1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - 10 bài văn mẫu phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

45 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 54,4 KB

Nội dung

Cái cách Việt thương chị mình cũng rất đáng yêu “ Giấu chị như giấu của riêng”… Ta còn bắt gặp một hình ảnh Việt gan dạ, quả cảm khi đi bộ được hai năm, anh đã dùng thủ pháo tiêu diệt đư[r]

Trang 1

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

-Ngữ văn 12Dàn ý Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

I Mở bài

- Tác giả Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu củavăn nghệ miền Nam, thời kì kháng chiến chống Mĩ Tác phẩm của ôngphản ánh hiện thực nóng bỏng của chiến trường Nam Bộ và vẻ đẹp conngười nơi đây

- Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu

viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ

II Thân bài

1 Vẻ đẹp dòng sông truyền thống gia đình

- Gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: ông nội bịgiặc giết, cha của Việt bị giặc chặt đầu, má bị trúng đạn của Mĩ, thím Năm

bị giặc bắn chết Đau thương đã nhen nhóm ngọn lửa căm thù trong mỗithành viên

a Vẻ đẹp của khúc sông trước

- Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, kiên cường, trung thành với cáchmạng đến cùng đến đã bị giết hại

- Má là một người phụ nữ mạnh mẽ, gan góc: dám đi đòi lại đầu chồng,đối đáp với bọn giặc Mĩ mà không hề run sợ, biết nén đau thường thànhlòng hận thù Mặt khác cũng là người phụ nữ tháo vát, yêu thương chồngcon

- Chú Năm là là người luôn lưu giữ truyền thống gia đình (cuốn sổ), làngười lao động chất phác có tâm hồn nghệ sĩ, hết lòng vì cách mạng (thuxếp cho cả hai chị em đi tòng quân)

Trang 2

- Nhận xét: đây là khúc sông thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyềnthống để truyền cho khúc sông sau phát huy.

b Vẻ đẹp của khúc sông sau

*Nhân vật Chiến:

- Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việcmột cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình nhưhòa vào má “ Tao cũng đã lựa ý nên tao cũng tính vậy”

- Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát, ) nhưng

có lúc vẫn rất trẻ con (vào chiến trường vẫn không quên mang gươngnhỏ)

- Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự taycầm súng để trả thù cho người thân

- Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình:

“nếu giặc còn thì tao mất”

*Nhân vật Việt:

- Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con

+ Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, + Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang

ná thun,

+ Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra váncười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủquên lúc nào không biết

+ “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anhtrong đội

Trang 3

+ Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ

con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ “khóc

đó rời cười đó”

- Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

+ Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

+ Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa dủ tuổi

Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được

một xe bọc thép của giặc

+ Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu,

không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày mày là thằng chạy”

- Nhận xét: Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa

của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước

2 Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm

- Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất

- Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn:

biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai

- Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều,

gánh vác những công việc quan trọng trong gia đình

III Kết bài

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, kể theo

mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt, ngôn ngữ đạm chất Nam Bộ,

giọng kể giàu chất sử thi,

- Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ, khẳng định truyền

thống gia đình và dân tộc là sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Mẫu 1

Nguyễn Thi (1928 - 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Hải An, huyệnHải Hậu, tỉnh Nam Định, ông vào Nam sinh sống từ năm 1943, tham gia cách

Trang 4

mạng năm 1945 Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại tòa soạn tạp chí Vănnghệ Quân đội và sáng tác dưới bút danh Nguyễn Ngọc Tấn Năm 1962, ông tìnhnguyện trở về Nam, công tác tại Cục chính trị Quân giải phóng miền Nam Thực

tế chiến đấu nóng bỏng của chiến trường là nguồn cảm hứng vô tận để ông sángtác bút kí, truyện ngắn và tiểu thuyết với bút danh Nguyễn Thi

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giảiphóng miền Nam thời kì đánh Mĩ, xứng đáng với danh hiệu nhà văn của ngườinông dân Nam Bộ Tác phẩm của Nguyễn Thi bắt nguồn từ hiện thực chiến đấunóng bỏng, ác liệt của chiến tranh, nhưng vẫn đằm thắm chất trữ tình

Nguyễn Thi viết được nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết… Sau khi hisinh, các sáng tác của ông được sưu tập và in trong Truyện và kí Nguyễn Thi,xuất bản năm 1978; Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển) xuất bảnnăm 1996 Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

về văn học và nghệ thuật Những đứa con trong gia đình là tác phẩm tiêu biểucho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi Truyện được viết trong những ngàychiến đấu gian khổ, ác liệt nhất của chiến trường miền Nam Qua truyện, tác giảthể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ và khẳng định: lòng yêu nước,căm thù giặc, tình cảm gia đình thiêng liêng là sức mạnh tinh thần to lớn của họtrong công cuộc chống Mĩ cứu nước

Truyện kể về hai chị em trong một gia đình có thù sâu với giặc Mĩ và bè lũ taysai bán nước Chiến và Việt đã gửi lại nhà cửa, ruộng vườn cho người chú đểcùng tham gia bộ đội, trực tiếp cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước Đoạn tríchnằm ở phần giữa của truyện, kể về tình huống đặc biệt của nhân vật Việt Trongmột trận đánh ác liệt, anh bị thương nặng và lạc đơn vị Việt ngất đi tỉnh lại nhiềulần, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh Nhưng cũng chính vì thế

mà kí ức sống dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết Việt nhớ má, nhớ đồng đội, nhớnhững giây phút không thể nào quên trước khi nhập ngũ của hai chị em Nhữnghình ảnh về con người và cảnh vật quê hương hiện lên rõ ràng trong tâm tưởngcủa Việt

Đoạn trích có thể chia làm hai cảnh, cảnh một: Tác giả kể về tình huống và tâmtrạng của Việt lúc bị thương Cảnh hai: Việt nhớ lại chuyện hai chị em tranh nhau

Trang 5

xin nhập ngũ và sau đó cùng thu xếp việc nhà để lên đường đi chiến đấu Ở cảnhmột, lần thứ tư tỉnh lại, trong kí ức Việt hiện lên những kỉ niệm vui buồn

về người mẹ thân yêu luôn đùm bọc, che chở cho các con: Má đang bơi xuồng,

má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng

để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn… Cả chị cả em cùng nhớ đến má Hình như mácũng đã về đâu đây Má biến theo ảnh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựavào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt?

Trong những đoạn khác, Nguyễn Thi chọn những chi tiết điển hình hàm chứanhiều ý nghĩa để khắc họa hình tượng người phụ nữ một tay bồng con, một taycắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng, hoặc hiên ngang đối đáp với kẻ thù màhai bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân Mỗi lần bọn línhbắn dọa, mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượtsông, vượt biển… Đó là hình ảnh của người phụ nữ miền Nam gan góc, kiêncường, yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc và rất mực thương chồng thươngcon Cuộc sống lam lũ vất vả, chồng chất đau thương nhưng họ vẫn cắn răng chịuđựng, vượt qua để nuôi con, đánh giặc

Hình ảnh chú Năm hiện lên với những phẩm chất tiêu biểu của dòng tộc, giađình Giữa lúc anh cán bộ huyện đang phân vân không biết giải quyết thế nàotrước tình cảnh hai chị em Chiến, Việt giành nhau ghi tên nhập ngũ thì chú Nămđứng ra bảo lãnh cho cả hai: Từ dưới sân, chủ Năm bước lên Chú nheo mắt nhìnchị em Việt, rồi nói với anh cán bộ:

– Tôi xin có một câu với đồng chí huyện đội Hai đứa cháu tôi nó một lòng theoĐảng như vậy, tôi cũng mừng Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai Việc lớn tatính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong

Chú Năm cẩn thận ghi chép đầy đủ tội ác dã man của giặc đối với dòng họ, giađình mình và chiến công của các thành viên vào một cuốn sổ truyền thống KhiChiến và Việt chuẩn bị lên đường, chú Năm bàn giao cuốn sổ cho hai chị em:Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế,đặng bề nước non Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước -Chú cười, đưa mấy ngón tay cứng còng chùi mắt Đây rồi tao giao cuốn sổ gia

Trang 6

đình cho chị em bây Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng quasông là hư hết Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.Cuốn sổ tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì đặc biệt lớn bởi nó vừa biểu dương công trạngcủa từng thành viên, vừa là một tấm bia căm thù, vừa thể hiện quyết tâm đánhgiặc của một đại gia đình Trước kia, cuốn sổ do thế hệ cha chú giữ gìn và ghichép, nay con cháu đã trưởng thành, chú Năm bàn giao lại cho thế hệ trẻ viếttiếp Vì vậy, cuốn sổ cũng chính là câu chuyện về cha con, chú cháu cùng đánhgiặc để giải phóng quê hương Điều đó thể hiện một cách giản dị mà sâu sắc quyluật phổ biến của lịch sử Việt Nam, quy luật của sức sống Việt Nam: Đánh đuổigiặc ngoại xâm đã trở thành sự nghiệp chung của nhiều thế hệ.

Là một nông dân chất phác và giàu tình cảm, mỗi khi làm xong một việc, tâmhồn chú Năm lại lâng lâng bay bổng, dạt dào cảm xúc Chú gửi gắm tình cảm thathiết của mình vào tiếng hò, tiếng hát quen thuộc của quê hương Lúc hai chị emChiến, Việt chuẩn bị ra trận, chú hoàn toàn tin rằng các cháu đã đủ sức gánh vácviệc lớn của xã hội Trong lòng vui vẻ, chú cất lên tiếng hò thay cho lời nhắnnhủ, lời thề:

Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trêncái ghe heo chèo mướn của chú Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lênnhư một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra,nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội

Nhân vật Chiến tuy không được tác giả miêu tả nhiều như nhân vật Việt nhungvẫn hiện lên sinh động trong tâm trí người đọc Chiến là hình ảnh của một cô gáiNam Bộ đảm đang, vị tha, nhân hậu Những gì quen thuộc, tiêu biểu trong phẩmchất đáng quý của người mẹ hầu như đã để lại ấn tượng sâu đậm trong cô con gái

có cái tên rất con trai là Chiến Bởi thế nên mỗi khi nghe chị Chiến nói, Việt lạihình dung ra má và thấy chị sao mà giống má đến thế! Điều đó làm cho Việt bùingùi nhớ má và càng thương chị hơn Hai chị em tuy có hai tính cách khác nhaunhưng giống nhau ở chỗ đều ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết gìn giữ và phát huytruyền thống cách mạng của gia đình, dòng họ, láng xóm, quê hương

Trang 7

Trong tác phẩm, Việt là nhân vật được nói đến nhiều nhất Việt vừa có những nétriêng dễ mến của một cậu con trai mới lớn như hồn nhiên, hiếu động; vừa có tínhcách của một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.

Ở cảnh một, nhà văn đã để cho nhân vật Việt xuất hiện trong tình huống hoàntoàn đơn độc giữa trận địa vắng lặng đến ghê người sau cuộc giao tranh và giữa

sự rình rập của hiểm nguy, của cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào Nguyễn Thi

đã viết thật hay, thật cảm động về cái cảm giác một mình bật lên một cách rõràng nhất, mênh mông nhất của chàng tân binh trơ trọi một mình, lại bị thươngnặng, hai mắt không còn nhìn thấy gì, sức đã cạn vì đói khát Ngón tay Việt đaukhông còn kéo nổi cò bấm súng Việt lết đi được một đoạn cũng là cả một kìcông Anh ngất đi tỉnh lại nhiều lần Ở trạng thái như thế, người ta có thể nghĩ gì?Chắc chắn là sẽ nhở lại những kỉ niệm vui buồn thân thiết nhất đã thực sự làmnên đời sống tinh thần của mình Vì thế, với việc để nhân vật Việt nhớ đến nhữngđồng đội, người thân, tác giả đã khẳng định rằng gia đình là cội nguồn sức mạnhcủa con người và truyền thống gia đình là thực sự thiêng liêng:

…Khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêuthường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành câygãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm Việtmuốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày,gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng út em vẫn níu chân chịChiến, nhưng chân tay không nhấc lên được Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽobao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi

và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông,cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc…

Có một chi tiết khá thú vị là đánh giặc Việt không sợ nhưng vẫn rất sợ ma Tuymới nhập ngũ nhưng Việt tỏ ra là một chiến sĩ thông minh, phân biệt rõ tiếngsúng của ta, tiếng súng của giặc; phán đoán được tình huống của trận đánh: Mộtloạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây Rồi loạt thứ hai… Việtngóc dậy Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc Đó là những tiếng

nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dâysúng nổ vô hồi vô tận Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ vàtiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi Đúng súng của ta rồi! Việt

Trang 8

muốn reo lên Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó Chà, nổ dữ, phải chuẩn bịlựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm… chắc là một xe bọc thép vừa bị

ta bắn cháy Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ

Tuy đang lâm vào tình huống hiểm nghèo nhưng Việt vẫn hướng về đồng đội, tintưởng vào chiến thắng: Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra… Cái cằmnhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anhđộng viên Việt tiến lên… Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lênnòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng Các anh chờ Việt một chút Tiếngmáy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng Kèn xung phongcủa chúng ta đã nổi lên Lựu đạn ta đang nổ rộ…

Đối mặt với cái chết, Việt cố gắng tìm về với cuộc sống: Việt đã bò đi được mộtđoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo Việt cũng không biết rằngmình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến Phía đó là sự sống.Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng Ở đó có các anh đang chờViệt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lỗnhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong…

Đời người lính chiến, giữa hi sinh tính mạng và chịu đựng khó khăn gian khổhoặc đau đớn về thể xác thì hi sinh tính mạng dễ chấp nhận hơn nhiều Đoạn văn

kể về nghị lực phi thường của Việt là khúc ca ca ngợi tinh thần dũng cảm củangười chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi

So sánh nhân vật Chiến và Việt, ta thấy điểm giống nhau của hai chị em là đều cómột tình yêu quê hương, đất nước và thái độ căm thù giặc sâu sắc Tuy là nhữngđứa trẻ mới lớn nhưng Chiến và Việt đã khắc sâu trong tâm khảm mối thù khôngđội trời chung với những kẻ đã giết hại ba má và đồng bào mình Từ đó, hai chị

em xác định mục đích của cuộc đời mình là phải trả thù bằng được cho ba má,cho quê hương Chính vì mối thù này mà cả hai chị em đều nung nấu quyết tâmđánh giặc Mối thù ấy dường như thôi thúc họ lớn nhanh hơn Khi nghe Chiến kểrằng chú Năm nói lần này hai chị em ra đi chiến đấu, thù ba má chưa trả được màtrở về thì chú chặt đầu, Việt nói tỉnh queo: Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừngnào tôi mới bị Còn Chiến thì cũng khẳng khái nói: Tao đã thưa với chú Năm rồi

Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!

Trang 9

Tuy nhiên, sự độc đáo và hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Thi chính là ở chỗ ông đã

có cách miêu tả khác nhau nên Chiến và Việt hiện ra với cá tính riêng không thểlẫn

Hơn em một tuổi nhưng Chiến luôn tỏ ra là một người chị khôn lớn, đảm đang,việc gì cũng nhận lãnh về mình Ba má đã khuất, Chiến sớm ý thức được vai tròcủa người chủ gia đình Chiến đã phải lớn vượt lên so với lửa tuổi để thay ba má

lo liệu việc nhà, bảo ban các em

Việt là em nên ỷ lại mọi việc cho chị, thường bắt chị phải chiều theo ý mình.Chiến nhường nhịn em trong mọi việc nhưng có một việc Chiến kiên quyếtkhông nhường, ấy là ghi tên tòng quân Nhưng tính cách của người chị thương

em hết lòng cũng thể hiện ở chính điều đó Thực ra, đây là một đức hi sinh lớn,một sự nhường nhịn lớn Chiến muốn giành về mình phần nguy hiểm để em đượcbình yên Đoạn văn thuật lại cảnh hai chị em Chiến và Việt chuyện trò với nhaumộc mạc mà vô cùng cảm động:

- Tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi.Việt đá trái dừa rụng dưới chân xuống mương cái đùng:

- Bộ mình chị biết đi trả thù à?

- Hồi đó má nói cho tao đi, mầy ở nhà làm ruộng với má, trọng trọng rồi đi sau

- Má nói hồi nào?

Má chết rồi, không biết ai mà phân chứng Nhưng chị Chiến vẫn không chịu, việcnày đâu có nhường được, chị sang vận động chú Năm

Là chị cho nên Chiến thường tỏ ra có sự tính toán chu đáo, còn Việt thì nông nổi,

vô tư Một trong những tình tiết cảm động nhất của câu chuyện này là cuộc bànbạc của hai chị em vào cái đêm cuối cùng trước khỉ ra trận Họ phải làm nhữngphần việc quá sức so với độ tuổi của mình Đó là việc nhà cửa, làm ăn, việc nuôidạy thằng út em, việc hương khói cho ba má…

- Bây giờ chị Hai ở xa Chị em mình đi thì thằng út sang ở với chú Năm, chúnuôi Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học

Trang 10

Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho Thằng út cũng học ở đây.Mầy chịu không?

Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:

- Sao không chịu?

- Giường ván cũng cho xả mượn làm ghế học, nghen?

- Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tội chịu hết

- Má dặn tao hồi nào? Giờ còn có tao với mầy thôi Nếu đồng ý thì nồi, lu, chén,đĩa, cuốc, vả, đèn soi với nơm để gởi chú Năm Chừng nào chị Hai ở dưới biển

về làm giỗ má, chị có muốn lấy gì thì chị chở về dưới, nghen?

- Tôi nói chị tính sao cứ tính mà…

…" Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi mìnhtrao lại chi bộ đảng chia cho cô bác khác mần, nghen? Hai công mía thì chừngnào tới mùa, nhờ chú Năm đốn, để dành đó làm đám giỗ ba má Em cũng ừnghen?

- Mình đi đâu thì má đi theo đó chớ lo gì mà lo?

- Vậy chở ba má không theo con thì theo ai, nhưng mà cũng phải tính cho đâu ra

đó chớ Đem bàn thờ sang gởi chú Năm, em có ừ không?

- Ừ!… Mà hồi đó má dặn chị vậy hả?

- Má cỏ biết má chết đâu mà dặn

Việt sải chân ra giường:

- Vậy mà nói nghe in như má vậy

Trang 11

Chị Chiến hử một cái “cóc” rồi trở mình May mà chị không bẻ tay rồi đập vàobắp vế than mỏi.

Chị nói:

- Tao cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy

Đúng rồi, hèn chi chị nói nghe thiệt gọn Vậy mà hồi nãy còn giành đi với mình.Việt nghĩ vậy, rồi ngủ quên lúc nào không biết

Chiến biết là Việt chưa lo toan nổi việc nhà, nhưng nhà chỉ có hai chị em nênChiến vẫn đem việc nhà ra bàn với em một cách dân chủ Tuy vậy, Chiến đã dựđịnh từ trước, mọi việc đã được sắp xếp đâu ra đấy, khiến cho Việt cảm thấy chịmình chín chắn, già dặn giống in như má Còn Việt, trong khi nghe chị nói thì lại

để mắt đến mấy con đom đóm và trong lúc chị Chiến vẫn nói thì Việt đã lăn rangủ từ lúc nào

Câu chuyện trao đổi giữa hai chị em cũng bộc lộ phẩm chất đáng quý của tuổi trẻmiền Nam thời đánh Mĩ: đã ra đi là quyết tâm chiến đấu và chiến thắng Điềuđáng quý của hai chị em là rất thương yêu, lo lắng cho nhau và cả hai đều nhớđến má: Hình như má cũng về đâu đây Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhàhay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắngmặt, má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà ra làm sao chớ?Chị em Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, cho nên dù cha

mẹ đã khuất nhưng lời dạy của cha mẹ vẫn thấm sâu vào tâm trí, nhắc nhở cáccon trong từng suy nghĩ, từng lời nói và hành động

Trước lúc lên đường Việt đi câu ít con cá về làm bữa cơm cúng má trước khi dờibàn thờ sang nhà chú… Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thuxếp đồ đạc dời nhà Người đọc không thể quên đoạn văn rất cảm động tả cảnh haichị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm: Chị Chiến rađứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn

vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấcbổng một đầu bàn thờ má lên Việt ghé vào một đầu Nào, đưa má sang ở tạmbên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhàđộc lập chúng con lại đưa má về Việt khiêng trước Chị Chiến khiêng bịch bịch

Trang 12

phía sau Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ Lân đầu tiên Việt thấylòng mình rõ như thế Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang

đè nặng ở trên vai Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa,men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lộihết đồng này sang bưng khác

Chỗ hay nhất của đoạn văn trên có lẽ là cái không khí thiêng liêng làm thay đổi

cả cảnh vật lẫn con người Con đường quen thuộc bỗng có thêm mùi hoa camthoảng lại từ chân vườn Còn đối với Việt, cái không khí thiêng liêng ấy khiếnanh trở thành người lớn Lần đầu tiên, Việt hiểu rõ lòng mình, bỗng thương chị lạ

và cảm thấy rất rõ mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ởtrên vai Đây là một chi tiết nghệ thuật cô đọng, dồn nén, chất chứa rất nhiều ýnghĩa, vừa là hành động cụ thể, vừa có yếu tố tâm linh, vừa nặng trĩu căm thù,vừa chan chứa yêu thương… Nếu để ý, người đọc sẽ thấy tác giả còn tô đậm sứcvóc của hai chị em Chiến thì hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… dang

cả thân người to và chắc nịch của mình… nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.Việt cũng ghé vào để khiêng Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành.Những đứa con trong gia đình đã đủ sức cầm súng đánh giặc như thế hệ của cha

mẹ mình

Câu chuyện trong đoạn trích được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vậtchính, dựa theo dòng hồi tưởng đan xen với thực tại, vì thế mà đậm đà chất trữtình và vô cùng sống động Phẩm chất, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.Trong kí ức nhân vật hiện lên rõ ràng từng kỉ niệm của quá khứ chưa xa Đó lànhững ngày Việt được sống trong tình yêu thương của đồng đội, của nhữngngười thân yêu trong gia đình Quá khứ này tạo điều kiện cho nhà văn có thể đisâu vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật Kết cấu của truyện không phụthuộc vào trật tự thời gian Từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiếntrường, tác giả đã gợi ra những dòng hồi tưởng về quá khứ từ chuyện này sangchuyện khác hết sức tự nhiên Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vậtnào cũng sống động và có cá tính rõ nét Nhờ ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ mà tácphẩm chân thực và sinh động

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình vừa giàu tính hiện thực vừa giàu tínhtrữ tình Những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Việt được tác già thể hiện

Trang 13

bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc rất đúng với tầm trạng của một chàng trai mớilớn, xa gia đình đi chiến đấu chưa được bao lâu Điều đó phần nào phản ánhphẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ Giải phóng quân trong cảnh ngộ nguy hiểm

và chết chóc của chiến trường Sự đau đớn do các vết thương trên thân thể gây rakhông làm cho Việt khủng hoảng tinh thần mà ngược lại, anh vẫn bình tĩnh sốngvới kí ức tuổi thơ gắn liền bao kỉ niệm vui buồn và tìm thấy ở đó nguồn sứcmạnh lạ thường Nhà văn Nguyễn Thi miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người chiến

sĩ không phải qua chiến công mà là qua nghị lực phi thường và đời sống tình cảmphong phú của họ

Chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng thời đánh Mĩ còn được tác giả khaithác ở đời sống tinh thần giản dị mà cao đẹp của thế hệ trẻ miền Nam Hai chị emChiến, Việt là những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo và trong chiến đấu họ lại lànhững chiến sĩ vô cùng kiên cường, dũng cảm

Thông qua truyện, Nguyễn Thi cũng kín đáo đề cập tới một vấn để có tính chất

xã hội: Gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thànhnhân cách Những người con được giáo dục tốt trong giá đình sẽ trở thành nhữngthành viên tích cực và hữu ích cho xã hội Ở từng nhân vật đều có sự gắn bó sâunặng giữa tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyềnthống gia đình với truyền thống dân tộc, thà hi sinh tất cả quyết giành độc lập tự

do Điều đó đã tạo nên sức mạnh to lớn của con dân tộc Việt Nam trong sựnghiệp chống Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Mẫu 2

Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân miền Nam và thực sự xứngđáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ Tác phẩm tiêu biểu của ông

là Những đứa con trong gia đình Truyện kể về những đứa con trong một gia đìnhnông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiếnđấu, son sắt với cách mạng

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất củaNguyễn Thi viết ngay trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt khi ông côngtác ở tạp chí Văn nghệ quân giải phóng năm 1966 Nhân vật chính của truyện làViệt Việt là một chiến sĩ giải phóng quân Ông nội và bố Việt bị giặc giết hại,

Trang 14

Mẹ Việt một mình nuôi con vất vả rồi cũng chết vì bom đạn Gia đình chỉ còn lạiViệt, chi Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một người chi nuôi đi lấy chồng xa.Truyền thống ấy được chú Năm ghi tất cả vào cuốn sổ gia đình Việt và Chiếnhăng hái đi tòng quân giết giặc Trong một trận chiến đấu, Việt hạ được mộtchiếc xe bọc thép của địch nhưng lại lạc đồng đội và bị thương nặng ngất đi tỉnhlại nhiều lần Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh về với những kỉ niệm thânthiết đã qua: kỉ niệm về má, về chị Chiến, chú Năm, đồng đội và anh Tánh…Anh Tánh và đồng đội tìm được Việt, đưa về điều trị một bệnh viện và sức khoẻViệt dần dần hồi phục Chuyện được kể theo dòng hồi ức của Việt trong nhữnglần ngất đi tỉnh lại ấy.

Đặc sắc của truyện là đã dựng nên được hình tượng những con người trong mộtgia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thuỷchung, son sắt với cách mạng Những con người này có những nét chung thốngnhất, thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật Nguyễn Thi Đó là: Căm thù giặc sâu sắc;Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc; Giàu tình nghĩa, rất mựcthuỷ chung son sắt vời quê hương và cách mạng Tuy nhiên, trong cái dòng sôngtruyền thống của gia đình ấy, “mỗi người một khúc”, có nét tính cách riêng,không ai giống ai Đó chính là điểm nói lên tài năng của Nguyễn Thi

Trong dòng sông truyền thống gia đình này, chú Năm là khúc thượng nguồn, lànơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình Chú hay kể sự tích gia đình.Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của cácthành viên trong gia đình Chú Năm là người lao động chất phác nhung giàu tìnhcảm Tâm hồn chú Năm bay bổng, đạt dào cảm xúc khi cất lên tiếng hò Nhữnglúc đó, chú Năm như đặt cả trái tim mình vào trong câu hò, tiếng hát

Cùng với chú Năm, má Việt cũng là một hiện thân của truyền thống Đây là mộthình tượng người phụ nữ mang đậm những nét tính cách của nhân vật NguyễnThi Rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc Rất mực thương chồng, thương con, đảmđang, tháo vát Cuộc đời lam lũ, vất vả chồng chất đau thương tang tóc, nhưngcắn răng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con, đánh giặc Một tay bồngcon, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng; hiên ngang đối đáp vời kẻthù mà “hai bàn tay to bản” vẫn “phủ lên đầu đàn con đang nép đước chân”; mỗilần bọn lính bắn dọa “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người

Trang 15

đã từng vượt sông, vượt biển”… Đó là hình ảnh của sự gan góc, chở che mang ýnghĩa biểu tượng về người phụ nữ ở một xứ sở như đất nước ta, cuộc sống thìlam lũ vất vả, chồng chất đau thương nhưng con người lại rất đỗi kiên cường, cao

cả Má Việt đã ngã xuống trong một cuộc đấu tranh nhưng trái cà-nông lép mánhặt đem về vẫn còn nóng hổi Trong quan niệm của Nguyễn Thi, người mẹ ấycái phần thác chỉ là thể phách còn linh hồn thì bất tử, sống mãi tròng những đứacon Không phải ngẫu nhiên mà vào cái đêm sắp xa nhà đi chiến đấu, những đứacon đểu cảm nhận không phải ai khác mà chính là người mẹ đã hiện về

Chiến có những nét giống mẹ: gan góc, đảm đang tháo vát Nguyễn Thi có ý thức

tô đậm nét kế thừa người mẹ nhân vật Chiến Chiến là một tính cách đa dạng:vừa là một cô gái mới lớn, tính khi còn rất trẻ con, vừa là người chị biết nhườngem, biết lo toan, đảm đang, tháo vát So với người mẹ, Chiến không chỉ khác ởcái vẻ trẻ trung thích làm duyên làm dáng Vận hội mới của cách mạng đã tạođiều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiệnlới thề như dao chém đá của mình: “Đã lăm thân con gái ra đi thì tao chỉ có mộtcâu: Nếu giặc còn thì tao mất”

Trong tác phẩm, Việt là nhân vật xuất hiện nhiều lần nhất Việt đã hiện lên cụ thể

và sinh động trước mắt ta, vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gangóc, dũng cảm, kiên cường Việt có cái nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộcngộc vô tư, tính anh còn rất trẻ con, rất ngây thơ, hiếu động

Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em, thì trái lại, Việt lại hay tranh giành phầnhơn với chị Việt rất thích đi câu ca, bắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn đemtheo cả cái súng cao su ở trong túi Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó tháccho chị Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà, từ

Út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gửi bàn thờ má, bàn bạc với em một cáchtrang nghiêm còn Việt thì vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừachụp một con đom đóm úp trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết Cáchthương chị của Việt cũng rất trẻ con, “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chịtrước những lới tán tỉnh đùa tếu của anh em Việt bị thương nằm lại ở chiếntrường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng giống hệt như thằng Út em ở nhà

“khóc đó rồi cười đó”,…

Trang 16

Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đường hoàng, chữngchạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường Dòng máu nóngchảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc,không bao giờ biết sợ trước sự bạo tàn Cho nên, còn bé tí mà Việt đã dám xôngthẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình Việt đã nằng nặc đôi đi tòng quân đểtrả thù cho ba má Khi xông trận, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủpháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch Và đến khi bị trọng thương, mộtmình nằm giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng

và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ớ trong tư thế chờ tiêu diệtgiặc: “Tao sẽ chờ mày Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày.” Có thể nói,hành động giết giặc để trà thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong nhữngthước đo quan trọng nhất về phẩm cách con người của nhân vật Nguyễn Thi.Đọc Những đứa con trong gia đình, không ai có thể quên đoạn văn rất cảm động

tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm: “ChịChiến ra đứng giữa sân… rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấcbổng một đầu bàn thờ má lên Việt ghé vào một đầu Nào, đưa má sang ở tạmbên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độclập con lại đưa má về Việt khiêng trước Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau.Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ Lần đầu tiên Việt mời thấy lòngmình rõ như thế Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đènặng ở trên vai” Trong cái không khí vô cùng thiêng liêng ấy, con người ta bỗngthấy mình thành một người khác, trưởng thành và khôn lớn hơn Một người hônnhiên, vô tư như Việt, vào chính chính giờ khắc này mới thấy “thương chị lạ”,mới thấy rõ lòng mình và cảm thấy rất rõ mối thù thằng Mĩ như có hình, có khối,

có trọng lượng cụ thể đang đè nặng ở trên vai Đây là một chi tiết nghệ thuật côđọng, dồn nén, chất chứa biết bao ý nghĩa, vừa là hành động cụ thể, vừa có yếu tốtâm linh, vừa nặng trĩu căm thù, vừa chan chứa yêu thương,…

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình có một dòng sông truyền thống giađình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị

em Chiến, Việt Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước,giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinhthần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Trang 17

Truyện có bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện qua giọng trầnthuật, trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo,ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Mẫu 3

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kìkháng chiến chống Mĩ cứu nước Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi

“Nhà văn của người dân Nam Bộ” Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm gắn liền vớitên tuổi của ông Trong những tác phẩm đặt sắc ấy nổi lên truyện ngắn “Nhữngđứa con trong gia đình” (Năm 1978) Truyện viết về những ngày chiến đấu giankhổ, khó khăn của chiền trường miền Nam Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹptâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nướctrong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi.Thật vậy, nhan đề “Những đứa con trong gia đình” mang một hàm ý sâu xa củatác giả Truyện kể về những đứa con trong gia đình có truyền thống cách mạng làgia đình hai chị em Chiến và Việt Gia đình ấy cũng chính là hình ảnh thu nhỏcủa miền Nam Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ Nguyễn Thi đã xâydựng một tình huống truyện độc đáo: Việt - một anh giải phóng quân sinh ratrong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội và cha mẹ anh đều bị chếtdưới tay kẻ thù Chính mối thù nợ nước, nợ nhà không đội trời chung đó đã thúcđẩy anh tham gia cách mạng Trong một trận đánh, Việt bị thương, lạc đồng đội,ngất đi tỉnh lại rất nhiều lần Mỗi lần ngất đi tỉnh lại, quá khứ và hiện tại lại đanxen nhau trong tiềm thức của anh Ở lần tỉnh lại thứ 4, kí ức về mẹ hiện về Việtnhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân Việt đòi đi nhưng chị Chiếnkhông cho Anh nhờ chú Năm giúp đỡ Chú đồng ý cho hai chị em Việt đi tòngquân Chị Chiến thu xếp mọi công việc trước khi hai chị em lên đường… Trở vềvới thực tại, sau 3 ngày tìm kiếm, anh Tánh và đồng đội đã đưa Việt về điều trịtại một bệnh viện dã chiến Sức khỏe Việt dần hồi phục

Có thể thấy, truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt Nguyễn Thi đã

để cho đứa con tinh thần của mình hồi tưởng lại đứt quãng sau mỗi lần anh ngất

đi tỉnh lại ở chiến trường Tuy dòng cảm xúc không được trôi chảy mạch lạc song

ở mỗi lần Việt tỉnh dậy lại là một câu chuyện chứa nhiều ý nghĩa sâu xa Để hiểu

Trang 18

rõ hơn về tác phẩm này, chúng ta sẽ phân tích từng nhân vật một Ở mỗi nhân vật

mà nhà văn nhắc tới đều có một biểu tượng riêng về tình yêu quê hương, tình yêuđất nước Trong đó, tình yêu gia đình làm nền tảng để cho gia đình Việt tuônchảy một tình yêu bất diệt với quê hương

Những thành viên trong gia đình đều rất gan góc, dũng cảm, có lòng căm thù giặcsâu sắc Ở họ giàu tình nghĩa thủy chung, son sắt với quê hương, với cách mạng.Mỗi một nhân vật trong truyện đều được Nguyễn Thi tả rất đặc sắc, hấp dẫnngười đọc

Trước hết, nhân vật Việt được coi là trung tâm của câu chuyện hiện lên thật chânthực và sắc nét Anh là đứa con tiêu biểu của gia đình Việt là một chiến sĩ giảiphóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thốngcách mạng Khi những người thân bị chết dưới tay giặc đều là những người việtyêu úy nhất: ông nội, ba mẹ Gia đình chỉ còn lại chị Chiến, chú Năm, thằng út

em với người chị nuôi đi lấy chồng xa Việt hăng hái tham gia tòng quân giếtgiặc trả thù cho người thân, bảo vệ quê hương Ở Việt ta luôn thấy được đó là

“cậu tư” gan gạ, muốn lập nhiều chiến công như chị Qua dòng hồi ức của Việtkhi ngất đi tỉnh lại, ta còn thấy được, anh là một người tính tình trẻ con, vô tư,nghịch ngợm của tuổi mới lớn Anh hay tranh giành với chị mình chuyện bắn tàugiặc Mĩ trên sông Định Thủy, anh có hành động “đá trái dừa rụng xuống mương”khi chị không cho đi tòng quân, sợ câu chuyện “con ma cụt đầu” mà chị hay kể.Đặc sắc nhất là cảnh hai chị em thu xếp mọi thứ để lên đường tòng quân Khi ấy,Việt chỉ “lăn kềnh ra ván cười khì khì” trong khi chị Chiến lo toan mọi thứ Cảnhhai chị em khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm là một hành động chứng tỏViệt đã trưởng thành, sẵn sàng đối đầu với quân địch Cái cách Việt thương chịmình cũng rất đáng yêu “ Giấu chị như giấu của riêng”… Ta còn bắt gặp mộthình ảnh Việt gan dạ, quả cảm khi đi bộ được hai năm, anh đã dùng thủ pháo tiêudiệt được một xe bọc thép của địch hay lúc anh bị thương, lạc đồng đội, anhkhông hề sợ mà vẫn rất bình tĩnh, với tư thế hội tụ đủ phẩm chất của người lính

cụ Hồ, anh “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng nổ súng

Có thể thấy, Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhânvật Việt - đứa con cưng tình thần của ông với những tính cách đáng yêu, dễ mến,

vô tư đời thường, ga dạ quả cảm trong chiến đấu

Trang 19

Nhà văn tiếp tục lia ống kính của mình để khắc họa hình tượng nhân vật Chiến chị của Việt - một người con gái cũng giống như Việt trải qua hoàn cảnh bithương nhưng sớm trưởng thành, già dặn trước tuổi Ở chị ấy được thừa hưởngnhững nét đẹp từ người mẹ Đó là người con gái gan dạ, đảm đang, tháo vátnhưng cũng căm thù giặc sâu sắc Chiến tòng quân ra chiến đấu trong một tiểu bộđội nữ địa phương Chị chiến đấu dũng cảm, coi cái chết cũng chỉ như “chếtgiấc” với câu nói bất khủ “Nếu giặc còn thì tao mất” và cô đã trở thành tiểu độitrưởng quân địa phương Chiến vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chị để chăm lo,lấp đầy khoảng trống cho các em Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyệntrong nhà đã được cô sắp xếp đâu vào đó khiến cho chú Năm cũng phải hết sứcngạc nhiên mà thốt lên: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mởđược rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non” Câu nói của chú Năm thể hiện sựyên tâm của người đi trước đối với lớp người trẻ kế cận họ Việc cô ngăn khôngcho em đi tòng quân không phải vì sợ Việt tranh cướp công lao của cô mà côhiểu rất rõ, với vai trò của người đi trước, co đã tham gai kháng chiến, cô hiểu rất

-rõ sự tàn khốc của chiến tranh nó ghê gớm đến nhường nào, cô sợ Việt bị thương.Qua đó, người đọc thấy được tình yêu ruột thịt máu mủ sâu sắc đến nhường nào

Nó là phương thuốc hữu hiệu nhất để gắn kết mỗi thành viên trong gia đình lạivới gần nhau hơn

Ta thấy Chiến hiện lên thật giản dị, thật đẹp dưới cái nhìn phác họa đầy lí tưởngcủa tác giả Ở cô gái trẻ ấy hội tụ mọi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam “đảmviệc nước, giỏi việc nhà” Chính những sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao củangười phụ nữ ấy đã góp phần vào thắng lợi của dân tộc

Thật là thiếu xót nếu như không có nhân vật chú Năm Chính chú Năm là hiệnthân của truyền thống, là khúc thượng nguồn trong “dòng sông truyền thống” củagia đình Việt Chú là người ghi lại tất cả những sự kiện diễn ra trong gia đình Ởchú Năm hiện lên một hình ảnh người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm.Chú cũng biết hò và Việt là nơi gửi gắm những câu hò của chú Chú Năm ghichép cẩn thận và đầy đủ tội ác của giặc đối với dòng họ, gia đình mình và chiếncông của các thành viên trong gia đình Khi Chiến và Việt chuẩn bị lên đường,chú đã giao cuốn sổ cho hai chị em Cuốn sổ đó tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa Nó làthước phim ghi lại một cách chân thực, chi tiết nhất những chiến tích của gia

Trang 20

đình và tội ác của quân giặc Nó dấy lên lòng căm thù giặc, món nợ lớn nhất phảitrả Cùng với chú Năm, má Việt cũng là hiện thân của truyền thống Là ngườiphụ nữ gan góc, rất mực thương chồng con và có lòng căm tù giặc sâu sắc Mỗilần bọ lính bắn dọa “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người

đã từng vượt sông vượt biển” Má Việt đã ngã xuống song hình ảnh người phụ nữ

ấy luôn bất tử trong lòng các con

“Những đứa con trong gia đình” đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩcứu nước là một truyện ngắn đặc sắc bởi giọng văn trần thuật khắc họa miêu tảtâm lí nhân vật Chiến, Việt, Chú Năm…, Nguyễn Thi đã dựng nên một gia đình

có truyền thống yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc, mối thù nợ nước nợ nhà.Qua đó, tác giả giúp người đọc thêm đồng cảm với cảnh ngộ éo le, thêm yêuthương quý trọng gia đình, biết ơn công lao của những người cách mạng

Tóm lại, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” thể hiện rõ tài năng củaNguyễn Thi trên nhiều phương diện Truyện không những phác họa thành cônghình tượng của người con yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mà còn thể hiệntình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình Ông xứng đángđược coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Mẫu 4

Nguyễn Thi - một con người tài hoa, sáng tác trên nhiều thể loại thơ, truyệnngắn, tiểu thuyết,… Ngòi bút của tập trung chủ yếu vào những người dân Nam

Bộ yêu nước mãnh liệt, có lòng căm thù giặc sâu sắc và có tinh thần chiến đấukiên cường Những đứa con trong gia đình có thể coi là kết tinh phong cách nghệthuật của ông Tác phẩm hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 - giai đoạn cuộckháng chiến chống Mĩ đang rất căng thẳng, ác liệt

Tác phẩm được xây dựng dựa trên tình huống Việt - một chiến sĩ giải phóng quân

bị thương, lạc đồng đội giữa cánh rừng cao su Đây là trận đánh đầu tiên của Việtnhưng đã lập được chiến công vang dội: dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọcthép và sáu tên Mĩ lẻ Anh chịu tổn thất nặng nề, ngất đi tỉnh lại nhiều lần Mỗilần tỉnh lại Việt lại có dòng hồi ức miên man về gia đình, về những kỉ niệm ngàyxưa Câu chuyện được kể lại là những dòng hồi ức đứt nối giữa những lần chợt

Trang 21

ngất đi tỉnh lại của Việt Xây dựng tình huống này, tác giả nhằm khẳng định tìnhcảm lớn lao bao giờ cũng bắt nguồn từ những gì gần gũi, bình dị nhất.

Việt bị thương trong một lần đánh giặc, cậu bị lạc đồng đội, bị ngất đi và tỉnh lạinhiều lần, trong những lần ấy, Việt nhớ về những kỉ niềm khi còn ở nhà, nhớ vềcuốn sổ gia đình và những kỉ niệm trẻ thơ Một cách rất tự nhiên tác giả đã traongòi bút cho nhân vật từ trần thuật về cuộc đời mình, khiến cho câu chuyện chânthực và giàu cảm xúc hơn

Việt sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ rạng rỡ những chiến công và

có nhiều đau thương mất mát Cha của Việt bị chặt đầu, chỉ có ba mẹ con nhưngdám dắt díu nhau đi đòi lại đầu chồng, không hề run sợ trước những lời hăm dọacủa kẻ thù Không chỉ vậy, má của Việt cùng ông nội và thím Năm đều chết dưới

sự tàn sát, bom đạn của kẻ thù Gia đình anh hùng mà cũng đầy đau thương, mấtmát Đây đồng thời cũng là hoàn cảnh chung của những gia đình Nam Bộ lúc bấygiờ

Việt là một người giàu tình cảm, luôn dành tình yêu thương sâu nặng nhất chogia đình Giữa lúc nằm một mình ở rừng, cái chết đang cận kề, nhiều lần ngất đitỉnh lại, điều cậu nghĩ tới đầu tiên chính là gia đình, là má của mình, và trongnhững lần ấy cậu còn tưởng má mình đang ở quanh đâu đây Và ngay cả đêmtrước khi lên đường ra chiến trường, nhìn vào hình ảnh chị Chiến cậu cũng liêntưởng đến má Dù má đã mất, nhưng tình yêu thường dành cho má vẫn khôngbao giờ vơi cạn trong lòng Việt Không chỉ dành tình yêu thương cho mẹ, màViệt còn rất thương chị Chiến Mẹ mất, chỉ có hai chị em nương tựa vào nhau,trong ngày khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, nghe thấy những bướcchân bình bịch của chị, cậu thương chị đến lạ, có lẽ đây là lần đầu tiên trong suốtbao năm cùng chung sống dưới một mái nhà, tình cảm ấy được biểu lộ một cách

rõ ràng đến vậy Và một phản ứng vừa ngây ngô trẻ con mà cũng vô cùng đángyêu của Việt ấy là khi ra chiến trường cậu giấu nhẹm chị mình, không bao giờ kể

về chị với đồng đội, vì cậu sợ lỡ kể ra người ta sẽ lấy mất người chị thân yên củacậu, cậu giữ lấy chị làm của riêng Hành động, suy nghĩ tuy trẻ con nhưng lại chothấy tình yêu thương sâu sắc Việt dành cho chị

Trang 22

Không chỉ vậy, Việt còn có lòng căm thù giặc sâu sắc và luôn nung nấu quyếttâm trả thù Gia đình Việt đã có biết bao người ngã xuống dưới sự tàn sát ghê rợncủa kẻ thù: cha, mẹ, họ hàng, … bởi vậy lòng căm thù giặc càng trở nên mạnh

mẽ, mãnh liệt hơn Ngay sau cái chết của má, ý nghĩ ấy thôi thúc câu mãnh liệthơn bao giờ hết, Việt tranh giành quyết liệt với chị Chiến để lên đường ra chiếntrường, dù cậu còn nhỏ, vẫn chưa đủ tuổi nhưng ý chí, lòng quyết tâm vẫn không

hề bị lay chuyển Khi khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, suy nghĩ trong tâmtrí hai chị em: “…khi nào nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về” Lòng cămthù giặc chính là động lực mạnh mẽ nhất để Việt cũng như Chiến nêu cao quyếttâm đánh giặc, trả thù cho gia đình

Ngoài mặt trận Việt là một người chiến sĩ hết sức gan góc, dũng cảm và vô cùngkiên cường Mặc dù mới vào trận lần đầu tiên song với lòng dũng cảm, ý chí giếtgiặc cậu đã tiêu diệt được một xe bọc thép của kẻ thù và sáu tên giặc Ngày cảkhi bị thương thì tinh thần chiến đấu của Việt vẫn không hề giảm sút Mặc dù bịlạc đồng đội, mắt không còn nhìn rõ, chín đầu ngón tay gần như bị tê liệt, nhưngViệt không hề nao núng sợ hãi, anh vẫn lắng nghe từng chuyển động để phánđoán hành động của kẻ thù và ngón tay duy nhất còn lại vẫn nắm chặt vào còsung, sẵn sang chiến đấu Việt luôn tâm niệm: “Bầu trời này có mày, mặt đất này

có mày nhưng cánh rừng này có tao nếu mày giết tao thì tao sẽ giết mày” Chỉvới một câu nói ấy thôi nhưng đã chủ thấy sự hiên ngang, chủ động của Việt

Dù trên chiến trường hết sức gan dạ, dũng cảm, nhưng trong cuộc sống đờithường cậu vẫn mang những nét hết sức dễ thương, hồn nhiên, vô tư của một đứatrẻ Khi còn ở nhà, Việt luôn tranh giành, hay giận dỗi với chị Chiến Ngay cảđêm trước khi lên chiến trường cậu cũng không thèm để tâm đến những gì chịnói và còn ngủ quên Không chỉ vậy, tính cách trẻ con của Việt còn được biểu lộngay cả khi ở chiến trường cậu mang theo một chiếc ná thun và không bao giờ kể

về chị mình với đồng đội Dù gan góc, dũng cảm là thế, nhưng cậu có một nỗi sợhết sức trẻ con ấy là sợ ma

Bên cạnh nhân vật Việt, cũng không thể không nhắc đến chị Chiến Chị Chiến làngười chan chứa tình cảm cho gia đình, đầu tiên là tình yêu thương với má Chịgiống má như tạc, có lẽ là do ngưỡng mộ má, tự tạc mình theo má Đồng thời chị

Ngày đăng: 04/01/2021, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w