Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008 - 2011): Nguôi sửa chữa máy công cụ (Lí thuyết+Tình huống+hướng dẫn giải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh PhúcĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II(2008 - 2011)NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀMã đề thi: DA SCMCC – LT01Câu 1: (3 điểm)Trình bày phương pháp kiểm tra độ đảo mặt và đảo hướng kính của chi tiết máy dạng trục?Trả lời:Để kiểm tra độ đảo măt đầu và độ đảo hướng kính, người ta sử dụng các đồ gá với khối V hoặc mũi tâm. (Hình dưới )Sơ đồ đo và kiểm tra độ đảo mặt đầu và độ đảo hướng kínha), b) Kiểm tra độ đảo mặt đầu trên khối V. c) Kiểm tra độ đảo hướng kính của mặt trụ.1,7 – điểm tỳ; 2,5,10 – khối V; 3,6 – chi tiết; 4,8,12 – đồng hồ so; 9,11 – mặt trụ cần đoKhi kiểm tra độ đảo mặt đầu trên khối V, chi tiết được gá trên khối V số 2 (a) hoặc khối V số 5 (b) bằng mặt trụ ngoài và tỳ một đầu vào một chốt tỳ cố định (điểm 1 trùng với tâm chi tiết 3 trên hình a hoặc điểm 7 của chính bề mặt cần kiểm tra trên hình b). Kiểm tra độ đảo khi gá chi tiết trên các khối V được sử dụng khi trên chi tiết không có lỗ tâm.Để kiểm tra độ đảo ướng kính của mặt trụ 11 so với mặt trụ 9 (hình c), người ta gá chi tiết bằng mặt trụ 9 trên khối V số 10 và quay chi tiết di 3600. Hiệu giữa chỉ số lớn nhất và nhỏ nhất của đồng hồ 12 sẽ là độ đảo của mặt trụ 11 so với mặt trụ 9.Để kiểm tra độ đảo hướng kính và hướng trục, người ta còn sử dụng sơ đồ giá chi tiết bằng lỗ (hoặc hai lỗ trụ đồng tâm) nhờ các chốt trụ hoặc trục giá cố định. Tuy nhiên sơ đồ này sẽ gây sai số do tồn tại khe hở trong mối lắp giữa trục giá và lỗ. Để loại bỏ ảnh hưởng của khe hở người ta dung trục giá côn có độ côn nhỏ (1:1000 đến 1:10000) hoặc trục giá bung . Tuy nhiên chi tiết giá trên trục côn sẽ không có vị chí xác định theo đường tâm. Do vậy mặt đầu của nó sẽ có độ đảo so với tam trục giá. Để tránh hiện tượng này có thể dùng trục giá bung kết cấu như hình dướiSơ đồ các loại trục gá để kiểm tra độ đảo mặt đầu và hướng kínhHoặc trục giá có bạc đàn hồi. Các trục giá phải có mặt lám việc đạt độ bóng cao(Ra = 0,63 ÷ 0,16µm), sai số hình dáng không vượt quá 5µm. Các trục giá có đường kính lớn hơn 60 mm được chế tạo rỗng.Câu 2: (2 điểm)Có những phương pháp đo độ nhám bề mặt chi tiết nào được sử dụng trong sản xuất?Trả lời: Có nhiều cách để kiểm tra đọ nhám bề mặt chi tiết máy. Chọn phương pháp đo nào tùy thuộc vào cấp độ nhám bề mặt cần gia công và yêu cầu về độ chình xác của phương pháp đo. Có một số phương pháp đo thong dụng sau đây:- Phương pháp so sánh bề mặt chi tiết cần kiểm tra với mẫu độ nhám. - Phương pháp căn ke (chép hình) bề mặt chi tiết.- Phương pháp quang học để đo profin của các vết nhấp nhô bề mặt.Tùy theo dụng cụ đo, có thể đo độ nhám tới cấp 10÷14. Có nhiều loại máy đo quang học, ví dụ: máy đo kiểu “Li nhich” hai ống kính, “Li nhich” giao thoa, “Li nhich” profin tế vi của Nga v.v.Phương pháp đo profin bề mặt bằng mũi dò cơ khí. Các máy đo theo nguyên lý này có bộ phận tự ghi lại hình ảnh phóng đại và chon gay trị số chiều cao nhấp nhô của các vết nhấp nhô trên bề mặt chi tiết cần kiểm tra. Hiện nay nhiều hãng chế tạo dụng cụ đo trên thế giới đã chế tạo và đưa vào sử dụng các máy đo đọ nhám hiện số dựa trên nguyên lý này với độ chính xác rất cao.Câu 3: (2 điểm)Trình bày sự cần thiết phải cân bằng tĩnh và cân bằng động chi tiết máy khi chế tạo và trong khi sửa chữa?Trả lời:Các chi tiết lớn, nặng và làm việc với tốc độ cao, nếu không cân bằng sẽ làm việc không bình thường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc của máy. Ví dụ, trục chính của máy cắt kim loại không cân bằng khi làm việc sẽ gây ra dao động. Dao động này sẽ được truyền sang các chi tiết khác trong đó có cả bệ máy làm cho chất lượng bề mặt của các chi tiết gia công trên máy không đạt yêu cầu. Mâm cặp, các bánh răng lớn, bánh đai, khớp nối trục, trục chính và đá mài vv cũng có thể gây ra hiện tượng tương tương tự. nguyên nhân của hiện tượng mất cân bằng có thể do vật liệu chi tiết không đồng nhất, sai số của phôi do còn những bề mặt thô chưa gia công cơ, sai số lắp cụm máy(do có độ nghiêng hoặc sự xê dịch của chi tiết lắp v,v). Việc cân bằng chi tiết máy thường được tiến hành trong các phân xưởng gia công cơ khí ngay sau khi chế tạo. mặc dù vậy, sau khi lắp, vẫn phải kiểm tra độ cân bằng của các cụm máy vì có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện mất cân bằng do quá trình lắp ráp gây nên. Trong nhiều quy trình công nghệ lắp máy, ví dụ như lắp cụm trục chính, phải coi nguyên công cân bằng máy là cần thiết và không thể thiếu được. Các chi tiết máy quan trọng ở dạng truc và dạng đĩa sau khi chế tạo hoặc sửa chữa thường phải cân bằng tĩnh và cân bằng động . Tuy nhiên việc cân bằng động rất phức tạp đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên dùng và dụng cụ đo rất phức tạp nên cân bằng động chỉ được thực hiện tại các nhà máy hoặc cơ sở chuyên sản xuất còn cân bằng tĩnh thì được áp dụng trong tất cả các đơn vị sản xuât và sửa chữa cơ khí Hà nội, ngày…… tháng……năm 2011 HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI TIỂU BAN RA ĐỀ THI . NGHỀ KHÓA II(2008 - 2 011 )NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀMã đề thi: DA SCMCC – LT01Câu 1: (3 điểm)Trình bày phương. Kiểm tra độ đảo hướng kính của mặt trụ .1, 7 – điểm tỳ; 2,5 ,10 – khối V; 3,6 – chi tiết; 4,8 ,12 – đồng hồ so; 9 ,11 – mặt trụ cần đoKhi kiểm tra độ đảo mặt