Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀKIỂMTRA HỌC KỲ 1 Môn : NgữVăn Lớp : 9 Người ra đề : Đỗ Thị Hà Đơn vị : THCS Lý Tự Trọng A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Văn học hiện đại ( Truyện ) Câu-Bài C1,2,6 C3,4,5,9,10 8 Điểm 0,9 1,5 2,4 Văn học hiện đại ( Thơ ) Câu-Bài B1 1 Điểm 2 2 Từ vựng Câu-Bài C8 C7 2 Điểm 0,3 0,3 0,6 Tự sự + miêu tả Câu-Bài B2 1 Điểm 5 5 TỔNG Điểm 1,2 1,8 7 10 B. NỘI DUNG ĐỀ A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10 câu)- Mỗi câu trả lời đúng được 0,3 điểm. Tổng cộng 3,0 đ. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách ghi số thứ tự câu hỏi kèm theo phương án được chọn . Chọn ( vd: 1- a) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng , con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chò con. Nghe gọi , con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run . Câu 1 : Phần trích trên thuộc tác phẩm nào? A Chiếc lược ngà B Lặng lẽ Sa Pa. C Những ngôi sao xa xôi. D Bến quê. Câu 2 : Ai là tác giả của tác phẩm có phần trích trên? A Nguyễn Minh Châu. B Nguyễn Quang Sáng C Nguyễn Thành Long D Lê Minh Khuê. Câu 3 : Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? A Sự hiểu lầm của bé Thu với ông Sáu. B Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp ông Sáu C Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con. D Nổi thương nhớ của ông Sáu với con của mình Câu 4 : Lý do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó A Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình ảnh của ba B Vì mặt ông sáu có thêm vết thẹo. C Vì Ông sáu già hơn trước D Vì Ông sáu không hiền như trước Câu 5 : Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ? A Tự sự và biểu cảm. B Biểu cảm và thuyết minh. C Miêu tả và biểu cảm. D Tự sự và miêu tả. Câu 6 : Văn bản trên được viết vào năm nào ? A 1969. B 1966. C 1971. D 1958. Câu 7 : Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. A Hoán dụ B So sánh C Nhân hóa D Ẩn dụ Câu 8 : Từ nào là từ tượng thanh trong các từ dưới đây ? A Bỏm bẻm B Lật đật. C Bô bô D Rạng rỡ Câu 9 : Nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? A Tự giới thiệu về mình B Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ C Được tác giả tả trực tiếp D Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật Câu 10 : Trong truyện ngắn Làng (của Kim Lân), tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình ? A Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc. B Bà chủ hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai. C Tin tức về làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư D Ông Hai lúc nào cũng nhớ cái Làng chợ Dầu của mình. B/ PHẦN TỰ LUẬN (7,0đ) Bài 1 : 2 điểm Chép lại một cách chính xác khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy Bài 2 : 5 điểm Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ph.án đúng A B C B D B A C D C Phần 2 : ( 7 điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : Chép nguyên văn khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài “ Ánh Trăng” của Nguyễn Duy - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 3 từ, trừ 0,5đ - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 5 từ trở lên , trừ 1đ 2đ Bài 2 : Yêu cầu : - HT: Kể lại một giấc mơ, trong mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày ( Người thân là người có kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen thuộc, thân thiết với mình. Đi xa có thể là đi coongtacs xa, chuyển chổ ở tới nơi xa, cũng có thể là đã mất từ lâu) - ND cần viết được một số ý sau: + Em mơ gặp người thân nào , vào dịp nào? + Hình dáng, cử chỉ, nét mặt người thân . + Cuộc đối thoại, hỏi thăm tin tức của nhau, cuộc sống của người thân, của những người đang cùng sống với người thân, cuộc sống của mình. + Lời nhắn gửi, cảm xúc, suy nghĩ . khi chia tay với người thân. - Kĩ năng viết bài tốt.Đúng hướng ( thể loại), mạch lạc, chặt chẽ, gây được xúc động. Văn sáng rõ, diễn đạt mạch lạc . Có thể còn một vài lỗi diễn đạt và chính tả. 5đ Biết kể chuyện. Thể hiện được nội dung. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá, sai vài lỗi nhẹ về diễn đạt. 3- 4đ: Bài làm yếu, chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Sự việc kể chưa ấn tượng. Sai nhiều về diễn đạt. 1- 2 đ : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. O đ: ( Trân trọng những bài làm có ý tưởng ) . Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn : Ngữ Văn Lớp : 9 Người ra đề : Đỗ Thị Hà Đơn vị : THCS Lý Tự Trọng A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết. TL KQ TL Văn học hiện đại ( Truyện ) Câu-Bài C1,2,6 C3,4,5 ,9, 10 8 Điểm 0 ,9 1,5 2,4 Văn học hiện đại ( Thơ ) Câu-Bài B1 1 Điểm 2 2 Từ vựng Câu-Bài C8 C7