Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định Trường THPT Lý Tự Trọng. ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 10 nâng cao Năm học: 2009-2010. Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề). PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 3đ) Câu 1: Nền Văn học Việt Nam do mấy bộ phận hợp thành? A. Một B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 2: Thể loại nào tập trung giải thích sự hình thành vũ trụ và con người? A. Thần thoại, sử thi thần thoại. C. Cổ tích thần kỳ. B. Truyền thuyết. D. Truyện thơ. Câu 3: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng bản chất của người anh hùng Đăm- Săn? A. Trọng danh dự bản thân, thị tộc. B. Tha thiết với cuộc sống của cộng đồng. C. Đặt danh dự bản thân, thị tộc lên trên hết, tha thiết với cuộc sống hạnh phúc của cộng đồng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Hình ảnh ngọc trai- giếng nước thể hiện tình yêu chung thủy của Mỵ Châu- Trọng Thuỷ, đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Anh (chị) suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm ? A. Từ cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. B. Ở hiền gặp lành. C. Đó là con đường đấu tranh quyết liệt. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Hệ thống tư tưởng nào ảnh hưởng nhiều nhất trong văn học dân gian Việt Nam? A. Nho giáo B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo. Câu 7: Tư tưởng yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện nổi bật nhất ở giai đoạn nào? A. Từ thế kỉ X- XIV. B. Từ thế kỉ XV-XVII. C. Từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. D. Nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 8: Thành tựu văn học chữ Nôm bắt đầu được ghi nhận ở tác giả nào? A. Nguyễn Thuyên. B. Nguyễn Dữ. C. Nguyễn Du. D.Nguyễn Trãi. Câu 9: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: Cảnh ngày hè gợi ra điều gì? A. Sự tươi trẻ, trong lành. C. Sự dào dạt, sâu lắng. B. Sự tươi trẻ, đầy sức sống. D. Sự buồn bã, âm u. Câu 10: Nhan đề bài thơ Nhàn được hiểu theo nghĩa: A. Cuộc sống nhàn nhã B. Cuộc sống yên ổn. C. Cuộc sống không chút lo toan. D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng danh lợi. Câu 11: Câu ca dao: Thuyền về có nhớ bến chăng?- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh . B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Đề 1 Câu 12: Đặc trưng nào không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? A. Tính cụ thể. B. Tính cảm xúc. C. Tính cá thể. D. Tính thẩm mĩ. PHẦN HAI: TỰ LUẬN(7đ). 1.(2đ) Hãy phân tích hai câu thơ sau để thấy được ước mơ rất đẹp của Nguyễn Trãi: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ, khắp đòi phương. (Trích: “Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi). 2.(5đ). Cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ: “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Hết. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định Trường THPT Lý Tự Trọng. ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 10 nâng cao Năm học: 2009-2010. Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề). PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 3đ) Câu 1: Anh (chị) suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm ? A. Ở hiền gặp lành. B. Cả A, B, C đều đúng C. Từ cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. .D. Đó là con đường đấu tranh quyết liệt. Câu 2: Hệ thống tư tưởng nào ảnh hưởng nhiều nhất trong văn học dân gian Việt Nam? A. Đạo giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo D. Hồi giáo. Câu 3: Câu ca dao: Thuyền về có nhớ bến chăng?- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ. B. Nhân hoá. C. Hoán dụ. D. So sánh Câu 4: Đặc trưng nào không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? A. Tính cảm xúc. B. Tính cá thể. C. Tính cụ thể. D. Tính thẩm mĩ. Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng bản chất của người anh hùng Đăm-Săn? A. Tha thiết với cuộc sống của cộng đồng. B. Trọng danh dự bản thân, thị tộc. C. Đặt danh dự bản thân, thị tộc lên trên hết, tha thiết với cuộc sống hạnh phúc của cộng đồng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Hình ảnh ngọc trai- giếng nước thể hiện tình yêu chung thủy của Mỵ Châu- Trọng Thuỷ, đúng hay sai? A. Sai. B. Đúng. Câu 7: Nền Văn học Việt Nam do mấy bộ phận hợp thành? A. Ba. B. Hai. C. Bốn. D. Một Câu 8: Thể loại nào tập trung giải thích sự hình thành vũ trụ và con người? A. Thần thoại, sử thi thần thoại. B. Cổ tích thần kỳ. C. Truyện thơ. D. Truyền thuyết. Câu 9: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: Cảnh ngày hè gợi ra điều gì? A. Sự tươi trẻ, trong lành. B. Sự dào dạt, sâu lắng. C. Sự buồn bã, âm u. D. Sự tươi trẻ, đầy sức sống. Câu 10: Nhan đề bài thơ Nhàn được hiểu theo nghĩa: A. Cuộc sống yên ổn B. Cuộc sống nhàn nhã. C. Cuộc sống không chút lo toan. D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng danh lợi. Câu 11: Tư tưởng yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện nổi bật nhất ở giai đoạn nào? Đề 2 A. Từ thế kỉ X- XIV C. Từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. B. Từ thế kỉ XV-XVII D. Nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 12: Thành tựu văn học chữ Nôm bắt đầu được ghi nhận ở tác giả nào? A. Nguyễn Du B. Nguyễn Thuyên. C. Nguyễn Dữ. D.Nguyễn Trãi. PHẦN HAI: TỰ LUẬN(7đ). 1.(2đ) Hãy phân tích hai câu thơ sau để thấy được ước mơ rất đẹp của Nguyễn Trãi: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ, khắp đòi phương. (Trích: “Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi). 2.(5đ). Cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ: “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Hết. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định Trường THPT Lý Tự Trọng. ĐÁP ÁN ĐỀ THI NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO Học kỳ I- Năm học 2009-2010. PHẦN MỘT: TRẮC NGHIỆM(3đ). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A C B D B C D B D C D PHẦN HAI: TỰ LUẬN(7đ). Câu 1(2đ): Ước mơ của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ: - Giới thiệu qua tác giả, nội dung bài thơ và vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên ngày hè. - Giải thích:+ Dẽ có: nên có, đáng phải có. + Ngu cầm: cây đàn của vua Nghiêu- Thuấn-> cuộc sống thanh bình, no đủ. Ước mơ có cây đàn của vua Nghiêu- Thuấn để ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống đang hiển hiện trước mắt mình và đem lại cho nhân dân khắp chốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc => lý tưởng và niềm ưu dân ái quốc của tác giả. Câu 2 (5đ): Cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão. - Mở bài: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng: + Quê: Đường Hào- Hưng Yên. + Là một danh tướng đời Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, thích thơ văn. + Giới thiệu qua về bài thơ. - Thân bài: + Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần hai, thể hiện vẻ đẹp của chí làm trai và hào khí quân dân đời Trần. + Giải thích vì sao lại thích bài thơ? + Bài thơ gợi cho người đọc những tư tưởng, tình cảm như thế nào? . - Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ, nêu bài học cho bản thân. *BIỂU ĐIỂM: - 4-5đ: xác định được trọng tâm, đảm bảo bố cục của bài văn, có cách diễn đạt hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; có sự liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện tại và tương lai. - 2-3đ: đáp ứng được nửa yêu cầu trên, có sai sót về diễn đạt, dùng từ, lỗi chính tả nhưng không nghiêm trọng. - 1đ: chưa xác đinh trọng tâm, diễn đạt lan man, sai nhiều lỗi khác nhau, chưa đủ và rõ bố cục. - 0đ: không làm bài, bỏ giấy trắng. Hết. . Tr i trong hai câu thơ: - Gi i thi u qua tác giả, n i dung b i thơ và vẻ đẹp bức tranh thi n nhiên ngày hè. - Gi i thích :+ Dẽ có: nên có, đáng ph i có. +. thơ văn. + Gi i thi u qua về b i thơ. - Thân b i: + B i thơ ra đ i trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần hai, thể hiện vẻ đẹp của chí làm trai và hào