CD 6 Ôn tập học kì 1 2010- 2011

2 333 0
CD 6 Ôn tập học kì 1 2010- 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Bàn Long Ôn tập HK1 GDCD 6 – Năm học 2010 -2011 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN: GDCD 6 Câu 1: Lịch sự là gì? Tế nhị là gì? Em sẽ ứng xử như thế nào khi bạn A nói xấu bạn B với em? (B là người tốt) * Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định chung của đạo đức và xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. * Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là người có văn hóa. * Ứng xử: (gợi ý) - Em khuyên bạn không nên nói xấu người khác vì như vậy là thiếu lịch sự, làm cho bạn bè dễ bị hiểu lầm nhau. - … Câu 2: Tôn trọng kỉ luật là gì? Nêu ý nghĩa? Kể 4 việc làm thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của bản thân? * Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành quy định chung của tập thể, các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở sự chấp hành sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp… *Ý nghĩa: nếu mọi người tôn trong kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. *Kể 4 việc: (HS có thể kể các ý dưới đây hoặc tự đưa ra) -Ngủ dậy đúng giờ. -Hoàn thành công việc gia đình -Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học. -Vào lớp, chú ý nghe giảng bài. -Không ăn quà vặt trong giờ học. - … Câu 3: Biết ơn là gì? Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn? Để thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ em thấy mình cần phải làm gì? *Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. *Ý nghĩa: Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. * Để thể hiện lòng biết ơn với ông bà cha mẹ: Em phải kính trọng, biết ơn vâng lời, không làm điều gì sai trái làm cho ông bà cha mẹ buồn, cố gắng chăm ngoan học giỏi. - …. Câu 4: Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? *Em không đồng ý với ý kiến trên, vì tôn trọng kỉ luật sẽ giúp cho gia đình, nhà trường và xã hội có nề nếp, kỉ cương, thể hiện được lối sống văn hóa của mỗi người. * … Câu 5: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Cho ví dụ. *Siêng năng: là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường siêng, điều đặn. *Kiên trì: là quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn gian khổ. *Ví dụ: -Mỗi buổi sáng sớm em dậy tập thể dục. -Gặp bài toán khó, em quyết tâm giải cho được không bỏ dỡ giữa chừng. -Chăm lo việc nhà, không bỏ dở công việc. -Làm đầy đủ các bài tập mà thầy cô yêu cầu về nhà làm. - …. Câu 6: Thiên nhiên bao gồm những gì? Theo em vì sao con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? *Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động – thực vật…. *Con người phải yêu quý, bảo vệ thiên nhiên vì: -Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Con người muốn sống thì phải khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, con người đã tàn phá thiên nhiên. Hậu quả con người phải gánh chịu là môi trường bị tàn phá, bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái. Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên thì con người mới có cuộc sống bền vững và tốt đẹp. - … Câu 7: Cho tình huống sau: Do mâu thuẩn cá nhân, An đã đánh Bình bị thương nhẹ. Khi bị đưa ra xử lý kỉ luật, An cương quyết không nhận lỗi mà còn vô lễ với giáo viên? - 1 - Trường THCS Bàn Long Ôn tập HK1 GDCD 6 – Năm học 2010 -2011 Hỏi: 1/ Hãy nhận xét cử chỉ, hành vi của An? 2/ Là người chứng kiến sự việc xảy ra, em sẽ làm gì? 3/ Qua tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Trả lời: (gợi ý) 1. Cử chỉ và hành vi của An là thiếu lịch sự, tế nhị. An đã xâm phạm đến thân thể của người khác. An là người thiếu tôn trọng kỉ luật của nhà trường. Là học sinh thiếu lễ độ, không tôn trọng thầy cô. 2. Em sẽ can ngăn không để An đánh Bình, giải thích cho 2 bạn hiểu để tránh hiểu lầm. 3. Phải nên lịch sự với mọi người, không nên to tiếng, cãi nhau. Câu 8: Cho tình huống sau: Nhà trường tổ chức tham quan phong cảnh thiên nhiên. Trong khi các bạn của Sơn đi tập trung với nhau ở nơi quy định thì một mình sơn đi chơi nơi khác: leo núi, trèo cây…đến giờ về thì không thấy Sơn ở đâu, cả lớp đi tìm, cuối cùng thấy Sơn đang đứng dưới một thác nước. Hỏi: 1/ Hành vi của Sơn thể hiện Sơn là người như thế nào? 2/ Theo em, điều gì sẽ xảy ra khi Sơn đi chơi một mình trong lúc tham quan? 3/ Nếu em là Sơn, em sẽ làm gì? Trả lời: 1.Hành vi của Sơn thể hiện Sơn là người không tôn trọng kỉ luật. 2.Sơn có thể gặp nguy hiểm như: bị trượt chân, bị té rơi xuống thác nước, bị lạc đường về…. 3.Nếu em là Sơn, em sẽ đi chung với các bạn, có sự hướng dẫn của thầy cô để được an toàn, không làm phiền đến người khác. Câu 9: Cho tình huống sau: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp.Một hôm đi học về Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: “Cháu muốn gặp ai?”.Bạn Thanh dừng lại trả lời: “Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?” Hỏi: 1/ Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi như vậy? 2/ Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh? 3/ Nếu em là Thanh em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ? Trả lời: (gợi ý) 1. Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại vì không biết bạn Thanh là ai. 2. Cử chỉ và cách trả lời của bạn thanh là thiếu lễ độ và bạn Thanh có tính ỷ lại là con của giám đốc. 3. Nếu em là Thanh, em sẽ nói “Chú ơi! Cháu muốn vào gặp mẹ cháu, nhờ chú giúp dùm” Câu 10: Cho tình huống sau: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. Hỏi: 1/ Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử nào? ( Nêu ít nhất 3 cách) 2/ Nêu em là Quân em sẽ chọn cách nào? Vì sao? Trả lời: 1. Các cách ứng xử: (gợi ý) • Cùng các bạn tự ý bỏ học để đi tập đá bóng. • Đến xin phép thầy cô cho nghỉ học một buổi. • Khuyên các bạn không nên bỏ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ học. • Báo cáo với thầy cô về ý định của các bạn. 2. Em khuyên các bạn không nên bỏ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ vì như vậy mình sẽ không bị mất bài và thể hiện là người có tính kỉ luật. (phần tình huống từ câu 7→ 10 thì trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, học sinh có thể diễn đạt theo ý của mình nhưng phải đảm bảo được nội dung) - 2 - . Trường THCS Bàn Long Ôn tập HK1 GDCD 6 – Năm học 2 010 -2 011 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN: GDCD 6 Câu 1: Lịch sự là gì? Tế nhị là gì? Em sẽ ứng. luật, An cương quyết không nhận lỗi mà còn vô lễ với giáo viên? - 1 - Trường THCS Bàn Long Ôn tập HK1 GDCD 6 – Năm học 2 010 -2 011 Hỏi: 1/ Hãy nhận xét cử

Ngày đăng: 26/10/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan