Trả lời 10 câu hỏi thitìmhiểu Luật thuế thunhậpcánhân Câu hỏi 1: Luật thuế thunhậpcánhân được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào? gồm mấy chương? bao nhiêu điều? có hiệu lực từ ngày nào? có những điểm gì mới so với chính sách thuế hiện hành? Trả lời: - Luật thuế TNCN được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Gồm có IV chương, 35 điều. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. - Luật thuế TNCN so với pháp lệnh thuế thunhập đối với người có thunhập cao có những điểm mới là: 1. Về đối tượng nộp thuế: cánhân kinh doanh đang nộp thuế TNDN, cánhân có thunhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cánhân có thunhập từ tiền lương, tiền công và một số thunhập cao hiện hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật Thuế TNCN. ngoài ra, có bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là cánhân có thunhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thunhập từ thừa kế quà tặng. 2. Thunhập chịu thuế được mở rộng đối với các khoản thu như: thunhập từ đầu tư vốn; thunhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản trong đó có chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở; chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; một số khoản thunhập từ thừa kế, quà tặng; thunhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino. 3. Thay việc áp dụng mức khởi điểm chịu thuế bằng quy định về giảm trừ gia cảnh và mở rộng áp dụng đối với cánhân có thunhập từ kinh doanh. 4. Người nộp thuế được trừ vào thunhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa. 5. Xác định cụ thể về thunhập tính thuế để đảm baỏi rõ ràng, dễ hiểu đặc biệt là khi xác định thunhập tính thuế đối với thunhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhâncư trú: Ngoài khoản giảm trừ gia cảnh, thunhập này còn được trừ thêm vào các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham giabảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo để được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. 6. Quy định riêng về thunhập tính thuế, biểu thuế giữa các cánhân cư trú và các cánhân không cư trú. Thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Câu hỏi 2: Tại sao lại đưa hộ kinh doanh (đang nộp thuế thunhập doanh nghiệp) sang diện chịu thuế thunhậpcá nhân? Vì sao không chuyển doanh nghiệp tư nhân đang nộp thuế thunhập doanh nghiệp sang nộp thuế thunhậpcá nhân? Nếu Đã nộp thuế thunhập doanh nghiệp thì có thu thêm thuế thunhậpcánhân không? Trả lời: - Trên thực tế hộ kinh doanh chỉ là cánhân hoặc nhóm cánhân kinh doanh nhỏ lẽ, vì vậy việc đưa đối tượng này vào diện điều chỉnh tại Luật thuế TNCN nhằm đảm bảo sự bình đẳng về chính sách thuế đối với TNCN và cũng là phù hợp với quy định của pháp luật thương mại về đăng ký kinh doanh. theo quy định của Luật thương mại thì người đứng tên đăng ký kinh doanh của hộ cũng chỉ là một cá nhân. mặt khác, nếu tiếp tục thu thuế TNDN với đối tượng này sẽ không phù hợp vì hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh 1 nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân hội đủ điều kiện về quy mô, vốn, lao động và đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, cho nên để bình đẳng với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp tư nhânphải nộp thuế TNDN theo Luật thuế TNDN. Phần thunhập còn lại thực chất là thunhập do lao động và đầu tư vốn trực tiếp của chủ doanh nghiệp, nên xét về mặt lý luận và để bình đẳng với các cổ đông trong các doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH . thì chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải nộp thuế TNCN (mức thuế suất 5% tương đương nhu đối với đầu tư vốn khác). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay hầu hết các doanh nghiệp tư nhân còn có quy mô nhỏ, vốn ít, lợi nhuận thấp; đồng thời, là một loại hình doanh nghiệp đã và đang hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; Nhà nước ta đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để đến năm 2010 cả nước có khoảng 500 ngàn doanh nghiệp (hiện nay mới có khoảng 300 ngàn doanh nghiệp). Vì vậy, Quốc hội đã biểu quyết áp dụng Luật thuế TNDN đối với doanh nghiệp tư nhân như hiện hành mà không chuyển sang thu thuế TNCN là đang phù hợp với chủ trương khuyến khích người dân trực tiếp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới. Câu hỏi 3: Những đối tượng nào phải nộp thuế thunhậpcá nhân? Những thunhập nào thuộc diện chịu thuế thunhậpcá nhân? Những thunhập nào thuộc diện được miễn chịu thuế thunhậpcá nhân? Trong điều kiện nước ta đang nằm trong nhóm nước đang phát triển có thunhập thấp, nền kinh tế chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt . liệu Luật thuế thunhậpcánhân có đảm bảo tính khả thi? Trả lời: * Đối tượng nộp thuế 1. Đối tượng nộp thuế thunhậpcánhân là cánhân cư trú có thunhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cánhân không cư trú có thunhập chịu thuế quy phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 2. Cánhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cánhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của hai điều kiện trên. * Thunhập chịu thuế Thunhập chịu thuế thunhậpcánhân gồm các loại thunhập sau đây: 1. Thunhập từ kinh doanh, bao gồm: a) Thunhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; b) Thunhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cánhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. 2. Thunhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác 2 do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; c) Tiền thù lao dưới các hình thức; d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Thunhập từ đầu tư vốn, bao gồm: a) Tiền lãi cho vay; b) Lợi tức cổ phần; c) Thunhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thunhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. 4. Thunhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: a) Thunhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; b) Thunhập từ chuyển nhượng chứng khoán; c) Thunhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 5. Thunhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thunhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; b) Thunhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; c) Thunhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; d) Các khoản thunhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. 6. Thunhập từ trúng thưởng, bao gồm: a) Trúng thưởng xổ số; b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. 7. Thunhập từ bản quyền, bao gồm: a) Thunhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; b) Thunhập từ chuyển giao công nghệ. 8. Thunhập từ nhượng quyền thương mại. 9. Thunhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 10. Thunhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này. * Thunhập được miễn thuế 1. Thunhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thunhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cánhân trong trường hợp cánhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3 3. Thunhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cánhân được Nhà nước giao đất. 4. Thunhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 5. Thunhập của hộ gia đình, cánhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thunhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cánhân được Nhà nước giao để sản xuất. 7. Thunhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 8. Thunhập từ kiều hối. 9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. 10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. 11. Thunhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. 12. Thunhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. 13. Thunhậpnhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. 14. Thunhậpnhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. * Khi nền kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, phát triển thì hệ thống pháp luật cũng đang được hoàn thiện dần để phù hợp với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu quản lý. Trong thời gian qua, khi ban hành các văn bản pháp luật nói chung, pháp luật về thuế nói riêng cũng có nhiều ý kiến băng khoăn về tính khả thi của Luật, nhưng Quốc hội vẫn quyết định ban hành, không phải chờ đến khi có đầy đủ cả các điều kiện. Thực tiễn cho thấy các văn bản pháp luật (trong đó có Luật thuế) được ban hành đã đi vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra khi ban hành và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội. Mặt khác, hiện nay chúng ta đang triển khai thực hiện chủ trương công khai, minh bạch thunhập và tài sản của cánhân nên việc thực hiện Luật thuế này buộc cánhân có thunhập chịu thuế phải kê khai thunhập tiến tới quản lý, kiểm soát thunhập dân cư. Hơn nữa, Luật thuế TNCN ra đời sẽ là một bước góp phần thúc đẩy việc ban hành các chính sách khác của nhà nước để quản lý thunhập của cá nhânmột cách đồng bộ và hệu quả như: Luật về đăng ký tài sản, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước đã thực hiện Luật thuế TNCN rất sớm từ hàng trăm năm nay, các nước Đông - Nam Á cũng đã thực hiện từ vài chục năm, khi điều kiện quản lý, kiểm soát thunhập còn sơ khai, mà không phải chờ đến khi có đủ điều kiện mới ban hành. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật QLT: thuế TNCN được kê khai, quyết toán theo năm, nếu được áp dụng từ ngày 01/01/2009 thì hết tháng 3/2010 mới quyết toán thuế. Như vậy, kể từ khi Luật được Quốc 4 hội thông qua sẽ có khoảng trên 2 năm để cơ quan Thuế, các ngành, các cấp chuẩn bị điều kiện cần thiết triển khai thực hiện. Hiện nay, Chính phủ đang tích cực triển khai các biện pháp đồng bộ để tăng cường quản lý kinh tế - xã hội, thực hiện Luật phòng chống tham nhũng: công khai thunhập và tài sản thông qua việc kê khai thu nhập, tài sản hàng năm; tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán; đặc biệt đối với thị trường tập trung (OTC); giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế; và các biện pháp khác như: chấn chỉnh công tác kinh doanh, hiện đại hoá ngành Thuế, Hải quan . Các biện pháp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Luật thuế TNCN. Câu hỏi 4: Kỳ tính thuế đối với cánhân cư trú được quy định như thế nào? Đối với cánhân không cư trú, Kỳ tính thuế được xác định như thế nào? Trả lời: * Kỳ tính thuế đối với cánhân cư trú được quy định như sau: a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thunhập từ kinh doanh; thunhập từ tiền lương, tiền công; b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thunhập áp dụng đối với thunhập từ đầu tư vốn; thunhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thunhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thunhập từ chuyển nhượng bất động sản; thunhập từ trúng thưởng; thunhập từ bản quyền; thunhập từ nhượng quyền thương mại; thunhập từ thừa kế; thunhập từ quà tặng; c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thunhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cánhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế. * Kỳ tính thuế đối với cánhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thunhập áp dụng đối với tất cảthunhập chịu thuế. Câu hỏi 5: Thunhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương bao gồm những khoản nào? Có phải mọi cánhân có thunhập từ tiền công, tiền lương đều phải nộp thuế? Trả lời: *Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; c) Tiền thù lao dưới các hình thức; d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có 5 thẩm quyền. * Cánhân có thunhập từ tiền lương, tiền công là đối tượng nộp thuế TNCN, nhưng không phải mọi cánhân có thunhập từ tiền lương, tiền công đều phải nộp thuế TNCN. Chỉ có những người có thunhập chịu thuế vượt mức giảm trừ cho bản thân là 4 trđ/tháng và mỗi người phụ thuộc là 1,6 trđ/tháng (nếu có) thì mới thuộc diện phải nộp thuế. Câu hỏi 6: Thunhập chịu thuế từ đầu tư vốn; chuyển nhượng vốn; trúng thưởng; chuyển quyền thương mại; thừa kế, quà tặng của cánhân cư trú được xác định như thế nào? Trả lời: * Thunhập chịu thuế từ đầu tư vốn 1. Thunhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thunhập từ đầu tư vốn quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. 2. Thời điểm xác định thunhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cánhân trả thunhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. * Thunhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn 1. Thunhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thunhập từ chuyển nhượng vốn. 2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thìthunhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán. 3. Thời điểm xác định thunhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này. * Thunhập chịu thuế từ trúng thưởng 1. Thunhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng. 2. Thời điểm xác định thunhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cánhân trả thunhập cho đối tượng nộp thuế. * Thunhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại 1. Thunhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thunhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại. 2. Thời điểm xác định thunhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm tổ chức, cánhân trả thunhập cho đối tượng nộp thuế. * Thunhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng 1. Thunhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh. 2. Thời điểm xác định thunhập chịu thuế được quy định như sau: a) Đối với thunhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế; b) Đối với thunhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cánhân tặng cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Câu hỏi 7: Giảm trừ gia cảnh là gì? Người phụ thuộc là gì? bao gồm những ai? Mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế và cho mỗi người phụ thuộc là bao nhiêu? Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được thực hiện như thế nào? Trả lời: * Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thunhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thunhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cánhân cư trú. * Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; 6 b) Các cánhân không có thunhập hoặc có thunhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. * Mức giảm trừ gia cảnh: a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. * Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Câu hỏi 8: Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với những loại thunhập nào và cách tính như thế nào? Những loại thunhập nào áp dụng thuế suất là 5%; 10%; 20%; 25%? Cho ví dụ? Trả lời: Biểu thuế luỹ tiến từng phần được áp dụng đối với thunhập từ kinh doanh và thunhập từ tiền lương, tiền công được quy định như sau: Bậc thuế Phần thunhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thunhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Biểu thuế quy định nhiều bậc, mỗi bậc có quy định một khoảng thunhập một thuế suất nhất định, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính riêng cho từng phần thu nhập. * Thuế suất là 5% áp dụng đối với thunhập từ đầu tư vốn, thunhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại. Ví dụ: * Thuế suất là 10% áp dụng đối với thunhập từ trúng thưởng và thunhập từ thừa kế, quà tặng. Ví dụ: * Thuế suất là 20% áp dụng đối với thunhập từ chuyển nhượng chứng khoán khi xác định được giá mua và các khoảng chi liên quan đến việc tạo ra thunhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trong trường hợp khi không xác định được giá mua và các chi phí liên quan đến việc tạo ra thunhập từ chuyển nhượng chứng khoánthì thuế suất là 0,1% trên thunhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán. Ví dụ: * Thuế suất là 20% áp dụng đối với thunhập từ chuyển nhượng bất động sản khi xác định được thunhập (giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí liên quan). Trong trường hợp khi không xác định được giá mua và các chi phí liên quan đến việc tạo ra thunhậpthì thuế thunhập là 2% trên giá bán. Câu hỏi 9: Hai vợ chồng Anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B có 2 người con dưới 18 tuổi và 1 bà mẹ trên 60 tuổi đang ở cùng gia đình. Thunhập từ tiền lương và tiền công của 7 anh A là 12.000.000đ/tháng, của chị B là 9.500.000đ/tháng. Anh chị hãy tính số tiền thuế TNCN mà anh A và chị B phải nộp. (Trong đó: chiết trừ gia cảnh 2 người con theo chị Nguyễn Thị B, và bà mẹ già theo anh Nguyễn Văn A). Trả lời: - Thunhập chịu thuế của anh Nguyễn Văn A: 12.000.000đ - (4.000.000đ + 1.600.000đ) = 6.400.000 đ Thuế TNCN phải nộp trên 1 tháng là: 5.000.000đ x 5% + 1.400.000 x 10% = 390.000 đ - Thunhập chịu thuế của chị Nguyễn thị B: 9.500.000đ – (4.000.000đ + 3.200.000đ) = 2.300.000 đ Thuế TNCN phải nộp trên 1 tháng là: 2.300.000đ x 5% = 115.000 đ Câu hỏi 10: Bạn hãy cho biết ý nghĩa của việc đóng thuế thunhậpcá nhân? Theo bạn, phải làm gì để nâng cao trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Luật thuế thunhậpcá nhân? Câu này các bạn tự trả lời nhé. __________________ 8 . doanh nghiệp tư nhân đang nộp thu thu nhập doanh nghiệp sang nộp thu thu nhập cá nhân? Nếu Đã nộp thu thu nhập doanh nghiệp thì có thu thêm thu thu. nào phải nộp thu thu nhập cá nhân? Những thu nhập nào thu c diện chịu thu thu nhập cá nhân? Những thu nhập nào thu c diện được miễn chịu thu thu nhập cá