- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.. Luyện tập:[r]
Trang 1Tuần 10:
Ngày dạy:
Bài 41: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự
2.Kĩ năng:
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể
3.Thái độ:
Học tập nghiêm túc
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
*HĐ1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
1 Đọc 2 văn bản
2 Thảo luận câu hỏi SGK:
*Nhóm 1, 2: đoạn trích 1
- Lời kể chuyện trong đoạn trích lão Hạc là lời của ai? Người ấy
đang thuyết phục ai, điều gì?
- Luận điểm đặt ra là gì?
- Những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) được nêu ra?
- Kết luận gì?
- Các câu nghị luận trong đoạn trích là loại câu gì, có cặp từ hô
ứng nào?
- Cách lập luận như vậy có phù hợp với tính cách nhân vật
không? Tại sao?
*Nhóm 2:
- Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa ai với ai?
- Kiều đã lập luận như thế nào?
- Trước lời kết tội của Thuý Kiều, HT đã lập luận như thế nào
để kêu ca và xin tha thứ?
Trước những lập luận của H Thư, Kiều xử sự như thế nào?
-Các câu nghị luận trong đoạn trích là loại câu gì, có cặp từ hô
ứng nào?
I Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: Thảo luận: tìm hiểu ngữ liệu và rút ra kết luận
Trang 2- Cách lập luận như vậy có phù hợp với tính cách nhân vật
không? Tại sao?
-> ?Em hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn
bản tự sự như thế nào?
->? Trong đoạn văn nghị luận người ta ít dùng câu văn miêu tả,
trần thuật mà dùng nhiều loại câu nào? Từ ngữ nào?
(Khẳng định và phủ định, câu có các cặp quan hệ từ; từ ngữ: tại
sao, tuy thế, trước hết…)
*HĐ2: Luyện tập:
(Đã tích hợp trong phần tìm hiểu bài, HS có thể trả lời lại và về
nhà làm)
-> ghi nhớ (SGK)
- Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng các loại câu khẳng định và phủ địng, câu có các cặp quan hệ từ
hô ứng Những từ được dùng nhiều như tại sao, thật vậy, tuy thế…
II Luyện tập:
IV.CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Nêu cách trau dồi vốn từ của em?
*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá.