CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 10 Câu 1. Đặc điểm cấu trúc bậc 1 của prôtêin? A. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axit amin. B. Cấu trúc bậc 1 của prôtêin trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlypeptit. C. Các chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gấp nếp. D. Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều. Câu 2. Cấu trúc của phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi A. liên kết phân cực của các phân tử nước. B. sự có mặt của khí CO 2 . C. nhiệt độ. D. sự có mặt của khí O 2 . Câu 3. Các axit amin liên kết với nhau bằng mối liên kết A. phôtphođieste. B. hiđrô. C. đisunphua. D. peptit. Câu 4. Câu nào trong các câu sau đúng khi nói về cấu trúc bậc 4 của prôtêin? A. Có trong tất cả các loại prôtêin. B. Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau. C. Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc giống nhau. D. Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau. Câu 5. Giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện liên kết hóa học nối giữa A. đường và đường. B. bazơ và đường. C. axit và bazơ. D. đường và axit. Câu 6. Nếu so sánh với đường cấu tạo ADN thì phân tử đường cấu tạo ARN A. nhiều hơn một nguyên tử ôxi. B. ít hơn một nguyên tử ôxi. C. ít hơn một nguyên tử cacbon. D. nhiều hơn một nguyên tử cacbon. Câu 7. Loại bazơ nitơ chỉ có trong ARN mà không có trong ADN là A. ađênin. B. uraxin. C. xitôxin. D. guanin. Câu 8. Chức năng của ARN thông tin là A. tổng hợp phân tử ADN. B. qui định cấu trúc của phân tử prôtêin. C. truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm. D. qui định cấu trúc đặc thù của ADN. Câu 9. Chức năng của lưới nội chất hạt là gì? A. Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. B. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường. C. Chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào. D. Có nhiều loại enzim, phân hủy các chất độc hại đối với tế bào. Câu 10. Thành phần hóa học chủ yếu của ribôxôm gồm A. ADN và rARN. B. prôtêin và rARN. C. mARN và prôtêin. D. ADN, rARN và prôtêin. Câu 11. Chức năng của lưới nội chất trơn là: A. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường. B. Có nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với tế bào. C. Có nhiều loại enzim, phân hủy chất độc hại đối với tế bào. D. Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. Câu 12. Cấu tạo bộ máy Gôngi bao gồm A. các ống rãnh xếp chồng lên nhau và thông với nhau. B. các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau. C. các thể hình cầu có màng kép bao bọc. D. các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại. Ôn tập Sinh học 10 – Phạm Thành Nhân 1 Câu 13. Đặc điểm cấu trúc nào sau đây là của lizôxôm? A. Có hai lớp màng bao bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt. B. Có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào. C. Có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân. D. Không có màng bao bọc, gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau. Câu 14. Trên mào ti thể có chứa nhiều A. kháng thể. B. sắc tố. C. enzim hô hấp. D. hoocmôn. Câu 15. Trong các tế bào sau, tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào bạch cầu. Câu 16. Chức năng của ti thể là gì? A. Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác nhờ enzim hô hấp thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. B. Chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường. Câu 17. Câu nào không đúng khi nói về màng sinh chất? A. Màng sinh chất có cấu trúc chủ yếu là phân tử prôtêin. B. Màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. C. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy, tế bào có thể thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài. D. Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin thực hiện các chức năng khác nhau như vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết. Câu 18. Chất nền ngoại bào là gì? A. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào động vật có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng glicôprôtêin. B. Bên ngoài màng sinh chất của cá tế bào còn có thêm hợp chất được cấu tạo bằng peptiđôglican. C. Được cấu tạo bằng lớp phôtpholipit kép và prôtêin. D. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng glicôprôtêin. Câu 19. Điểm khác nhau cơ bản giữa thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm là gì? A. Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, còn nấm và vi khuẩn là kitin. B. Thành tế bào thực vật và vi khuẩn đều bằng peptitđôglican, còn nấm là kitin. C. Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, của nấm là kitin, còn của vi khuẩn là peptitđôglican. D. Thành tế bào thực vật và nấm là xenlulôzơ, vi khuẩn là peptitđôglican. Câu 20. Trong các đặc điểm cấu trúc sau, đặc điểm cấu trúc nào là của khung xương tế bào? A. Chỉ có ở tế bào nhân thực, gồm các hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. B. Chỉ có một lớp màng, có enzim thủy phân. C. Cấu tạo bằng xenlulôzơ hoặc bằng kitin. D. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp. Câu 21. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành liên kết peptit trong phân tử protein? A. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin khác. B. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm amin của axit amin kia, có sự giải phóng 1 phân tử nước. C. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacboxyl của axit amin trước với nhóm amin của axit amin đứng sau, có sự giải phóng 1 phân tử nước. D. Liên kết peptit được hình thành giữa nhómamincủa axit amin trước với nhóm cacboxyl của axit amin đứng sau, có sự giải phóng 1 phân tử nước. Câu 22. Mỗi đơn phân của phân tử ADN có kích thước trung bình là A. 3,4nm. B. 20A o . C. 3,4A o . D. 0, 34A o . Ôn tập Sinh học 10 – Phạm Thành Nhân 2 Câu 23. Cấu trúc xoắn anpha của mạch polipeptit là cấu trúc không gian A. bậc IV B. bậc II C. bậc I D. bậc III Câu 24. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với sự sống: A. Là hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào. B. Là thành phần cấu trúc nên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể. D. Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào. Câu 25. Vai trò của nước trong tế bào: I/ Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. II/ Là thành phần hòa tan các nhóm vitamin B, C trong tế bào. III/ Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động của tế bào, là môi trường của các phản ứng sinh hóa. IV/ Tham gia vào các phản ứng hóa học trong chuyển hóa vật chất ở tế bào. A. I, III. B. I, II, III C. I, III, IV. D. II, III, IV. Câu 26. Đặc điểm cấu trúc nào sau đây là của lizôxôm (tiêu thể)? A. Không có màng bao bọc, gồm một số loại rARN và nhiều protein khác nhau. B. Có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào. C. Có hai lớp màng bao bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt. D. Có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân. Câu 27. Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người có hiện tượng đào thải các cơ quan, mô của người cho vì A. Màng sinh chất có tính linh động. B. Màng sinh chất có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. C. Màng sinh chất có tính bán thấm. D. Các tế bào của cùng một cơ thể có nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" nhờ cấu trúc màng sinh chất có glicoprotein. Câu 28. Chức năng cơ bản của ADN là A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. B. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. C. là thành phần cấu tạo của màng tế bào. D. trực tiếp tổng hợp protein. Câu 29. Chức năng của lông ở tế bào vi khuẩn là A. giúp vi khuẩn di chuyển. B. giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người, như những thụ thể tiếp nhận các virut trong quá trình tiếp hợp. C. giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp. D. quy định hình dạng tế bào. Câu 30. Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống. Bên trong lục lạp có các .(1) . xếp chồng lên nhau tạo thành các cấu trúc gọi là .(2) Trên màng của tilacoit chứa nhiều .(3) . và các enzim quang hợp. A. (1): tilacoit; (2): grana; (3): chất diệp lục. B. (1): tilacoit; (2): grana; (3): sắc tố. C. (1): grana; (2): tilacoit; (3): chất diệp lục. D. (1): stroma; (2): tilacoit; (3): sắc tố. Câu 31. Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của ADN được bảo đảm bởi A. Số lượng các liên kết hydro hình thành giữa các bazơ nitric của 2 mạch. B. Liên kết giữa các bazơ nitric và đường deoxyribo. C. Các liên kết photphodieste giữa các nucleotit trong chuỗi polinucleotit. D. Sự kết hợp của ADN với protein histon trong cấu trúc sợi nhiễm sắc. Câu 32. Tế bào chất là gì? A. Là vùng nằm giữa nhân và màng sinh chất. B. Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân, gồm 2 thành phần chính là bào tương và riboxom. Ôn tập Sinh học 10 – Phạm Thành Nhân 3 C. Là vùng nằm phía ngoài cùng của tế bào gồm có các hạt dự trữ, bào tương và riboxom. D. Không được bao bọc bởi lớp màng, chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Câu 33. Trong tế bào, cấu trúc có chức năng tổng hợp protein là A. riboxom. B. lưới nội chất. C. nhân. D. nhân con. Câu 34. Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào cơ tim. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào bạch cầu. Câu 35. Đơn vị cấu trúc cơ bản của chuỗi polipeptit là A. ribonucleotit. B. glucôzơ. C. nucleotit. D. axit amin. Câu 36. Cấu tạo của bộ máy Gôngi bao gồm A. các thể hình cầu có màng kép bao bọc. B. các ống rãnh xếp chồng lên nhau và thông với nhau. C. các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau. D. các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại. Câu 37. Điều nào sau đây không đúng khi nói về màng sinh chất? A. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy, tế bào có thể thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài. B. Màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là photpholipit và protein. C. Trên màng sinh chất có nhiều loại protein thực hiện các chức năng khác nhau như vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết. D. Màng sinh chất có cấu trúc chủ yếu là phân tử protein. Câu 38. Số axit amin có trong cơ thể sinh vật là A. 20 B. 15 C. 13 D. 10 Câu 39. Các loại axit amin khác nhau được phân biệt dựa vào yếu tố nào sau đây ? A. nhóm amin. B. nhóm cacboxyl. C. Gốc –R. D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 40. Tính đa dạng của protein được qui định bởi A. nhóm amin của các axit amin. B. nhóm –R của các axit amin. C. liên kết peptit D. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein. Câu 41. Điểm giống nhau của protein bậc 1, protein bậc 2 và protein bậc 3 là A. chuỗi polipeptit dạng mạch thẳng. B. chuỗi polipeptit xoắn lò xo hay gấp lại. C. chỉ có cấu trúc 1 chuỗi polipeptit. D. chuỗi polipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu. Câu 42. Loại protein nào sau đây không chứa liên kết hydro ? A. Protein bậc 1. B. Protein bậc 2. C. Protein bậc 3. D. Protein bậc 4. Câu 43. Axit có trong cấu trúc đơn phân của ADN là A. axit photphoric B. axit clohydric C. axit sunfuaric D. axit nitric Câu 44. Số loại ARN có trong tế bào là A. 2 loại. B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 45. Câu nào sau đây sai A. ADN và ARN đều là các đại phân tử. B. Trong tế bào có 2 loại axit nucleic là ADN và ARN C. Kích thước phân tử của ARN lớn hơn ADN. D. Đơn phân của ADN và ARN đều gồm có đường, axit, bazơ nitơ. Câu 46. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ? A. Có kích thước nhỏ. B. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, LNC C. Không có chứa phân tử ADN. D. Nhân chưa có màng bao bọc. Ôn tập Sinh học 10 – Phạm Thành Nhân 4 Câu 47. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn? A. Màng sinh chất B. Mạng lưới nội chất C. Vỏ nhày D. Lông, roi Câu 48. Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây? A. Vỏ nhày. B. Màng sinh chất. C. Thành tế bào. D. Tế bào chất. Câu 49. Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn : vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm dựa vào yếu tố nào sau đây? A. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân. B. Cấu trúc của plasmit. C. Số lượng NST tronh nhân hoặc vùng nhân. D. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế nào. Câu 50. Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi: A. Màng sinh chất B. Tế bào chất C. Vùng nhân D. Riboxom Câu 51. Tế bào nhân chuẩn không có ở: A. động vật B. thực vật C. người D. vi khuẩn Câu 52. Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân tế bào? A. Chất dịch nhân B. Nhân con C. Bộ máy Gôngi D. Chất nhiễm sắc. Câu 53. Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào động vật? A. Không bào. B. Thành xenlulozo C. Lục lạp D. Ti thể Câu 54. Thành phần có thể tìm thấy trong ti thể là A. axit deoxyribonucleic B. protein C. axit photphoric D. peptidoglican Câu 55. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là: A. có chứa sắc tố quang hợp. B. có chứa nhiều enzim hô hấp. C. được bao bọc bởi lớp màng kép. D. có chứa nhiều phân tử ATP. Câu 56. Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là A. lưới nội chất B. chất nhiễm sắc C. khung xương tế bào D. màng sinh chất Câu 57. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt? A. Oxy hóa chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào. B. Tổng hợp các chất bài tiết. C. Tổng hợp polisaccaric cho tế bào. D. Tổng hợp protein. Câu 58. Loại bào quan nào dưới đây chỉ được bao bọc bởi một lớp màng? A. Ti thể B. Lục lạp C. Bộ máy Gôngi D. Lizoxom Câu 59. Loại tế bào nào sau đây có chứa nhiều lizoxom nhất? A. Tế bào cơ B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào thần kinh Câu 60. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử cholesteron có tác dụng A. tạo ra tính cứng rắn cho màng B. làm tăng độ ẩm của màng C. bảo vệ màng D. hình thành cấu trúc bền vững cho màng. Câu 61. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về màng sinh chất? A. Có thành phần chủ yếu bằng xenlulozo. B. Chỉ có trong tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật. C. Được cấu tạo bởi hai lớp photpholipit và các phân tử protein. D. Tạo hình cứng chắc để bảo vệ tế bào. Ôn tập Sinh học 10 – Phạm Thành Nhân 5 Câu 62. Ở tế bào thực vật, thành tế bào thực vật còn thực hiện chức năng nào sau đây? A. Tích lũy chất dự trữ cho tế bào. B. Hấp thu ánh sáng để tiến hành quang hợp. C. Oxy hóa chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào. D. Bảo vệ tế bào. Câu 63. Điều nào dưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển. B. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Tuân theo qui luật khuếch tán. D. Chỉ xảy ra ở động vật, không xảy ra ở thực vật. Câu 64. Thẩm thấu là A. sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng. B. sự khuếch tán của các phân tử đường qua màng. C. sự di chuyển của các ion quan màng. D. sự khuếch tán của phân tử nước qua màng. Câu 65. Hình thức vận chuyển chất có sự biến dạng màng sinh chất là A. khuếch tán B. thụ động C. Thực bào D. Tích cực Câu 66. Chất nào sau đây được khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit A. O 2 , H 2 O B. CO 2 , H 2 O C. Glucozo, H 2 O D. O 2 , lipit Câu 67. Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP? A. Bazơ nitơ B. Đường C. Nhóm photphat D. Protein Câu 68. Loại bazơ nitơ có trong phân tử ATP là A. Adenin B. Timin C. Guanin D. Xitozin Câu 69. Năng lượng của ATP được tích lũy ở A. cả 3 nhóm photphat B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường C. 2 liên kết photphat ở ngoài cùng D. chỉ một liên kết photphat ngoài cùng Câu 70. Enzim có bản chất là A. polisaccarit B. protein C. monosaccarit D. photpholipit Câu 71. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Enzim là chất xúc tác sinh học. B. Enzim được cấu tạo từ đisaccarit C. Enzim bị biến đổi sau phản ứng. D. Ở động vật, enzim do các tuyến tiết ra. Câu 72. Cơ chất là A. chất tham gia cấu tạo enzim B. sản phẩm tạo ra từ phản ứng do enzim xúc tác B. chất tham gia phàn ứng do enzim xúc tác. D. chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại. Câu 73. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzim lên các phản ứng là A. tạo ra các sản phẩm trung gian B. tạo ra phức hợp enzim – cơ chất C. tạo sản phẩm cuối cùng D. giải phóng enzim khỏi cơ chất Câu 74. Enzim có đặc tính nào sau đây? A. Tính đa dạng B. Tính chuyên hóa C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yêu Câu 75. Enzim nào sau đây hoạt động trong môi trường axit? A. Amilaza B. Pepsin C. Saccaraza D. Mantaza Ôn tập Sinh học 10 – Phạm Thành Nhân 6 . CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 10 Câu 1. Đặc điểm cấu trúc bậc 1 của prôtêin? A. Prôtêin được cấu tạo theo. bào. D. Có nhiều loại enzim, phân hủy các chất độc hại đối với tế bào. Câu 10. Thành phần hóa học chủ yếu của ribôxôm gồm A. ADN và rARN. B. prôtêin và