1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - NT1

5 158 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 197 KB

Nội dung

Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn : NGỮ VĂN Lớp : 9 Người ra đề : Đặng thị Nhiên Đơn vị : THCS Nguyễn Trãi A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG KQ TL KQ TL KQ TL Văn học trung đại Câu-Bài C1 C2,C3 3 Điểm 0.25 0.5 0.75 Văn học hiện đại(thơ,văn) Câu-Bài C4,C5 C6,C7,C8,C9 B1 7 Điểm 0,5 1 1 2.5 Tiếng Việt Câu-Bài C10 C11 B2 3 Điểm 0.25 0.25 2 2,5 Tập làm văn (tự sự) Câu-Bài C12 B3 2 Điểm 0,25 4 4.25 TỔNG Điểm 1.25 3,75 5 10 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1 : Tác phẩm nào được coi là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt ? A Truyền kì mạn lục B Truyện Kiều C Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh D Truyện Lục Vân Tiên Câu 2 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết bi thảm của Vũ Nương là ? A Do chính lời nói dối con của Vũ Nương. B Do lời nói vô tình của bé Đản. C Sự hồ đồ gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh. D Sự can thiệp bất lực và không kịp thời của làng xóm. Câu 3 : Hình ảnh “ Mây sớm đèn khuya” gợi lên điều gì về thời gian ? A Thời gian qua mau B Thời gian qua chậm C Thời gian ngưng đọng D Thời gian khép kín Câu 4 : Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận yếu tố nào trợ giúp gió khơi căng buồm ? A Sóng B Nước C Người D Câu hát Câu 5 : Nhân vật chính trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là ? A Cô gái B Anh thanh niên C Bác lái xe D Ông hoạ sĩ Câu 6 : Những hình ảnh nào gắn kết với nhau một cách đẹp nhất trong ba câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ? A Người lính, khẩu súng, vầng trăng B Người lính, rừng hoang, vầng trăng C Người lính, khẩu súng, rừng hoang D Người lính, vầng trăng, sương muối Câu 7 : Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả Phạm Tiến dật muốn khắc hoạ ? A Những chiếc xe bị vỡ kính B Những người lính lái xe dũng cảm, lạc quan C Lợi ích của xe không có kính D Cuộc sống gian khổ ở chiến trường Câu 8 : Nội dung cỏ bản của truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân ) là ? A Tính hay khoe làng của nhân vật ông Hai B Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của nhân vật ông Hai C Tình yêu làng chung thuỷ của nhân vật ông Hai D Sự vui sướng tột cùng của nhân vật ông Hai trước cái tin “ Làng chợ Dầu theo giặc” được cải chính Câu 9 Tác giả Nguyễn Quang Sáng tập trung khắc hoạ ở nhân vật ông Sáu trong “ Chiếc lược ngà” nét đẹp chủ yếu nào ? A Tình cảm xóm làng, đồng chí, đồng đội B Tình yêu quê hương, đất nước C Tình cha con sâu nặng và trách nhiệm quân nhân D Tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ Câu 10 Các thành ngữ “Ăn không nói có, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A Phương châm về lượng B Phương châm về chất C Phương châm quan hệ D Phương châm cách thức Câu 11 Từ “ nhà” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? A Đèn nhà ai nấy rạng. B Năm gian nhà cỏ thấp le te. C Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho. D Đồn rằng đám cưới cô to. Nhà giai thuê chín chiếc đò rước dâu. Câu 12 Ngôi kể trong văn bản tự sự thường là ? A Ngôi thư nhất B Ngôi thứ hai C Ngôi thứ ba D Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Phần 2 : TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Bài 1 : (2điểm) Viết đoạn văn ngắn ( 5 câu ) có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách:Một đoạn là lời dẫn trực tiếp và một đoạn là lời dẫn gián tiếp “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. (Đặng Thai Mai ) Bài 2 : ( 1điểm )Phân tích hình tượng “ ngọn lửa” trong bài thơ “ Bếp lủa” của Băng Việt. Bài 3 : ( 4 điểm ) Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph. Án đúng B C D D B A B B C B B D Phần 2 : ( 7 điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : Viết đúng,đủ số câu theo yêu cầu - Trích dẫn trực tiếp 1 -Trích dẫn gián tiếp 1 - Thiếu, chưa đảm bảo số câu -0,5 - Đủ sos câu, không đảm bảo nội dung 0 Bài 2 : Yêu cầu HS nghị luận một ý nhỏ trong bài thơ “ Bếp lửa” 1 Đảm baỏ, nội dung : Bếp lửa bà nhen không chỉ là bếp lửa thông thường nũă mà nó chứa ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của tình thương và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Ngọn lửa ấy lòng bà luôn ủ sẵn, bất diệt nhóm một bếp lửa tinh thần trong tâm hồn cháu, nhóm lên những tình cảm lớn rộng hơn tình cảm bà cháu thông thường, đó là lòng yêu thương tin tưởng với đất nước, con người. Bài 3 1/Nội dung : a-Bài văn kể về một kỉ niệm gắn với người bạn thân của người viết, kỉ niệm phải sâu sắc, có ý nghĩa, đáng nhớ b- Bài văn phải thể hiện được tình cảm, suy nghĩ chân thật của người viết. c- Bài viết kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận 2/ Hình thức: a- Bố cục hợp lí, cân đối b- Văn viết phù hợp với kiểu tự sự, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,dùng từ, lỗi diễn đạt . THANG ĐIỂM Điểm 3,5-4 : Thực hiện tương đối tốt các yêu cầu trên, có vài lỗi nhỏ ở yêu cầu 2b. Điểm 2-3 : Đạt mức trung bình khá. Có hạn chế ở yêu cầu 1c, 2b Điểm 1- 1,5: Kể được câu chuyện đúng chủ đề nhưng còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức nêu trên. Điểm 0 : Không làm được bài hoặc lạc đề . GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn : NGỮ VĂN Lớp : 9 Người ra đề : Đặng thị Nhiên Đơn vị : THCS Nguyễn Trãi A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận. TL Văn học trung đại Câu-Bài C1 C2,C3 3 Điểm 0.25 0.5 0.75 Văn học hiện đại(thơ ,văn) Câu-Bài C4,C5 C6,C7,C8,C9 B1 7 Điểm 0,5 1 1 2.5 Tiếng Việt Câu-Bài

Ngày đăng: 27/10/2013, 13:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2/ Hình thức: - Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - NT1
2 Hình thức: (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w