Ngày soạn :………………… Ngày dạy:………………… Tiết 1 Vẽ trang trí TRANG TRÍ QUẠT GIẤY A.MỤC TIÊU BÀI DAY 1.Kiến thức : hs hiểu biết về ý nghĩa và cách trang trí quạt giấy, 2.Kỹ năng: Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy. Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do. 3.Thái độ : Học sinh yêu quý nét nghệ thuật trang trí của cha ông. B.PHƯƠNG PHÁP -Quan sát vấn đáp trực quan. -Luyện tập , thực hành C.CHUẨN BỊ 1) Gv: -Bộ đồ dùng dạy học MT 8; -Tranh trang trí quạt giấy phóng to ; - Quạt thật ; - Bài vẽ của học sinh lớp trước ; 2) Hs:- Quạt giấy thật màu sáng - Giấy , chì , màu , tẩy D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I.ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II.Kiểm tra bài cũ : III. Bài mới : (38') : Đồ vật được yêu mến không chỉ vì chúng có giá trị sử dụng mà vì chúng còn được trang trí đẹp mắt . Chẳng hạn như quạt giấy (gv đưa quạt ra) đây là đồ vật có từ thời xưa cho đến ngày nay vẫn đang đựơc yêu chuộng.(gv ghi bảng) Hoạt động 1 : Quan sát - nhận xét ? Quạt giấy dùng để làm gì - GV cho học sinh xem các loại quạt giấy có hình dáng khác nhau ? Em hãy cho biết những chiếc quạt sau có hình dáng như thế nào ?Màu sắc của quạt giấy như thế nào -GV kết luận: Như vậy quạt giấy có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng . - Dùng trong đời sống hằng ngày, dùng để biểu diễn nghệ thuật và dùng để trang trí - Hình dáng : phong phú, đa dạng: hình tròn, hình tam giác - Nền tối thì màu sáng, nền sáng thì màu trầm, Gam màu hài hoà đẹp mắt. Hoạt động 2 : Cách trang trí quạt giấy -GV tiếp tục cho học sinh xem các loại quạt giấy ? Những chiếc quạt sau được trang trí theo nguyên tắc nào, sử dụng những hoạ tiết gì ? Nêu các bước cơ bản của một bài vẽ trang trí GV cho HS xem một số bài vẽ của học sinh năm trước GV kết luận bổ sung. -Trang trí đối xứng qua trục, và trang trí tự do - Hoạ tiết hoa lá, hình mảng kỷ hà, các con vật . * Các bước: Bước 1: Tìm bố cục Bước 2: Vẽ hoạ tiết Bước 3: Tô Màu Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu - Vẽ trang trí một quạt giấy mà em thích trên giấy A4 - Màu sáp hoặc bút dạ IV- Đánh giá - Củng cố:(4') - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt - Yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục đường nét, hình vẽ màu sắc - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. V- Dặn dò:(2') - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà - Chuẩn bị bài 2 - sơ lược về mĩ thuật thời Lê, trong đó tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội thời Lê, gồm mấy loại hình nghệ thuật ; Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… … Ngày soạn:……………… Ngày dạy:…………………. Tiết 2 : Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ (Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) A. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức : HS hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê - thời kì hưng thịnh nhất của mĩ thuật Việt Nam 2.Kỹ năng : HS nắm bắt đặc điểm mĩ thuật thời Lê, phân biệt MT thời Lê với các thời khác 3.Thái độ : HS yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá- dân tộc B. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp -thảo luận nhóm, vấn đáp - trực quan C. CHUẨN BỊ 1.GV: - Tài liệu tham khảo"Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học " của Chu Quang Trứ-Phạm Thị Chỉnh -Nguyễn Thái Lai - Tranh ảnh Chùa Bút Tháp, Tháp chuông, Chùa Keo, Tượng "Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" - Đồ dùng mĩ thuật 8 2. HS: -Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I-ổn định tổ chức(1') : Kiểm tra sĩ số II- Kiểm tra bài cũ(2') : Nhận xét một số bài trang trí quạt giấy III- Bài mới (35'): Mĩ thuật thời Lê là sự nối tiếp MT thời Trần,nhưng có nhiều nét phong phú hơn. Chúng ta sẽ có dịp làm quen với những công trìnhkiến trúc đồ sộ, những mô hình chạm khắc tinh tế và sáng tạo và vì thế mĩ thuật thời Lê có những điểm đặc biệt mà mĩ thuật Lý - Trần không thể nào có được. Hoạt động 1: I- Bối cảnh xã hội ? Nhà Lê ra đời bắt đầu từ sự kiện nào ? Tình hình xã hội thời Lê được phản ánh như thế nào ? Nhận xét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn này Lê Lợi thắng quân Minh xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập hoàn thiện *Tình hình KT-XH: sử dụng chính sách kinh tế , quân sự chính trị ngoại giao văn hoá tích cực tiến bộ tạo nên xã hội thái bình thịnh trị. -Tuy chị ảnh hưởng của Nho giáo và văn hoá Trung Hoa, nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt được những đỉnh cao mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt động 2 : Vài nét về mĩ thuật thời Lê ? Mĩ thuật thời Lê đã phát triển như thế nào? Những nét cơ bản trong nghệ thuật ,kiến trúc thời Lê -GV cho HS xem những công trình kiến trúc đẹp ? Kể tên những công trình kiến trúc Tôn giáo của Mĩ thuật thời Lê ? Các tác phẩm điêu khắc và chạm khắc thường được gắn với loại hình nghệ thuật nào ? Nghệ thuật điêu khắc thời Lê phát triển ra sao ? Vì sao người ta phải chạm khắc trang trí ?Kể tên những bức chạm khắc nổi tiếng của nghệ thuật thời Lê ?Nêu những đặc điểm của nghệ thuật gốm thời Lê ? Người ta sử dụng những hoạ tiết gì Kết luận: Gốm thời Lê mang đậm nét dân gian - Kế thừa tinh hoa của mĩ mĩ thuật Lý Trần vừa giàu tính dân gian như điêu khắc chạm khắc và đồ gốm 1. Kiến trúc: a)Kiến trúc cung đình : - Thành Thăng Long xây dựng nhiều công trình tiêu biểu:Kính Thiên , Cần Chánh, Vạn Thọ, Đình Quảng Văn, Cầu Ngoạn Thiềm; -khu điện Lam Kinh: xây dựng theo thế đất tựa núi nhìn sông, bốn bề non xanh nước biếc, rừng rậm bao quanh b)Kiến trúc Tôn giáo: -Xây dựng trường học, đền thờ, miều thờ -Chùa Keo(Thái Bình) ; Chùa Mía(Hà Tây) -Chùa Bút Tháp(Bắc Ninh); Chùa Chúc Thánh(HN) 2. Điêu khắc và chạm khắc trang trí a)Điêu khắc : Các pho tượng bằng đá tạc người,lân tê giác ngựa - Tượng Rồng tạc ở bậc điện Kính Thiên dài 9m, khối hình tròn đầu Rồng có bờm tóc uốn mượt phủ sau gáy, có sừng và tai nhỏ -Tượng phật bằng gỗ như tượng "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay"(Chùa Bút Tháp) "Phật nhập nát bàn "(Chùa Phổ Minh) b)Chạm khắc trang trí : - Chạm khắc trên bia đá đền miếu, chùa chiền, nét uốn lượn sắc sảo mượt mà uyển chuyển(uống rượu, đánh cờ, chọi gà .) 3. Nghệ thuật Gốm -Phong phú, tinh tế và sắc sảo: Gốm men ngọc, gốm hoa nâu hoa lam phủ men trắng, vẽ trang trí bằng men xanh *Hoa văn: Hoa lá, sóng nước mây, con vật IV. Củng cố: (5') ? Kể tên những công trình kiến trúc thời Lê ? Vì sao đến thời Lê điêu khắc chạm khắc đều phát triển mạnh mẽ -GV kết luận bổ sung V. Dặn dò:(2') - Học thuộc bài cũ - Chuẩn bị sưu tầm tranh phong cảnh mùa hè -Bút chì , màu tẩy Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………… Ngày soạn : ………………… Ngày dạy: …………………. Tiết 3: Vẽ tranh ĐỀ TÀI PHONG CẢNH MÙA HÈ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu về đề tài phong cảnh mùa hè 2. Kỹ năng: HS vẽ được một tranh phong cảnh mùa hè theo ý thích 3. Thái độ : HS yêu mến phong cảnh quê hương B. Phương pháp: - Quan sát- vấn đáp -trực quan - Luyện tập - thực hành C. Chuẩn bị : 1 GV: Tranh mĩ thuật ĐDDH8 - Các bước vẽ tranh phong cảnh mùa hè - Bài mẫu của học sinh lớp trước 2. Giấy, chì, màu, tẩy D. Tiến hành I- ổn định tổ chức:(1') Hát 1 bài "Tiếng ve gọi hè" II-Kiểm tra bài cũ(4') ? Kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê ? Trình bày đôi nét về nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí, và nghệ thuật gốm III- Bài mới (34') Mùa hè thường tạo cho chúng ta cảm giác nghỉ ngơi thoải mái, sau một năm học căng thẳng. Các em có thể đi du lịch, thăm viếng những cảnh quan đẹp của quê hương, đất nước. Hôm nay chúng ta sẽ thể hiện bằng những nét vẽ kể lại cho bạn bè cùng biết. Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài -GV cho HS xem những bức tranh phong cảnh thiên nhiên mùa hè ? Đây là phong cảnh thiên nhiên miền quê nào ? Phong cảnh mùa hè ở nông thôn có -Đây là phong cảnh ở nông thôn và ở thành phố -Phong cảnh mỗi vùng miền đều khác nhau và thay đổi theo thời gian - Nội dung: Phong phú, đa dạng , vẽ về giống với thành phố không ? Trình bày nội dung của những bức tranh trên ? Bố cục của những bức tranh trên như thế nào ? Hình vẽ và màu sắc ra sao -GV cho HS xem những bức tranh mẫu cảnh núi non, sông nước, cảnh sinh hoạt của miền quê - Bố cục chặt chẽ, hợp lí -Hình vẽ mềm mại, màu sắc tươi tắn, mang đậm nét riêng của mỗi miền quê. Hoạt động 2 : Cách vẽ ? Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh phong cảnh ? GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh mùa hè -GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ B1- Tìm bố cục B2- Vẽ hình B3-Vẽ màu Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu - Vẽ trang trí một bức tranh phong cảnh mùa hè -Kích thước: 18x25 cm - Chất liệu: Tuỳ ý IV- Đánh giá - Củng cố:(4') - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt - Yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục đường nét, hình vẽ, màu sắc - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. V.Dặn dò : (2') -Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà - Chuẩn bị bài 4 - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh - ảnh chụp các chậu cảnh - Giấy, chì, màu, tẩy Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………… Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 4 : vẽ trang trí TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh 2. Kỹ năng : Biết cách tạo dáng và trang trí một hoặc một số chậu cảnh đơn giản 3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu, những tác phẩm nghệ thuật của cha ông. B. PHƯƠNG PHÁP -Quan sát, vấn đáp, trực quan -Luyện tập, thực hành C.CHUẨN BỊ 1.GV:- Một số chậu cảnh đẹp, màu sắc hài hoà, hoạ tiết rõ ràng - đồ dùng cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. HS :- Sưu tầm tranh ảnh của các chậu cảnh - Giấy, chì, màu, tẩy D.TIẾN HÀNH I.ổn định tổ chức (1'): II.Kiểm tra bài cũ (2'): Thu và nhận xét bài "vẽ tranh phong cảnh mùa hè" III.Bài mới (36'): Chậu cảnh có từ rất lâu và thịnh hành vào những năm 80 của thế kỷ XX. Ngày nay nó đang được ưa chuộng trên toàn đất nước. Chậu cảnh có rất nhiều hình dáng đẹp và trang trí nhiều cách tinh tế. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 :Quan sát - nhận xét - GV cho HS xem một số chậu cảnh có hình dáng khác nhau ? Hãy cho biết hình dáng của các chậu cảnh như thế nào ? Cách trang trí của các chậu cảnh như thế nào( ?Về bố cục, cách sứp xếp hoạ tiết trên chậu cảnh ?hoạ tiết trên chậu cảnh như thế nào ?màu sắc của chậu cảnh ra sao - GV cho hs xem một số bài trang trí mẫu - GV kết luận, bổ sung -Hình dáng: phong phú, đa dạng. To nhỏ rộng hẹp, cao thấp khác nhau - Bố cục chặt chẽ có trọng tâm - Hoạ tiết đa dạng tinh tế -Màu sắc hài hoà làm nổi bật chậu cảnh cần trang trí * Mỗi chậu cảnh đều có một cách trang trí riêng tạo nên đặc trưng cho nó đồng thời phù hợp với mục đích sử dụng. Hoạt động 2 : Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh ? Trước khi trang trí chậu cảnh ta phải làm gì ?Trình bày cách tạo dáng chậu cảnh ?Nêu các bước của bài vẽ trang trí -GV cho học sinh xem một số bài trang trí chậu cảnh của học sinh lớp trước 1. Tạo dáng B1-Tìm chu vi của chậu cảnh (Hình vuông, hình tròn, hình tam giác ) B2- Kẻ trục đối xứng B3- Phác hình B4- Vẽ hình chi tiết 2. Trang trí B1- Tìm bố cục B2- Vẽ hoạ tiết B3- Tô màu Hoạt động 3 : Thực hành -GV ra bài tập, HS thực hành - Gv ra yêu cầu thi vẽ nhanh vẽ đẹp giữa 4 nhóm - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Mỗi nhóm chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để chấm trong tiết học -Tạo dáng và trang trí một chậu cảnh - Giấy A4 - Màu : Sáp, nước IV.Củng cố - Đánh giá (4'): - GV thu một só bài vẽ của học sinh( 4-5) bài, yêu cầu hs nhận xét về bố cục, hình dáng, màu sắc của chậu cảnh. - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa được. V.Dặn dò (2'): - Hoàn thành bài vẽ ở nhà -Chuẩn bị bài 5 : Sưu tầm các công trình mĩ thuật thời Lê( Có bao nhiêu loại hình nghệ thuật, đặc điểm của mỗi loại hình nghệ thuật đó?) Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………… . hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những. IV- Đánh giá - Củng cố:(4') - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt - Yêu cầu học sinh nhận xét về bố