nghiên cứu đến nay cho thấy đã có một số công trình liên quan đến việc thúc đẩy doanh nghiệp theo hướng TTX nhưng còn hạn chế về số lượng Các nghiên cứu cả thế giới và trong nước mới tập trung vào hướng bền vững, đậm nét hơn với những nghiên cứu hướng đến TTX Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ thị còn rất hạn chế, mới có các doanh nghiệp bền vững mà chưa có doanh nghiệp xanh

Số công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp hướng tới TTX

ở trong nước vẫn thực sự khiêm tốn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất bia Hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận

về xanh hóa sản xuất đối với doanh nghiệp, giải pháp toàn diện và lộ trình để giúp các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng hướng đến TTX Có thể nói, sự mới mẻ của vấn đề nghiên cứu đồng thời cũng là thách thức đối với nghiên cứu này Với nhận thức như vậy, luận án tập trung nghiên cứu và qua đó góp phần lấp đầy các khoảng trống của các nghiên cứu nói trên

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp sản xuất bia theo tiếp cận tăng trưởng xanh

Luận án đã lựa chọn Hà Nội là khu vực nghiên cứu phát triển các doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng TTX Ngành sản xuất bia ở Hà

Trang 15

Nội được xác định là một trong những nhóm ngành sản xuất quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp Hiện nay, tổng năng lực sản xuất bia Hà Nội (mở rộng) ước khoảng 700 triệu lít/năm chiếm 12,46% năng lực sản xuất bia trên toàn quốc với trên 20 doanh nghiệp có quy mô khác nhau [Bộ Công Thương, 2015]

2.1.2 Địa điểm áp dụng thử nghiệp bộ chỉ thị, quy trình giám sát

và đánh giá tăng trưởng xanh

Nghiên cứu đã lựa chọn Công ty Cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài (HKBECO) là doanh nghiệp thử nghiệm áp dụng bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá TTX Hiện nay, năng lực sản xuất của HKBECO là 30 triệu lít/năm với tổng số cán bộ công nhân viên là

220 người và các sản phẩm bia chai, bia hơi mang thương hiệu: bia chai Hà Nội, bia chai Hanover, bia hơi Hà Nội, bia hơi Kim Bài, phù hợp với thị trường vùng ven đô, nông thôn, miền núi

2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển doanh nghiệp sản xuất bia được xem xét từ góc độ TTX, trong đó các vấn đề về sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (bao gồm giảm phát thải khí nhà kính)

Ngày đăng: 05/01/2021, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w