1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018 - Đáp án bài dự thi Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm 2018

26 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 26,31 KB

Nội dung

hóa; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Thực phẩm bị biến chất; Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép[r]

Trang 1

Câu hỏi Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an

toàn thực phẩm năm 2018Phần I: Tìm hiểu kiến thức (60 điểm)

Gồm 20 câu hỏi (05 câu tìm hiểu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; 05 câu tìmhiểu kiến thức về bảo vệ môi trường; 10 câu hỏi về pháp luật liên quan đến bảo vệ môitrường, vệ sinh an toàn thực phẩm)

Câu 1: Anh/chị hiểu thế nào là môi trường? Chức năng của môi trường? Ô nhiễm môi

trường là gì?

Câu 2 Thuốc bảo vệ thực vật có tác động như thế nào đến môi trường và sức khỏe con

người? Anh/chị hãy cho biết một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo về thức vật?

Câu 3 Anh/chị hãy cho biết biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và những hiện tượng

biến đổi khí hậu chủ yếu?

Câu 4: Anh/chị cho biết mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường đến năm 2020, những

nhiệm vụ cụ thể và những giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”?

Câu 5: Anh/chị hãy cho biết phụ nữ có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi

trường?

Câu 6: Theo anh/chị hộ gia đình cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu 7: Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích thực hiện? Những

hành vi nào có thể gây tổn hại đến môi trường và bị nghiêm cấm?

Câu 8: Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

Câu 9: Để bảo vệ môi trường, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật người sử dụng có

quyền và nghĩa vụ gì?

Câu 10: Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy

thoái làm thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì trách nhiệm pháp lý đặt ra như thế nào?

Tổ chức gây ô nhiễm môi trường thì quy trách nhiệm cho ai?

Trang 2

Câu 11 Anh/chị hiểu thế nào là thực phẩm an toàn? thực phẩm bị ô nhiễm?

Câu 12 Anh/chị hãy cho biết, sử dụng thực phẩm nhiễm kim loại nặng có ảnh hưởng

như thế nào tới sức khỏe?

Câu 13 Theo anh/chị, việc sử dụng thực phẩm màu không được phép để chế biến gây

ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Câu 14 Anh/chị hãy cho biết cách chọn lựa rau, quả ít nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật

nhất?

Câu 15 Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế

biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm vàảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng Theo anh/chị, quy định pháp luật về hìnhthức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?

Câu 16: Anh/chị hãy cho biết những hành vi nào bị cấm trong sản xuất, chế biến, kinh

doanh thực phẩm?

Câu 17: Anh chị hãy cho biết, điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất

được quy định như thế nào?

Câu 18: Theo anh/chị, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo những

yêu cầu gì?

Câu 19: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống cần đáp ứng các điều kiện gì

để bảo đảm an toàn thực phẩm?

Câu 20: Anh/chị hãy cho biết những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm nào sẽ bị xử

phạt hành chính? Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả?

Gợi ý trả lời:

Trang 3

1 Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sựtồn tại và phát triển của con người và sinh vật”

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tựnhiên; Môi trường nhân tạo

 Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho

sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

 Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồmcác nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống conngười

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và pháttriển

2 Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuấtcủa con người

Môi trường là nơi chứa đựng, phân hủy, tự làm sạch các chất phế thải do con người tạo

ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vậttrên trái đất

Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử của trái đất, lịch sử tiến hóa của sinh vật, lịch sửxuất hiện và phát triển văn hóa của loài người

Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín hiệu và báo động sớm các hiểmhọa đối với con người và sinh vật sống trên tráI đất

Cung cấp, lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái

tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan, tôn giáo…

Trang 4

3 Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môitrường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc nănglượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sựphát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm baogồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoáchất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặccường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinhvật và vật liệu

Câu 2 Thuốc bảo vệ thực vật có tác động như thế nào đến môi trường và sức khỏe con người? Anh/chị hãy cho biết một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo về thức vật? Gợi ý trả lời:

1 Tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng liều lượng,quy trình đã ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người:

 Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường như qua da,qua miệng, qua hô hấp và gây ngộ độc đến tính mạng con người

o Thuốc thâm nhập qua da, đây là con đường xâm nhập phổ biến nhất

o Thuốc xâm nhập qua đường miệng thường gây ngộ độc rất nặng

 Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái:

o Thuốc BVTV diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người,

có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất,nước, không khí Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trongđất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễmthuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễmthuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sứckhỏe

Trang 5

o Các dạng thuốc BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, cònmột phần được giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động củacác yếu tố môi trường Thuốc bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước, ảnhhưởng đến các loài động vật sống dưới nước Thuốc BVTV gây ô nhiễmmôi trường do bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử dụng, do việctiêu hủy, xử lý các chất thải thuốc BVTV không đảm bảo an toàn; do việcrửa các thiết bị, dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi; do sử dụng thuốcquá liều và phun thuốc trong khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngaynhững khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh hoạt, nơi đông dân cư.

2 Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

 Tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV:

o Dùng đúng thuốc:

 Mỗi loại thuốc có một phạm vi tác dụng nhất định Vì vậy, để xácđịnh được loại thuốc cần dùng, trước hết chúng ta cần biết được câytrồng đang bị đối tượng nào gây hại (nấm, vi khuẩn, côn trùng…),gây hại ở bộ phận nào của cây và mức độ gây hại ra sao Khi chọnđược chủng loại thuốc, cần phải chú ý chọn loại thuốc nào có độ độcthấp (dựa vào màu chỉ thị độ độc và kí hiệu trên bao bì), thuốc mauphân hủy và an toàn với người, cây trồng, thiên địch

 Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có tên trong danhmục thuốc được phép sử dụng Không sử dụng thuốc cấm, thuốc có

Trang 6

cho người sử dụng Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều lượng quá thấp

so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh chónggây quen thuốc

 Do vậy, cần tuân thủ theo đúng liều lượng và nồng độ quy định trênnhãn thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiềunhất, hiệu quả phòng trừ sẽ cao

o Dùng đúng lúc:

 Tức là sử dụng thuốc khi sinh vật hại phát triển tới mức cần phòngtrừ, khi sâu còn nhỏ, bệnh mới chớm phát Chỉ dùng thuốc khi thật sựcần thiết, tức là ở thời điểm đó nếu không phun thuốc thì khả năngsâu bệnh, cỏ dại sẽ làm thất thoát đến năng suất

 Nên phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm khi khô sương Khôngnên phun thuốc khi sâu bệnh quá ít, mật độ thiên địch cao Khôngphun thuốc khi trời nắng gắt, sắp có mưa, khi cây ra hoa hoặc gầnngày thu hoạch Cần giữ đúng thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc

để đảm bảo an toàn khi sử dụng nông sản

o Dùng đúng cách:

 Cần pha chế thuốc đúng hướng dẫn theo dạng chế phẩm: Thuốc dạnghạt dùng để rải không hòa vào nước để phun Thuốc dạng lỏng, dạngbột hòa nước thì dùng pha vào nước để phun Thuốc dạng bột rắcdùng để phun lên cây, lên đất hay trộn với hạt giống

 Cần phun rải đều và đúng vào vị trí sinh vật tập trung gây hại Khôngphun ngược chiều gió Khi trộn hỗn hợp các loại thuốc cần chú ýtheo qui định trên nhãn thuốc, giữ đúng nồng độ mỗi loại thuốc vàkhông hỗn hợp thuốc cùng nhóm hoặc không được phép hỗn hợp vớithuốc có tính kiềm mạnh Có thể pha thêm các loại chế phẩm bámdính khi cần thiết

Trang 7

 Cần luân phiên thay đổi loại thuốc khác nhóm giữa các lần phun đểngăn ngừa tính kháng thuốc của sinh vật hại, giữ được hiệu quả lâudài của thuốc BVTV Tuân thủ bảo hộ lao động trong khi phunthuốc.

 Khuyến khích nông dân áp dụng các quy trình canh tác theo hướng an toàn trongsản xuất nông nghiệp

 Liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân,từng bước xây dựng các thương hiệu nông sản, có quy trình truy xuất nguồn gốc

rõ ràng cho từng loại sản phẩm làm ra

 Có các chế tài nặng đối với các hành vi trong sản xuất, kinh doanh và sử dụngthuốc BVTV bị cấm sử dụng, sử dụng không đúng quy trình…gây ảnh hưởng đếnsức khỏe con người và môi trường sinh thái

Câu 3 Anh/chị hãy cho biết biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và những hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu?

Gợi ý trả lời:

1 "Biến đổi khí hậu" nghĩa là thay đổi của khí hậu do hoạt động của con người (trực tiếphoặc gián tiếp) làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này đượccộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời

kỳ có thể so sánh được

2 Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động năng củabản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sángmặt trời, đặc biệt là những hoạt động của con người trong thời gian gần đây

 Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sựthay đổi trong quỹ đạo của trái đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổinăng lượng mặt trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo trái đấtcũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng mặt trời khitiến tới bề mặt trái đất

Trang 8

 Hoạt động núi lửa Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dướisâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái đất loại bỏ sự quá

dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó Sự phun trào núi lửa là sự giảiphóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển,làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khí quyển

 Ảnh hưởng của con người Các hoạt động của con người chính là nguyên nhânlàm thay đổi môi trường Trong một số trường hợp, chuỗi quan hệ nhân quả đó cóảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến khí hậu

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động của conngười khi tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấpthụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáuloại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6

Biến đổi khí hậu khiến cho khí quyển và trái đất nói chung nóng lên;làm thay đổi thànhphần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vậttrên trái đất; mực nước biển dâng cao do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đấtthấp, các đảo nhỏ trên biển

3 Các hiện tượng mà biến đổi khí hậu gây nên có thể kể đến là:

 Hiện tượng hiệu ứng nhà kính: Khí nhà kính là những thành phần khí của khíquyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồngngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặttrời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính

 Hiện tượng mưa axít Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hòa tantrong nước mưa (trong đó chủ yếu là SO2 và NO2) tạo thành các axit khác nhau

 Thủng tầng ozon Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ

và áp suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tửngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím

có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển trái đất Tầng ozon như lớp áo choàng

Trang 9

bảo vệ trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại Không khí chứamột lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành Với lượngozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người.

 Cháy rừng: Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các đámcháy rừng thải một lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển làm trái đất nóng dầnlên; khí hậu ấm dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn

 Bão - lũ lụt - hạn hán

o Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cựctrị Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện vàhoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu

o Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định,sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữdội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn

o Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảmhàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệtdòng chảy sông suối, hạthấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầngchứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sựsinh trưởng của cây trồng,làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh

 Sa mạc hóa Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn,bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khíhậu

 Hiện tượng sương khói Sương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự kết hợpsương với khói và một số chất gây ô nhiễm không khí khác

Câu 4: Anh/chị cho biết mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường đến năm 2020, những nhiệm vụ cụ thể và những giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyờn và bảo vệ môi trường”?

Gợi ý trả lời:

Trang 10

1 Mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường

 Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu huỷ,

xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chếtrên 65% rác thải sinh hoạt

 Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nướcsạch, hợp vệ sinh Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiếntranh Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân

cư Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn

 Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tíchcác khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên45%

2 Nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường

 Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường

 Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của ngườidân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân

 Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

3 Giải pháp chủ yếu

 Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hìnhthành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên

và bảo vệ môi trường

 Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phóvới biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

 Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tàinguyên, bảo vệ môi trường

 Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoánguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường

Trang 11

 Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường

Câu 5: Anh/chị hãy cho biết phụ nữ có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?

Gợi ý trả lời:

Trong xã hội, phụ nữ là những người tạo nên các mối liên hệ với môi trường:

 Trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường trong sinh hoạt hàng ngày

 Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ô nhiễm trong sinhhoạt, sản xuất

 Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc ô nhiễm và suy thoái tàinguyên: nước, không khí, rừng,

 Là người vất vả nhất khi gia đình chịu tác động tiêu cực của môi trường

 Người mẹ bị ốm do ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình và thai nhi

 Là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của trẻ em trongquan hệ với môi trường

 Là người nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của từng bữa ăn,vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình

 Là một trong những tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường

Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng ở gia đình và xã hội

Do đó, phụ nữ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng của công tác bảo vệ môitrường

Câu 6: Theo anh/chị hộ gia đình cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Gợi ý trả lời:

Theo quy định tại Điều 82 Luật BVMT thì hộ gia đình cần:

 Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúngnơi quy định

 Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định

Trang 12

 Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quáquy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xungquanh.

 Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử

lý chất thải theo quy định của pháp luật;

 Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư

 Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, antoàn

Câu 7: Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích thực hiện? Những hành vi nào có thể gây tổn hại đến môi trường và bị nghiêm cấm?

 Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

 Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải

 Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch,năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầngô- dôn

 Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêudùng sản phẩm thân thiện với môi trường

 Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,công nghệ thân thiện với môi trường

 Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấpdịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tưxanh

Trang 13

 Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trịkinh tế và có lợi cho môi trường.

 Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môitrường

 Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môitrường của cộng đồng dân cư

 Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hạiđến môi trường

 Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thựchiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường

Song song với việc khuyến khích những hoạt động bảo vệ môi trường, để bảo vệ môitrường cần phải ngăn chặn những hành vi có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới môitrường Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định những hành vi bị nghiêmcấm bao gồm:

(1) Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên

(2) Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủydiệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật

(3) Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mụcloài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh

(4) Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác khôngđúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường

(5) Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chấtphóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí

(6) Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định vàtác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật

(7) Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng

xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Ngày đăng: 04/01/2021, 18:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w